Sách vén màn tâm linh huyền bí của Phương Đông

07:31 23/07/2014

Bộ sách "Hành trình về Phương Đông" của tác giả giả Baird T. Spalding, khám phá bí ẩn tâm linh của vùng đất Ấn Độ, lần đầu được phát hành trọn bộ ở Việt Nam.

Bộ sách "Hành trình về Phương Đông" lần đầu được xuất bản trọn vẹn ở Việt Nam

Life and Teaching of the Masters of the Far East (Tạm dịch: "Cuộc sống và những lời dạy của các Chân sư miền viễn đông") là bộ sách 6 tập của tác giả Baird T. Spalding. Sách xuất hiện trên thế giới năm 1924, từng được phát hành một phần ở Việt Nam với tên Hành trình về Phương Đông. Tuy nhiên, lần phát hành mới đây của NXB Văn hóa - Thông tin sẽ giới thiệu đầy đủ trọn bộ 6 tập của Hành trình về Phương Đông với độc giả Việt Nam.

Bộ sách kể về cuộc hành trình vào năm 1894 đến Ấn Độ của một phái đoàn gồm các chuyên gia hàng đầu của Hội Khoa học Hoàng gia Anh. Trong chuyến đi, họ tiếp xúc với "Những bậc Chân sư cao cả trên dãy Himalaya", nghiên cứu về huyền học và khả năng siêu nhiên của con người. Suốt hai năm trời rong ruổi khắp đền chùa Ấn Độ, họ chứng kiến nhiều cảnh mê tín dị đoan, thậm chí lừa đảo của những pháp sư, đạo sĩ... Họ cũng được tiếp xúc, trải nghiệm, có hiểu biết sâu sắc về các khoa học cổ xưa và bí truyền của văn hóa Ấn Độ như Yoga, thiền định, thuật chiêm duyên, nghiệp báo, luật nhân quả, cõi sống và cõi chết...

Đúng lúc cuộc tìm hiểu, đối thoại cởi mở và chân thành sắp diễn ra giữa đoàn khoa học với các đạo sĩ bậc thầy thì một tối hậu thư từ chính quyền Anh gửi tới. Thư yêu cầu đoàn khoa học ngừng ngay nghiên cứu, lập tức hồi hương và buộc phải im lặng. Ba người trong đoàn chấp nhận bỏ tất cả cuộc sống trước đây để ở lại Ấn Độ, tiếp tục nghiên cứu và cuối cùng trở thành tu sĩ. 

Tác giả Baird T. Spalding đã dùng những lý luận chặt chẽ và sâu sắc qua cuộc gặp gỡ với các Thánh nhân làm bằng chứng để thuyết phục ý kiến: "ma quỷ có thật, nhưng nó tồn tại hoàn toàn khác so với cách chúng ta thường nghĩ". Những cuộc gặp gỡ giữa tác giả và các bậc Chân sư đã đem đến giáo lý tâm linh và sự kiện quan trọng chưa từng có trong văn học phương Tây.

Baird T. Spalding cho rằng: "Phương Đông có những chân lý quan trọng đáng để cho người phương Tây nghiên cứu, học hỏi. Đã đến lúc người Tây phương phải quay về Đông phương để trở về với quê hương tinh thần". 

Life and Teaching of the Masters of the Far East là cuốn sách hấp dẫn, bán được hơn 2 triệu bản trong nửa đầu thế kỷ XX. Sách được dịch ra nhiều thứ tiếng, có ảnh hưởng nhất định tới người đọc. Thậm chí, bộ sách còn tạo hứng khởi cho nhiều người tìm đến Ấn Độ để kiểm chứng thông tin, những điều ghi trong cuốn sách.

Tác giả của sách Baird Thomas Spalding (1872 - 1953) là một nhà văn lỗi lạc và thần bí người Mỹ. Tên tuổi của ông trở thành huyền thoại về vòng quay siêu hình và chân lý trong suốt nửa đầu thế kỷ XX. Ông đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu với thế giới phương Tây rằng có những bậc Chân sư, hay những người anh cả đã trợ giúp và định hướng cho số phận nhân loại.

Nguồn: Lam Thu - Vnexpress

 

 

 


 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Điều gì đã khiến cho vở kịch có sức sống trường tồn như vậy?

  • Isaac Bashevis Singer (14/7/1904 - 24/7/1991) nhà văn Mỹ gốc Do Thái Ba Lan đoạt giải Nobel Văn học năm 1978. Những sáng tác của ông chủ yếu viết bằng tiếng Yiddish (tiếng Đức cổ của người Do Thái).

  • Tổng thống thứ 44 của Mỹ có phong cách lãnh đạo đặc trưng, thu hút được hàng triệu người ủng hộ và khiến cả những đối thủ của ông cũng phải thán phục.

  • NGUYỄN QUỐC THẮNG 

    “Tất cả những gì tôi đã làm được đều là kết quả của sự cô đơn”1
                       (Kafka)
    “Hệ thống ám dụ của Kafka thực hiện chức năng của nó như những ký hiệu vô hạn chất vấn những ký hiệu khác”2
                       (Roland Barthes)

  • Paul Doumer là một chính khách người Pháp, sinh năm 1857. Ông làm Toàn quyền Đông Dương từ 1897-1902. Sau ông làm Tổng thống Pháp từ 1931-1932. Ông bị một phần tử quá khích người Nga ám sát năm 1932. Cuốn hồi ký Xứ Đông Dương là cuốn sách viết riêng về giai đoạn ông ở Đông Dương.

