Số phận của Bukharin

16:32 08/09/2014

"Kính gửi đồng chí Mikhail Sergeyevich Gorbachov, Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Liên Xô...

Nikolai Bukharin - Ảnh: wiki

Tôi xin đặt ra ở đây vấn đề phục hồi Đảng tịch cho người chồng quá cố của tôi, ông Nikôlai Ivanôvich. Tôi thỉnh cầu điều này không phải chỉ nhân danh riêng tôi, mà còn nhân danh Bukharin. Lúc chia tay lần cuối để đến dự hội nghị Trung ương tháng Hai và Ba năm 1937, Nikôlai Ivanovich đã linh cảm rằng ông sẽ không bao giờ trở về nữa. Cho rằng tôi còn rất trẻ, Nikôlai đã yêu cầu tôi hãy chiến đấu vì sự trong sạch của tên tuổi ông sau khi ông mất... "Hãy hứa với tôi là cô sẽ thực hiện việc ấy!" Và tôi đã hứa. "Phản bội lời thề này sẽ làm cho lương tâm tôi bứt rứt..." "

Trên đây là bức thư của bà Anna, Larina vợ của Bukharin.

Từ năm 1918 đến năm 1927, Bukharin sống ở khách sạn Metropol, bà Anna Larina, lúc ấy còn là một cô gái trẻ, cũng ở trong khách sạn ấy. Bukharin là một nhà sinh vật học, ông nghiên cứu về chim và có trình độ về hội họa. Bị cuốn hút bởi lòng yêu thiên nhiên và tính cách của con người ông, năm 1925, Anna Larina đã làm một bài thơ tỏ tình, gửi cho Bukharin.

Nikôlai Ivanovich là một nhà hoạt động cách mạng từ thời còn trai trẻ. Ông thường bận tâm về cuộc cách mạng và công cuộc cải tạo xã hội mang tính nhân đạo. Theo ông, hình như mục đích này không thể nào đạt tới được nếu như không có sự thay đổi trong bản chất con người. Không nâng cao trình độ văn hóa cho những thành phần dân chúng thấp hèn, công nhân và nông dân, những người được xem là cùng đinh trong thời kỳ trước cách mạng. Tư tưởng này ngày càng làm ông bận tâm. Thế giới mới, theo ông, phải được xây dựng, bất chấp cái giá mà nỗ lực của con người phải trả. Nhưng điều này không có nghĩa là "bằng mọi giá". Bukharin cũng thường bị dằn vặt trước những xung đột về đạo đức. Ông cũng nhìn thấy được những bề mặt bi kịch của những tư tưởng đầy quyến rũ. Ilya Ehrenburg đã viết về ông: "có những con người cực kỳ đau khổ với những tư tưởng lạc quan. Cũng có những kẻ bi quan vui vẻ. Bukharin đã chứng tỏ một sự thống nhất kỳ lạ về bản chất. Ông muốn tái tạo cuộc sống bởi vì ông yêu nó".

Giữ những chức vụ cao trong Đảng và Nhà nước (sau tháng hai năm 1917 ông là ủy viên Ban chấp hành Trung ương, Tổng biên tập báo "Sự thật", và rồi tờ Izvestia; trong nhiều thời kỳ ông là Ủy viên Bộ chính trị, và ở trong Đoàn Chủ tịch của Quốc tế Cộng sản) ông vẫn là một con người dễ gần gũi, sống động, rất thành thật, và rất bình dân.

Vào năm 1927, theo yêu cầu kiên quyết của Stalin, ông đã chuyển đến ở tại điện Kremlin. Lúc này ông thường bận rộn với những cuộc tranh luận trong nội bộ Đảng, Đại hội Đảng cũng đang được chuẩn bị, Anna Larina rất ít khi có thể gặp được Bukharin ở nhà. Sau đó một thời gian, Bukharin mới hiểu được rằng ông là mục tiêu những cuộc công kích của Stalin.

Trong những ngày đau buồn trước khi bị bắt, khi những tờ báo hàng ngày đưa tin rằng vụ án Bukharin đã xong (đây là một trò đánh lừa của Stalin), Nikôlai Ivanovich đã nhận được một lá thư chúc mừng của nhà thơ Boris Pasternak, bức thư đã làm ông cảm động. Sau đó, khi hay rằng hoàn cảnh của Bukharin rất nghiêm trọng, Pasternak lại viết cho Bukharin một lá thư vắn tắt: "sẽ không có một thế lực nào có thể bắt buộc tôi tin vào những âm mưu của anh". Pasternak cũng bày tỏ sự bối rối của mình trước những biến cố đang xảy ra trong nước. Nhận được một bức thư như thế, Bukharin phải sửng sốt trước lòng dũng cảm của nhà thơ, nhưng lại bắt đầu quan tâm hơn đến số mệnh của ông.

Vào thời điểm đó Stalin đã bộc lộ hoàn toàn bản chất tàn bạo của mình. Với Bukharin, Stalin đã từng là bạn bè trong nhiều năm, nhưng trong chiến dịch chống Trotxki và chủ nghĩa trốtxkít, Bukharin đã không hề giúp đỡ Stalin. Tất nhiên Stalin cũng hiểu được sự mỉa mai khi buộc tội Bukharin là gián điệp, phản bội. Tuy thế, điều ấy không làm cản trở ý đồ ám bại Bukharin của ông ta.

Đầu tháng 8 năm 1936, Nikôlai Ivanovich được phép đi săn ở vùng núi Pamirs. Hai tuần sau đó, ngày 19 tháng 8 bà Anna Larina đã sững sờ khi đọc báo hàng ngày, báo chí đã đưa tin về một phiên tòa xử cái gọi là một nhóm người liên kết với bọn Trôtxkit, nhóm người ấy đã "đưa ra những chứng cứ chống lại Bukharin". Chẳng bao lâu văn phòng Cao ủy thông báo việc tiến hành điều tra những cá nhân có liên quan đến phiên tòa, tất nhiên là trong đó có cả chồng của bà.

Sau đó, trong một chuyến bay từ Tasken, Bukharin mới tình cờ biết được mối nguy hiểm đang giáng xuống đầu mình. Ông nhìn vào tờ Izvestia và thấy tên mình vẫn còn đó, "Tổng biên tập N. Bukharin", ông nhún vai, không hiểu thế nào. Trở về nhà, Bukharin đã nói với vợ: "nhìn xem! Người chồng của em là một kẻ khủng bố, một tên phản bội?" Ba tháng liền sau đó, Nikôlai Ivanovich sống khổ sở trong căn phòng nhỏ ở nhà ông. Mục đích của "cuộc điều tra" và những bài giáo huấn đã trở thành rõ ràng.

Bukharin gửi cho Stalin nhiều bức thư, cố gắng chứng minh sự vô tội của ông và bác bỏ lời vu cáo. Những bản án đã được sắp xếp, và vấn đề đã ngã ngũ. Cuối cùng, có thông báo triệu tập Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng hai và ba, Bukharin quyết định không dự họp và tiến hành tuyệt thực. Có tiếng chuông gọi cửa, ba người đàn ông xuất hiện với một lệnh trục xuất ông ra khỏi gian nhà ở Kremlin. Vừa lúc ấy Stalin gọi điện cho ông: "việc gì vậy, ông Nikôlai?", "Ba người đến trục xuất tôi", "bảo chúng nó cút đi".

Ngày 16 tháng hai năm 1937, Bukharin chào tạm biệt cha, vợ và con của ông, và bắt đầu cuộc tuyệt thực. Ông trở nên gầy và xanh, hai mắt thâm quầng.

Vì nhiều lý do khác nhau, hội nghị Ban chấp hành đã hoãn lại. Rồi lại có một thông báo nói về thái độ chống Đảng của Bukharin. - Đó là cuộc tuyệt thực. Sau đó, Bukharin quyết định đến dự hội nghị, nhưng vẫn tiếp tục tuyệt thực.

Cái ngày định mệnh đã đến, Anna Larina nhớ rõ như thể nó mới xảy ra hôm qua. Đó là ngày 27 tháng hai năm 1937, hôm ấy Poskrysbyshev, thư ký của Stalin, gọi điện cho họ vào buổi tối, ông ta bảo rằng Bukharin phải báo cáo trước hội nghị. Không có gì diễn tả hết nỗi đau vò xé trái tim bà... Sau hội nghị ấy Bukharin đã không trở về nữa. Chẳng bao lâu sau đó, Anna Larina cũng bị bắt. Yuri, con của họ, lúc ấy chưa đầy một tuổi, phải sống ở một nhà trẻ.

Nikôlai Ivanovich tin tưởng mãnh liệt vào lý tưởng của cách mạng tháng Mười.

Ông hy vọng rằng thời kỳ đen tối của đất nước sẽ qua đi, nhường chỗ cho một nền đạo đức trong sáng và công lý. Vì thế ông đã viết một bức thư gửi "những nhà lãnh đạo tương lai của Đảng". Sợ bị lục soát, ông yêu cầu vợ phải học thuộc lòng. Sau khi biết chắc bà đã nhớ nằm lòng, ông liền hủy bức thư ấy đi. Trong suốt những năm bị cầm tù Anna đọc đi đọc lại những câu này như một bài kinh cầu nguyện:

"Tôi đang từ giã cuộc đời. Không phải là tôi cúi đầu trước lưỡi gươm vô sản mà chính tôi đang khuất phục trước sự săn đuổi. Tôi đang cảm thấy bất lực trước một guồng máy khủng khiếp, với sức mạnh khổng lồ, với những phương pháp của thời Trung cổ, để tạo ra một sự vu cáo có sắp xếp và tiến hành việc ấy một cách tự tin...

