Nhà văn Nguyễn Tuân đã tinh tế nhận xét: “Người Huế ăn bằng mắt trước khi ăn bằng miệng”.
Chè khoai tía
Bạn đã từng được ăn bao bữa cơm, bữa tiệc ở các vùng miền của Tổ quốc ta? Bạn đã được ăn bao bữa tiệc quốc tế trong và ngoài nước? Bạn nghĩ gì về màu sắc của bàn tiệc mâm cỗ? Giả sử các mâm cỗ của ta chỉ toàn màu đen và màu trắng như tấm ảnh đen trắng thủa xưa thì ẩm thực sẽ nhạt nhẽo biết bao? Vậy bạn đã từng đi từng biết và từng trải nghiệm, bạn nghĩ gì về sắc màu trong bữa cơm Huế quê tôi? Bữa cơm bình dân hay bữa tiệc cung đình? Tôi nghĩ, hẳn là bạn sẽ có một nhận xét gì đó về cái sắc màu của ẩm thực xứ Huế. Thông thường, người trong cuộc khó nhận ra mình là ai nhưng người đi qua sẽ nhanh chóng phát hiện ra cái khác biệt ấy. Tôi biết vậy, hiểu vậy nhưng với khát vọng giới thiệu cái tuyệt vời của ẩm thực Huế quê tôi, xin mạo muội nêu ra những cảm xúc chủ quan của chính mình, tự giới thiệu về cái màu sắc của ẩm thực Huế quê mình. Có thể nó chẳng lạ lùng gì với bạn nhưng với tôi, một người Huế thì dẫu có đi đâu về đâu cái sắc màu ấy nó vẫn đeo đẳng quyến rũ mình trong từng miếng ăn giấc ngủ…
Chợ nào ở Việt Nam cũng có đủ lọai cây củ rau quả với muôn màu sắc khác nhau. Đấy chỉ như là nơi bán các họa phẩm cho người họa sỹ. Cái tài ba của người họa sỹ là biết mua màu và phối trộn ra sao để thành bức tranh. Bức tranh cuối cùng chính là những đĩa bát dọn ra mâm. Trong đó, có cái hồn của người nghệ sỹ ẩm thực gửi gắm vào. Cái hồn ấy không chỉ gửi vào hương vị của các món ăn, cảm giác khi món ăn ngập vào răng, chạm vào lưỡi mà còn là cái tinh tế trong màu sắc được bố cục hài hòa của từng món được dọn ra mời khách tựa như những tiểu phẩm hội họa và điêu khắc…Vậy màu sắc ẩm thực xứ Huế nó giống và khác với màu sắc ẩm thực Hà Nội, Sài Gòn hay trên Tây bắc, Tây nguyên ở chỗ nào? Ngòai cái giống nhau mà đâu đâu cũng có, xứ Huế quê tôi là một lát cắt không gian ngắn của khúc ruột miền Trung, nó có những nguyên liệu mà chỉ nơi này mới có. Đó là rừng - đồng bằng - biển - đầm phá… Đó là Kinh + Mường + Chăm + các dân tộc anh em trên vùng cao; Có cây, có củ, có hoa, có lá có những sắc màu huyền bí của tự nhiên ban tặng: Đậu đỏ, khoai tím, nghệ vàng, ớt đỏ với các món hoa chuối nõn hồng, sen trắng min màng như làn da thiếu nữ… Ôi cái màu sắc đậm đà xứ Huế. Giản dị mà thân thương!
Chả giò
|
Chiều 30/6, tại TP Huế đã diễn ra Hội nghị đối thoại giữa Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương với đoàn viên, thanh niên với chủ đề "Tuổi trẻ Thừa Thiên Huế tham gia bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Huế trong kỷ nguyên số".
Sáng ngày 30/6, Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh tổ chức Họp báo thông báo về kỳ họp lần thứ 6, Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Nguyễn Thị Ái Vân – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp.
Sáng 28/6, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã chính thức diễn ra với môn thi đầu tiên Ngữ Văn theo hình thức tự luận, thời gian làm bài là 120 phút. Đây cũng là môn thi tự luận duy nhất của kỳ thi này.
Chiều ngày 27/6, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế ( Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng – TP Huế), họa sĩ Đặng Mậu Tựu phối hợp vơi Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức Triển lãm ““Aotearoa – Một miền mây trắng”. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; ông Phan Thiên Định – Bí thư Thành uỷ Huế.
Tối 23/6, tại đảo Bồng Lai – hồ Tịnh Tâm (TP Huế), Sở Du lịch phối hợp với công ty TNHH LAATA Việt Nam, Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt, Công ty Cổ phần hàng không Vietjet và một số doanh nghiệp khác ở trong và ngoài tỉnh đã tổ chức Lễ Khai mạc “Ngày hội Sen Huế 2023 – Sen tô sắc Huế”.