  • A. GELMAN(*)

    Chúng ta là những người chứng kiến tình trạng lo ngại đang tăng lên của xã hội về khía cạnh đạo đức trong sinh hoạt của đảng ta.

  • LGT: Tiểu luận “Làm sao văn học khả hữu?” dưới đây là văn bản phê bình văn học đầu tiên của Maurice Blanchot được ra mắt vào năm 1941 trên Nhật báo tranh luận (Journal des débats).

  • Kể đến Noel năm nay, thế là tôi đã qua trọn 50 mùa Noel ở nước Đức, đất nước có truyền thống Noel lâu đời, nơi thành phố Munich, vốn có tên từ những nhà tu đạo Thiên Chúa “Mönche”, nơi có chợ Giáng sinh gọi là “Christkindelmarkt” truyền thống xa xưa (khoảng 400 năm trước), và cũng từ vùng này, bài thánh ca bất tuyệt “Stille Nacht” cất lên, vang vọng khắp trên địa cầu đã tròn 200 năm.

  • LÊ VIỄN PHƯƠNG

    (Đọc Cuộc đời yêu dấu của Alice Munro, Nguyễn Đức Tùng chuyển ngữ, NXB Trẻ, 2015).

  • TRẦN HUYỀN SÂM

    Vì sao phương Đông đã trở thành chủ đề trung tâm trong tiểu thuyết Pháp đương đại? Đó là nội dung bàn luận trong mùa trao giải văn học năm nay ở Paris.

  • L.T.S: "Cuộc đời của André Colin" là thể loại sân khấu "lưu động" một sự kết hợp của đối thoại, âm nhạc, đồ họa, trên sân khấu diễn ra đồng thời hình vẽ, tranh liên hoàn, tranh đèn chiếu và phim ảnh 16mm. Từ khi biên soạn (1987) kịch bản đã được diễn một trăm lần ở Paris và các tỉnh khác. Tác giả Anne Quesemand, thạc sĩ văn học cổ điển, là người biên kịch đồng thời là diễn viên cùng với Laurent Berman. Bà còn là tác giả của nhiều phim ngắn.

  • Châu Âu hẳn nhiên sẽ trở nên dễ bị tổn thương hơn trước các đe dọa và đòn tấn công của bọn khủng bố. Một số chính sách về nhập cư có thể sẽ thay đổi để thích nghi với tình hình mới.

  • VIỄN PHƯƠNG

    Lúc 13 giờ Thụy Điển (tức 18 giờ Việt Nam), ngày 8/10 tại Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển, tên của nhà văn Svetlana Alexievich đã được xướng lên dành cho giải Nobel văn chương.

  • Antoine Leiris đã mất đi người vợ Helene dấu yêu của mình trong vụ xả súng ở nhà hát Bataclan, Paris ngày 13/11. Con trai của họ, bé Melvil 17 tháng tuổi giờ đây đã mất đi người mẹ của mình.

  • MAURICE BLANCHOT

    Cuốn sách mà Jean Paulhan vừa dành cho văn chương và ngôn ngữ được đọc với một tâm thế khác thường.

  • Ngày 1-11-1988, họa sĩ Bửu Chỉ đến Paris. Ngày 30-4-1989, họa sĩ trở về nước. Trong thời gian ở Paris, Bửu Chỉ đã sáng tác nhiều tác phẩm mới và đã có hai cuộc triển lãm tranh thành công tốt đẹp: tại Nhà Việt Nam từ 1-2 đến 5-3-1989 với 21 bức tranh và tại UNESCO với 40 bức từ 3-4 đến 14-4-1989.

  • QUẾ HƯƠNG

    Tôi đến Mỹ 4 tháng, thăm con trai từng là nha sĩ, qua học lại, 41 tuổi mới chính thức vào trường đại học Mỹ, sống lần nửa đời sinh viên ở một đất nước có nền giáo dục hàng đầu thế giới.

  • NGUYỄN KHOA QUẢ

    Đất nước thống nhất, hòa bình lập lại từ năm 1975 đến năm 1979, chưa đầy 4 năm, phía bắc Đặng Tiểu Bình - Trung Quốc đem quân đánh phá. Phía nam Khơ me đỏ Campuchia, bọn Pôn Pốt sang đánh phá các tỉnh Kiên Giang và Tây Ninh... Quân tình nguyện Việt Nam kết hợp với Mặt trận đoàn kết dân tộc Campuchia lật đổ chế độ Pôn Pốt năm 1979, giải phóng nhân dân thoát khỏi chế độ bạo tàn diệt chủng.

  • LTS: Cách đây chưa lâu, báo Bulledingue (BD) của phong trào sinh viên trong tổ chức Hội Người Việt Nam tại Pháp, có tổ chức phỏng vấn giáo sư Hoàng Xuân Hãn trên hàng loạt vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, xã hội. Nội dung trả lời của giáo sư có thể giúp độc giả Sông Hương một số dẫn liệu mới hoặc gợi mở những cuộc trao đổi tranh luận bổ ích. Vì vậy, với sự đồng ý của giáo sư Hoàng Xuân Hãn, Sông Hương xin trích giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn này với độc giả.