Bộ sách "Hành trình về Phương Đông" của tác giả giả Baird T. Spalding, khám phá bí ẩn tâm linh của vùng đất Ấn Độ, lần đầu được phát hành trọn bộ ở Việt Nam.
Bộ sách "Hành trình về Phương Đông" lần đầu được xuất bản trọn vẹn ở Việt Nam
Life and Teaching of the Masters of the Far East (Tạm dịch: "Cuộc sống và những lời dạy của các Chân sư miền viễn đông") là bộ sách 6 tập của tác giả Baird T. Spalding. Sách xuất hiện trên thế giới năm 1924, từng được phát hành một phần ở Việt Nam với tên Hành trình về Phương Đông. Tuy nhiên, lần phát hành mới đây của NXB Văn hóa - Thông tin sẽ giới thiệu đầy đủ trọn bộ 6 tập của Hành trình về Phương Đông với độc giả Việt Nam.
Bộ sách kể về cuộc hành trình vào năm 1894 đến Ấn Độ của một phái đoàn gồm các chuyên gia hàng đầu của Hội Khoa học Hoàng gia Anh. Trong chuyến đi, họ tiếp xúc với "Những bậc Chân sư cao cả trên dãy Himalaya", nghiên cứu về huyền học và khả năng siêu nhiên của con người. Suốt hai năm trời rong ruổi khắp đền chùa Ấn Độ, họ chứng kiến nhiều cảnh mê tín dị đoan, thậm chí lừa đảo của những pháp sư, đạo sĩ... Họ cũng được tiếp xúc, trải nghiệm, có hiểu biết sâu sắc về các khoa học cổ xưa và bí truyền của văn hóa Ấn Độ như Yoga, thiền định, thuật chiêm duyên, nghiệp báo, luật nhân quả, cõi sống và cõi chết...
Đúng lúc cuộc tìm hiểu, đối thoại cởi mở và chân thành sắp diễn ra giữa đoàn khoa học với các đạo sĩ bậc thầy thì một tối hậu thư từ chính quyền Anh gửi tới. Thư yêu cầu đoàn khoa học ngừng ngay nghiên cứu, lập tức hồi hương và buộc phải im lặng. Ba người trong đoàn chấp nhận bỏ tất cả cuộc sống trước đây để ở lại Ấn Độ, tiếp tục nghiên cứu và cuối cùng trở thành tu sĩ.
Tác giả Baird T. Spalding đã dùng những lý luận chặt chẽ và sâu sắc qua cuộc gặp gỡ với các Thánh nhân làm bằng chứng để thuyết phục ý kiến: "ma quỷ có thật, nhưng nó tồn tại hoàn toàn khác so với cách chúng ta thường nghĩ". Những cuộc gặp gỡ giữa tác giả và các bậc Chân sư đã đem đến giáo lý tâm linh và sự kiện quan trọng chưa từng có trong văn học phương Tây.
Baird T. Spalding cho rằng: "Phương Đông có những chân lý quan trọng đáng để cho người phương Tây nghiên cứu, học hỏi. Đã đến lúc người Tây phương phải quay về Đông phương để trở về với quê hương tinh thần".
Life and Teaching of the Masters of the Far East là cuốn sách hấp dẫn, bán được hơn 2 triệu bản trong nửa đầu thế kỷ XX. Sách được dịch ra nhiều thứ tiếng, có ảnh hưởng nhất định tới người đọc. Thậm chí, bộ sách còn tạo hứng khởi cho nhiều người tìm đến Ấn Độ để kiểm chứng thông tin, những điều ghi trong cuốn sách.
Tác giả của sách Baird Thomas Spalding (1872 - 1953) là một nhà văn lỗi lạc và thần bí người Mỹ. Tên tuổi của ông trở thành huyền thoại về vòng quay siêu hình và chân lý trong suốt nửa đầu thế kỷ XX. Ông đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu với thế giới phương Tây rằng có những bậc Chân sư, hay những người anh cả đã trợ giúp và định hướng cho số phận nhân loại.
Nguồn: Lam Thu - Vnexpress
"Một ngôi nhà, thậm chí còn hơn cả một phong cảnh, phản ánh tâm hồn", câu nói ấy của triết gia Gaston Bachelard gợi cho chúng ta về những ngôi nhà của các văn hào không đơn thuần chỉ neo vào thực tại – một khu vực, một thời đại, những đồ đạc và vật dụng cá nhân – mà còn neo vào trong sự tưởng tượng, nền văn hóa và ký ức của chúng ta. Một chuyến "Tour de France" ngắn sẽ đưa chúng ta tham quan mười ngôi nhà.
TRẦN THUỲ MAITrước đây khi nhắc đến Thụy Điển tôi chỉ liên tưởng đến công ty xe hơi Volvo và hãng điện thọai di động Ericsson... Nhưng khi đến đây, cảm nhận của tôi phần nào có khác. Ấn tượng đầu tiên của tôi là: Dân tộc này rất yêu văn chương. Chắc chẳng có thành phố nào trên thế giới lại yêu thơ đến mức đem thơ in ngay giữa lòng đường, như ở Stockholm . Trên đường Drottninggatan, thường gọi là phố Hoàng Hậu, người ta khắc thơ dọc theo tim đường, với một cỡ chữ lớn đủ cho người từ trên các nhà tầng hai bên nhìn thấy.