"Có một phố vừa đi qua phố" - tập di cảo của cố tác giả Đinh Vũ Hoàng Nguyên - là một trong bốn tác phẩm văn học đoạt giải "Văn học Nghệ thuật Thủ đô 2014".
Sách "Có một phố vừa đi qua phố" của Đinh Vũ Hoàng Nguyên. Ảnh: Dino Ngô.
“Văn học Nghệ thuật Thủ đô” là giải thưởng của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, trao hai năm một lần. Hội Liên hiệp gồm các hội chuyên ngành như Hội Nhà văn, Hội Mỹ thuật, Hội Sân khấu… Giải thưởng 2014 vừa được công bố hôm 12/12. Năm nay, có 28 giải thưởng trao cho các tác phẩm của 9 lĩnh vực nghệ thuật khác nhau. Trong đó có bốn tác phẩm văn học.
Có một phố vừa đi qua phố là tập văn thơ của Đinh Vũ Hoàng Nguyên - một họa sĩ, blogger nổi tiếng. Anh qua đời vào tháng 3/2012. Kỷ niệm một năm ngày mất của Đinh Vũ Hoàng Nguyên, bạn bè muốn lưu giữ những gì còn lại của một con người ra đi quá sớm. Họ tập hợp các bài viết của anh lại thành một tập văn thơ có tên Có một phố vừa đi qua phố. Sách dày 240 trang do Nhã Nam và NXB Hội Nhà văn phát hành.
Cuốn sách có những truyện ngắn, bài thơ hoàn chỉnh, có cả những đoạn viết ngắn và những status anh viết trên mạng. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên - một trong 10 thành viên chấm giải thưởng “Văn học Nghệ thuật Thủ đô 2014” nhận xét: “Đinh Vũ Hoàng Nguyên viết trên mạng là chính. Nhưng những gì đăng trên mạng của anh thu hút rất nhiều độc giả. Cuốn sách Có một phố vừa đi qua phố rất đáng đọc, bởi nó vừa có tính văn chương, có chất sống, gợi cho người ta vui buồn, cảm xúc với tác giả. Cuốn sách cho thấy một gương mặt tương đối đặc biệt trong giới viết lách hiện nay: Một người không định làm văn chương, nhưng đã đạt đến giá trị văn chương”.
Bên cạnh Có một phố vừa đi qua phố, Giải thưởng Văn cũng trao cho ba tác phẩm văn học khác gồm: Cửa hiệu giặt là, Mùi chữ và Thời tốc độ và tâm lý sáng tạo. Cửa hiệu giặt là là tiểu thuyết của Đỗ Bích Thúy. Nữ tác giả được mệnh danh là “nhà văn của cao nguyên đá” nổi tiếng với những sáng tác với đề tài vùng cao đã mang tới một tác phẩm ấn tượng về Hà Nội. Đây là cuốn tiểu thuyết dung lượng nhỏ nhưng chứa đựng cả một Hà Nội đương thời. Một Hà Nội xen lẫn giữa những nét cổ kính và đương đại, một Hà Nội đông đúc, chật hẹp nhưng vẫn giữ trong nó những góc phố nhỏ yên bình.
Mùi chữ là tập phê bình văn học của tác giả Hoài Nam. Tập sách thể hiện sự nhanh nhạy, phát hiện các vấn đề nóng của văn học đương đại Việt Nam. Mùi chữ tiêu biểu cho phong cách phê bình văn chương trên báo, đồng thời cho thấy diện mạo của một nhà báo chân chính: sắc sảo, có trách nhiệm và luôn hướng tới tính thực tiễn. Trong khi đó, Thời tốc độ và tâm lý sáng tạo là tập phê bình của Phạm Khải. Qua 50 bài viết, tác giả đặt ra vấn đề: Dù cuộc sống có gấp gáp thế nào chăng nữa, khi đã đi vào văn học, thì cả người đọc lẫn người viết vẫn cần dành những giây phút cần thiết.
Theo Lam Thu - Vnexpress
Có cảm giác như quá bức xúc trước những mối đe dọa ô nhiễm, hủy hoại môi trường sống đang ngày càng hiện hữu mà Đãng Khấu viết tiểu thuyết này. Ở một khía cạnh nào đó, tác phẩm giống như một tiếng chuông cảnh báo vang lên đúng lúc, thức tỉnh tinh thần cảnh giác của mọi người, kể cả những kẻ đang mê muội chạy theo đồng tiền, sẵn sàng bất chấp tất cả.
2 đầu sách Thú lang thang người Hà Nội và Thú ăn chơi người Hà Nội (2 tập) của nhà văn Băng Sơn vừa được Huy Hoàng Bookstore tái bản và ra mắt độc giả. Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tiến cho rằng, đọc lại những cuốn sách này có thể nhận thấy tình yêu rất lớn Băng Sơn dành cho Hà Nội.
Trong giới nghiên cứu, cái tên Nguyễn Thị Hậu rất quen thuộc, mọi người còn đặt cho chị cái tên thân thiết là “Hậu khảo cổ”.
Tiểu thuyết “L’Étranger” nổi tiếng của nhà văn, triết gia người Pháp Albert Camus đã được độc giả Việt Nam biết tới qua bản dịch “Người xa lạ” từ những năm 60 của thế kỷ trước.
Cuốn sách “Cô gái đến từ hôm qua” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh vừa được NXB Trẻ ra mắt phiên bản đặc biệt nhân dịp chuẩn bị công chiếu bộ phim cùng tên do đạo diễn Phan Gia Nhật Linh chuyển thể kịch bản và dàn dựng.
Sau 12 năm từ lần xuất bản đầu tiên, tiểu thuyết lịch sử “Trần Quốc Toản” của nhà văn Lưu Sơn Minh “tái xuất” với diện mạo mới cả về nội dung lẫn hình thức. Ngày 15/6/2017, nhân dịp “Trần Quốc Toản” phiên bản mới (họa sĩ Thành Phong minh họa, Công ti Cổ phần Văn hóa Đông A và Nxb Văn học liên kết ấn hành) ra mắt bạn đọc, buổi giao lưu với nhà văn Lưu Sơn Minh đã diễn ra tại Nhà sách Cá Chép - 115 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.
Đó là tác phẩm mới ra mắt của nhà thơ Nguyễn Duy. Tác phẩm là tập hợp các bài viết vốn đã đăng rải rác trên các báo nhiều năm nay.
Nguyễn Quang Thiều tâm sự rằng, suốt cả tuổi thơ của những đứa trẻ thôn quê như ông, có một ngọn gió không bao giờ ngưng thổi, đó là ngọn gió của… đói rét.
Nhiều trang viết của tác giả mô tả chuyện quan hệ trai gái với từ ngữ bị nhận xét phản cảm.
Tiếp sau tập truyện “Đỉnh khói” quy tụ các truyện ngắn về chiến tranh và đời thường, Nguyễn Thị Kim Hòa tiếp tục diện kiến bạn đọc bằng tập truyện “Con chim phụng cuối cùng”. Tập sách gồm 9 truyện ngắn đều tập trung vào đề tài lịch sử với những nhân vật nữ ám ảnh.
Các nhà văn Sài Gòn trước đây đều viết feuilleton (tiểu thuyết đăng báo nhiều kỳ). Đầu tiên là có thu nhập hằng tháng để lo cho nồi cơm. Thứ nữa là để độc giả biết tên tuổi, biết tiểu thuyết của mình. Thứ ba là việc viết feuilleton thúc đẩy nhà văn sáng tác liên tục, đồng thời nắm được thị hiếu, yêu cầu của người đọc đương thời.
Tác phẩm "Ta có bi quan không?" của Khải Đơn kể những trải nghiệm khó khăn trên hành trình trưởng thành của người trẻ.
Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) Chu Văn Hòa cho biết Cục đang lập hồ sơ để ra quyết định thu hồi cuốn sách “Miếng ngon Hà Nội” do Nhà xuất bản Dân trí liên kết với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Văn hóa Minh Tân – Nhà sách Minh Thắng phát hành do cuốn sách có sai phạm nghiêm trọng về nội dung.
Giọt sầu đa mang là cuốn tiểu thuyết thứ 9 của nhà văn Nguyễn Đình Tú. Điểm đặc biệt ở nhà văn này khiến cho anh bật lên so với các nhà văn cùng thế hệ là sức viết khỏe, viết đa dạng nhiều chủ đề...
Ở tuổi 85, nhà văn “lão làng” Nguyễn Xuân Khánh tuyên bố dừng viết, bằng một “dấu chấm” được cho là tác phẩm xuất sắc nhất trong đời văn nghiệp của ông: “Chuyện ngõ nghèo”. Nhưng một mặt, ông lại tiếc, kể chi quỹ thời gian của mình còn nhiều, để có thể... học thêm hai ngoại ngữ nữa.
Những cuốn tự truyện viết về tuổi thơ thời chiến tranh, thời bao cấp xuất hiện trên văn đàn không chỉ là những câu chuyện của ký ức tác giả mà còn như những cánh cửa mở ra để độc giả khám phá, tiếp cận với lịch sử ở nhiều góc cạnh khác nhau.
“Kim Thiếp vũ môn” là một quyển sách mà cấu trúc, văn phong và bút pháp không theo tiền lệ, nhưng mỗi câu chữ, mỗi chương, mỗi hồi không chỉ là lịch sử, là khoa học, là tiểu thuyết mà còn là tình yêu, là thân phận, là văn chương, thế sự, cuộc đời...
Trường ca “Ngụ ngôn của người đãng trí” đã đưa Ngô Kha - một nhà thơ tranh đấu trong phong trào hòa bình và dân tộc ở Huế - trở thành nhà thơ Việt đầu tiên kết hợp được thơ siêu thực và thơ yêu nước.
Nhân kỷ niệm 42 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2017), NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật vừa cho ra mắt ấn bản tiếng Anh cuốn tiểu thuyết “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” của nhà báo - nhà văn Trần Mai Hạnh. Theo nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, sự thật trong cuốn sách là thứ kim cương của văn học tư liệu.
Sẽ thật vô duyên nếu viết dài dòng về một cuốn sách kiệm chữ từ tiêu đề trở đi, như trường hợp "Thấy" của Lê Thiết Cương. Nhưng một khi đã “thấy” ở sách nhiều điều cần thấy mà không cất lời thì e rằng kìm nín là một lựa chọn hời hợt.