"Bất cứ một Đảng viên, một ủy viên Ban chấp hành Trung ương nào... Cũng đều có thể bị nghiền nát, bị tuyên bố là kẻ phản bội, quân khủng bố, kẻ phá hoại về gián điệp. Và nếu Stalin nghi ngờ lòng trung thành của mình, việc xác minh cũng sẽ được tiến hành lập tức.

"Tôi vào Đảng từ hồi mười tám tuổi và mục đích của đời tôi luôn luôn là sự đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp công nhân, cho sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Bây giờ, tờ báo mang cái tên thiêng liêng là "Sự thật" (Pravda) đang đăng tải một điều dối trá đê tiện rằng tôi, Nikôlai Bukharin, muốn phá hoại những thành quả của cách mạng Tháng Mười và tái lập chủ nghĩa tư bản...

"Tôi xin nói với các đồng chí, những người lãnh đạo tương lai của Đảng, những người có nhiệm vụ lịch sử là mở tấm màn tội lỗi đang trở thành ngày càng khủng khiếp trong những ngày kinh hoàng này, chúng đang lan ra như một đám cháy và bao trùm lên toàn Đảng. Tôi đang phát biểu với tất cả các đồng chí đảng viên. Trong những ngày này, có lẽ cũng là những ngày cuối cùng của đời tôi, tôi tin rằng sớm muộn gì rồi bộ lọc của lịch sử cũng sẽ tất yếu rửa sạch vết bẩn cho tôi, Tôi chưa bao giờ là một kẻ phản bội...

"Các đồng chí nên hiểu rằng trong câu khẩu hiệu mà các đồng chí sẽ mang theo trong cuộc diễu hành chiến thắng đến chủ nghĩa cộng sản cũng có một giọt máu của tôi".

***

Vào ngày 2 tháng 11 năm 1987 Anna Larina đã ngồi suốt ngày trước máy truyền hình, cố gắng nắm lấy từng chữ trong bản báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô, đọc trong lễ kỷ niệm 70 năm cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười vĩ đại. Bà bối rối và lo lắng đợi một điều gì rất quan trọng đối với bà. Khi nghe những câu nổi tiếng của Lê-nin "... Bukharin... được xem là một con người được toàn Đảng kính trọng..." Bà buông một tiếng thở dài vừa ý.

Vào ngày 4 tháng giêng năm nay, tòa án Tối cao đã phục hồi danh dự cho N.I.Bukharin. Năm mươi năm sau khi Bukharin bị buộc tội và bị xử lý vì những lý do bịa đặt, công lý cuối cùng đã thắng.

LÊ HÙNG VỌNG dịch
(Theo Tạp chí Ogunyok)
(SH31/06-88)





 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Danh họa người Ý Leonardo Da Vinci được nhân loại biết tới như một thiên tài toàn năng. Những hiểu biết và ý tưởng của ông đi trước thời đại mà ông từng sống tới hàng thế kỷ. Mới đây, người ta lại phải ngỡ ngàng trước một phát hiện mới về ông.

  • Kho tài liệu lưu trữ của tiểu thuyết gia nổi tiếng từng đoạt giải Nobel Văn học Gabriel Garcia Marquez đã vừa được một trung tâm của trường Đại học Texas mua lại. Điều này đồng nghĩa với việc các các bài viết phê phán về chính sách đối ngoại Mỹ của Marquez sẽ được bảo tồn tại đất nước mà không phải lúc nào ông cũng có cảm tình.

  • Theo báo chí Italy, ngôi nhà mà họa sỹ/nhà sáng chế vĩ đại thời Phục hưng Leonardo da Vinci đã ở trong thời gian vẽ bức "Tiệc ly" bất hủ đang được chủ nhà rao bán.

  • TRẦN HUYỀN SÂM

    Việc trao giải Nobel cho Patrick Modiano - nhà văn Pháp, đã gây sự ngạc nhiên đối với công chúng mến mộ tiểu thuyết gia Murakami.

  • LÊ ĐỖ HUY 

    Cựu học trò thời bao cấp hẳn đều sốc bởi cách trình bày của Malthus (1766 - 1834): dân số quả đất tăng theo cấp số nhân, trong khi sản lượng thực phẩm cung cấp tăng theo cấp số cộng…

  • Vivre, c'est s'obstiner à achever un souvenir/ Sống là cố gắng ngoan cố để hoàn tất một kỷ niệm.
                  RENÉ  CHAR

  • Một trong những đoàn thám hiểm đầu tiên đặt chân tới Nam Cực đã phải gánh chịu một kết cục bi thảm khi cả đoàn 5 người ra đi, không ai sống sót trở về. Mới đây, cuốn nhật ký hành trình của chuyến đi thảm kịch đó đã được tìm thấy trong băng đá.

  • CƠM HẾN

    Đã gần bốn năm nay tôi gắn bó với Boston, và mỗi ngày tôi lại thấy yêu vùng đất này hơn một chút. Boston là thành phố văn hóa, giáo dục lâu đời, là “linh hồn nước Mỹ”, cái nôi của cuộc cách mạng giành độc lập từ nước Anh mẫu quốc. Boston là nơi hội tụ các anh tài không chỉ từ khắp nơi trên nước Mỹ mà còn từ rất nhiều quốc gia trên thế giới. Boston duyên dáng, hào hoa, sang trọng, cổ kính…

  • Đại diện Bộ Ngoại giao Nga về các vấn đề nhân quyền, dân chủ và nhà nước pháp quyền, ông Konstantin Dolgov ngày 15/10 kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ vở nhạc kịch "Tsukurs Herbert Cukurs" đang được dàn dựng ở Latvia.

  • Thật khó có thể tin rằng một tác phẩm nghệ thuật trừu tượng lại có thể tác động đến lịch sử khoa học. Nhưng cách Niels Bohr từng dự cảm về thế giới không thể nhìn thấy được của các hạt electron đã cho thấy: khoa học cần nghệ thuật.

  • Nhà thơ Nga vĩ đại Mikhail Lermontov được coi là “người kế tục” của “mặt trời thi ca Nga” Aleksandr Pushkin. Ông sinh ngày 15/10 /1814 tại Moskva và mất ngày 15/7/1841 trong một cuộc đấu súng với bạn đồng môn Nikolai Martynov.

  • Bốn ngày sau khi Nobel Văn học năm 2014 gọi tên Patrick Modiano, nhà văn Pháp vẫn coi đây là giải thưởng kỳ lạ dành cho mình.

  • CAROL MUSKE DUKES

    Thơ có quan trọng gì không? là một câu hỏi không có câu trả lời, nhưng điều này vẫn không ngăn được các nhà thơ (và hầu như cả mọi người) thử tìm một giải đáp.

  • Trong những năm tháng tồn tại, Liên Xô đã có không ít bí mật, trong đó, có những bí mật có khả năng ảnh hưởng đến uy tín và an ninh quốc gia; vì thế, được che chắn, bảo vệ một cách hết sức cẩn trọng với nỗ lực của cả hệ thống chính trị.

  • Trước các đồng sự của mình tại tòa Bạch ốc, Tổng thống Barack Obama bất ngờ mang tấm bích chương. Ông trịnh trọng bước ra trong im lặng và sau đó, Ông nở nụ cười thật tươi,  những bàn tay của các nhân viên của Ông vỗ đều. Một cử chỉ thật đẹp, một nhân cách “thuyết pháp vô ngôn” của vị Tổng thống nước Mỹ.

  • Auguste Rodin, nhà điêu khắc vĩ đại đã tạc nên “Người suy tưởng” và “Nụ hôn”, từng yêu say đắm rồi rũ bỏ người học trò và cũng là nàng thơ quan trọng nhất trong sự nghiệp của ông, Camille Claudel.

  • Tolstoy từng ấp ủ thực hiện một cuốn sách “đem lại cho người đọc sức mạnh nội tâm, sự bình thản, hạnh phúc, giúp họ giao tiếp được với những nhà tư tưởng vĩ đại…” nhưng cho đến hôm nay, ít người còn nhớ tới cuốn sách này của ông.

  • LTS: Yann Martel sinh ngày 25 tháng 6 năm 1963 tại Salamanca, Tây Ban Nha và hiện đang sinh sống tại Montréal, Canada. Ngoài việc nổi tiếng với Cuộc đời của Pi, Martel được coi là một người táo bạo khi nảy ra sáng kiến cứ nửa tháng lại gửi sách cho Thủ tướng Canada Stephen Harper và đề nghị Harper nên đọc. Dưới đây là một trong những lá thư đó của ông, qua bản dịch của Nguyễn Đức Tùng.

  • Nghệ sĩ piano chuyên nghiệp tài năng Igor Lovchinsky, người hiện đang theo học Tiến sĩ chuyên ngành vật lý học tại Đại học Harvard, trò chuyện với mục Sự nghiệp trên tạp chí Science, cho biết anh đã “bị” nghiện khoa học như thế nào và những trải nghiệm âm nhạc giúp ích gì cho anh khi làm khoa học.

  • Cuốn tự truyện lần đầu được xuất bản của nữ nhà văn Laura Ingalls Wilder - tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên” - sẽ cho độc giả được biết những điều không như mơ đằng sau cuộc sống được “tô vẽ” trong cuốn tiểu thuyết…