Chiều 23/6, tại công viên Bùi Thị Xuân (TP Huế) đã diễn ra diễn tập chữa cháy và cứu nạn cứu hộ quy mô cấp tỉnh trên sông Hương. Đến dự có ông Hoàng Hải Minh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Vừa qua, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức các hoạt động, Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Tạp chí Sông Hương và ra số đầu tiên (1983 - 2023) vào ngày 10 và 11 tháng 6 năm 2023, kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6 (1925 - 2023), Tạp chí Sông Hương đã vinh dự được Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tặng Bằng khen.
Nhân kỷ niệm 98 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925- 21/6/2023), sáng ngày 21/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh đã đến thăm, chúc mừng Tạp chí Sông Hương.
Chiều 20/6, Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt báo chí và trao giải báo chí Hải Triều lần thứ IV – 2023 nhân Kỷ niệm 98 năm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2023).
Sáng ngày 20/6, Nhân kỷ niệm 98 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2023), Đại diện Ban Giám đốc Công an Tỉnh Thừa Thiên Huế và Sở Thông tin Truyền thông Thừa Thiên Huế đã đến thăm, chúc mừng Tạp chí Sông Hương.
Tối ngày 17/6, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm Quần thể Di tích Cố Đô Huế, 20 năm Nhã nhạc – Âm nhạc Cung đình Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá thế giới.
Sáng 17/6, tại Vườn Thiệu Phương - Đại nội Huế, Trung tâm BTDT Cố đô Huế, Sở Văn hoá và Thể thao, Hội thư pháp Truyền thừa của Đài Loan tổ chức khai mạc triển lãm “Thần Kinh Nhị Thập Cảnh – Thơ vua Thiệu trị qua Thư pháp Truyền thừa của Đài Loan”.
Nằm trong khuôn khổ Kỷ niệm 30 năm (1993 - 2023) Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm (2003 - 2023) Nhã nhạc - Âm nhạc Cung đình Việt Nam được UNESCO vinh danh là Di sản Thế giới, chiều 16/6, tại Trường lang Tử Cấm Thành - Đại nội Huế, Trung tâm BTDT Cố đô Huế tổ chức khai mạc triển lãm "Diễn xướng Cung đình Huế qua tác phẩm Mỹ thuật".
Sáng 16/6, tại Hiển Lâm Các - Đại nội Huế, Trung tâm BTDT Cố đô Huế tổ chức khai mạc Triển lãm “Giang sơn Việt Nam trên Cửu Đỉnh”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 30 năm (1993-2023) Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm (2003-2023) Nhã nhạc – Âm nhạc Cung đình Việt Nam được UNESCO vinh danh là Di sản Thế giới.
Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày thành lập, sáng ngày 11/6/2023, Tạp chí Sông Hương tổ chức Hội thảo Tạp chí văn nghệ bắc miền Trung, 5 vùng Kinh đô xưa và nay với chủ đề " Bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa quê hương trên tạp chí văn nghệ”.
Trong khuôn khổ hoạt động chào mừng 40 năm thành lập Tạp chí Sông Hương và ra số báo đầu tiên, tối ngày 10/6, tại Nhà kèn Công viên 3/2, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức đêm thơ hoạ với chủ đề “Sông Hương – Một dòng thơ”
Nhân kỷ niệm 40 năm thành lập và ra số đầu tiên (1983 – 2023) và chào mừng ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Chiều 10/6, Tạp chí Sông Hương tổ chức Khai mạc triển lãm mỹ thuật “Về miền Di sản”.
Sáng ngày 10/6, Tạp chí Sông Hương long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm thành lập và ra số báo đầu tiên (1983-2023).
Sô Kỷ niệm 40 năm Tạp chí Sông Hương ra số đầu tiên (6/1983 - 6/2023)
Quý bạn đọc thân mến.
Bốn mươi năm qua, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, các Bộ, cơ quan Trung ương cùng các cơ quan ban ngành trong tỉnh, Tạp chí Sông Hương luôn nỗ lực đổi mới, song hành cùng sự phát triển của văn học nghệ thuật nước nhà; quảng bá, lan tỏa những giá trị văn học nghệ thuật, văn hóa và di sản của vùng đất Cố đô Huế. Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập và ra số báo đầu tiên (1983 - 2023), Tạp chí Sông Hương ra 2 số báo: số 412 (hàng tháng) và số Đặc biệt 49 (hàng quý).
Sáng ngày 24/5, tại thành phố Huế đã diễn ra Hội thảo "Giá trị Văn học nghệ thuật Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh trong dòng chảy Văn học nghệ thuật Việt Nam. Đây là hoạt động diễn ra trong khuôn khổ lễ ký kết phối hợp hoạt động giữa Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, Liên hiệp các Hội VHNT TP.HCM, Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế.