TRẦN DUY MINH
Trong hội họa, mùa thu là mùa quyến rũ với các họa sĩ, bởi mùa thu là mùa của thi tính, của cái đẹp và cũng là mùa của nỗi buồn. Mùa thu là mùa của sự úa tàn, của những phôi pha, của những gì kết thúc nhưng đó cũng là thời điểm để khởi đầu cho một hành trình mới của sự vật.
Tác phẩm “Mùa thu vàng” của Levitan
![]() |
Tác phẩm “Lá mùa thu” (1856) của John Everett Millais |
Isaac Levitan, là danh họa đã đem mùa thu vào hội họa của mình một cách tuyệt kỹ và tuyệt mỹ nhất. Mùa thu trong tranh ông là mùa của sự lãng mạn, của những vần thơ, của những khung trời để mơ mộng. Kiệt tác “Mùa thu vàng” của Levitan dường như thu hết thảy mọi cái đẹp của mùa thu vào trong nó. Không gian mở rộng, ánh nắng vàng như đang tắm sáng cho mọi vật, dòng nước làm cho sắc độ bức tranh thêm phần tinh khiết, chân trời kéo dài ra để mọi họa tiết trở nên thoáng đãng, mang lại một cảm xúc đầy sự hy vọng, tươi sáng.
Tác phẩm “Lá mùa thu” (1856) của danh họa người Anh John Everett Millais, lại đem tới cho người xem những cảm xúc khác về mùa thu. Trong tác phẩm này, dường như không chủ ý đi tới mô tả cái đẹp của thiên nhiên mà ở đây, tác giả nỗ lực mô tả cảm xúc của các nhân vật trong tranh. Cụ thể, hình ảnh trung tâm ở đây là bốn cô gái đang đổ lá vàng từ trong những chiếc giỏ thành một đống lá lớn trên mặt đất. Nhìn vào khuôn mặt của bốn cô gái trẻ chúng ta nhận thấy không khí dường như bị chùng xuống, một cảm giác buồn bã bao trùm lên con người và cảnh vật. Trong tranh của John Everett Millais, thường gắn sự mơ mộng, hoang tưởng, kỳ ảo, liêu trai và cái tàn lụi.
![]() |
Tác phẩm “Chiều vàng' của Đặng Tiến |
Không chỉ hội họa hiện thực hay ấn tượng khai thác nét đẹp muôn thuở của mùa thu, trong hội họa hậu ấn tượng, bức “Mùa thu ở Bavaria” của Wassily Kandinsky cũng lấy mùa thu như một sự gợi hứng trong sáng tạo của ông tổ hội họa trừu tượng, ở tác phẩm này Kandinsky không hướng tới mô tả sự vật một cách chính xác trong không gian vật lý, ở đây, cảnh vật được làm mờ nhòe, sự không phân định một cách rõ ràng giữa các mảng không gian, màu tối và màu sáng với cường độ tương phản lớn được đặt ngay cạnh nhau dường như đang tạo nên một hiệu ứng lạ lùng, một cách nhìn mới mẻ về mùa thu qua ngôn ngữ hội họa hậu ấn tượng trong thời kỳ đầu của tác giả; sự mới mẻ này báo hiệu cho một sự chuyển mình của Wassily Kandinsky về một thế giới trừu tượng đang vẫy gọi.
Trong hội họa Việt Nam đương đại, Đặng Tiến là một tên tuổi được yêu mến bởi cảnh vật qua cách nhìn của ông đã được biến đổi theo một chiều kích lạ lùng. Bức “Chiều vàng” có lẽ được vẽ vào mùa thu, không khai thác màu vàng trong chiều không gian ảm đạm, mà ngược lại tác phẩm này mở ra một không gian khoáng đạt, tươi sáng, rộng mở. Cái hài hòa giữa cảnh sắc, sự vật, sự lựa chọn sắp xếp bố cục của Đặng Tiến rất khác biệt, vẽ phong cảnh nhưng không nệ thực, không quá lệ thuộc vào cái được thấy, ở đây, họa sĩ đang vừa vẽ cảnh vật bên ngoài vừa vẽ không gian tâm tưởng bên trong của mình.
T.D.M
(TCSH368/10-2019)
VŨ HIỆP
Nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam có thể được tính bắt đầu từ khi Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương được thành lập năm 1925, vào thời điểm mà các trào lưu nghệ thuật hiện đại đang trăm hoa đua nở ở Pháp.
VŨ LINH
Thông thường, khi người phụ nữ làm nghệ thuật, họ có thiên hướng lựa chọn những kiểu dạng ngôn ngữ bình dị, gần gũi, mang tâm thức lãng mạn gắn liền với bản mệnh của thiên tính nữ.
HUỲNH HỮU ỦY
Trong quá trình hình thành nền văn hóa dân tộc, giấy dó đã góp phần trong việc phát triển học thuật và nghệ thuật.
VŨ LÂM
Thực hành nghệ thuật theo tư duy nghệ thuật hiện đại, hậu hiện đại đang là bức tranh chung của các nghệ sĩ thị giác trẻ tuổi trong những thập niên qua như: Hà Mạnh Thắng, Phạm Huy Thông, Nguyễn Huy An, Vũ Đức Toàn, Bàng Nhất Linh, Thái Nhật Minh... Nghệ thuật của họ là sự pha trộn giữa tư duy nghệ thuật phương Tây và những cảm thức văn hóa của người Việt.
KHẢ HÂN
Alexander Bolotov là một họa sĩ người Ukraine, sinh ra và lớn lên tại thành phố Donetsk, Ukraine.
KHẢ HÂN
Vào ngày 26/03/2018, ArtQuench Magazine (Tạp chí làm thỏa mãn cơn khát nghệ thuật, viết tắt là AQM) đã công bố Hợp tuyển nghệ thuật và nhiếp ảnh ấn bản số II, qua đó nhằm giới thiệu đến đông đảo công chúng yêu nghệ thuật một số các tác phẩm nhiếp ảnh và nghệ thuật đặc sắc nhất trên thế giới, những tác phẩm mà AQM xem như là đặc biệt độc đáo và đem lại một nguồn cảm hứng đầy ấn tượng.
KHẢ HÂN
Trong khoảng những năm 1990, càng ngày hướng tiếp cận liên ngành với mục đích tiến hành diễn giải về các khía cạnh văn hóa trong sự đăng đối với sinh thái và môi trường theo một viễn tượng phê phán bắt nguồn từ bên ngoài lịch sử nghệ thuật truyền thống đã dần dần tạo được tiếng nói ngày một hoàn chỉnh hơn, đó chính là nhánh nghệ thuật phê bình sinh thái.
KHẢ HÂN
Nghệ thuật quân sự là loại hình nghệ thuật quan tâm đến các vấn đề về quân sự, ngoài điều này ra phong cách và phương tiện chuyển tải chúng đều ít được quan tâm hơn so với đề tài của nó.
TRIỀU SƠN
Lần đầu tiên, một triển lãm mỹ thuật sáng tác chuyên sâu về Chủ tịch Hồ Chí Minh được trưng bày tại Huế, mang một góc nhìn đầy ắp tình cảm về Bác Hồ kính yêu.
KHẢ HÂN
BẠCH DIỆP
Nàng vừa lạ vừa quen như bước ra từ khu vườn hoa hồng đầy ánh sáng.
KHẢ HÂN
Mùa thu không chỉ là đề tài gợi hứng cho những bức tranh phong cảnh mà còn là đề tài vẫy gọi hội họa thăng hoa trên những vùng miền của tưởng tượng. Một trong số những trào lưu thể hiện được chiều hướng này là hội họa siêu thực.
KHẢ HÂN
Nghệ thuật động lực là một trào lưu nghệ thuật hướng đến việc khai thác những hiệu ứng của sự chuyển động gây ra ở trong không gian.
NGUYỄN HÀNG TÌNH
“Mơ mộng” cũng là một đặc tính của giống loài này, người.
Có người quên, có người từ bỏ, có người lao vào.
KHẢ HÂN
Glenn Brown, họa sĩ người Anh, sinh năm 1966, hiện đang được xem là một trong số những họa sĩ nổi tiếng của hội họa thế giới đầu thế kỷ XXI.
Mới đây, tại Hội Mỹ thuật TPHCM, họa sĩ Bùi Quang Lâm đã triển lãm 55 bức tranh sơn dầu với chủ đề Miền đất lạ. Những tác phẩm được vẽ trong 30 năm về những miền đất lần đầu họa sĩ đặt chân đến, nhưng đã tạo nên những cảm xúc buộc họa sĩ… phải cầm cọ. Miền đất lạ được vẽ từ miền Tây Nam bộ đến Bắc bộ và Tây Bắc.
Trên những con phố nhộn nhịp ở phố cổ Hà Nội, tuy chỉ có một vài cửa hàng bán tranh cổ động, nhưng lại hấp dẫn khiến không ít du khách nước ngoài ghé thăm.
Cuối thế kỉ XIX, khi máy ảnh phương Tây bắt đầu du nhập sang các nước châu Á, ở Nhật Bản có trào lưu chụp ảnh chân dung. Đáng chú ý, bonsai là một trong những nghệ phẩm được các tầng lớp người Nhật chọn lựa để chụp cùng nhiều nhất.
Sinh ra trong gia đình “Danh gia vọng tộc” về nghệ thuật, có bố là NSND Doãn Hoàng Giang lừng lẫy của sân khấu, mẹ là nữ diễn viên Nguyệt Ánh được xếp vào hàng mỹ nhân nghiêng nước, nghiêng thành của thập niên 70 nhưng Doãn Hoàng Lâm không núp dưới bóng cả.
Sau nửa thế kỷ miệt mài sáng tác, họa sĩ Lê Hàn đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật, giành được nhiều giải thưởng uy tín. Nhưng nhắc đến sự nghiệp của ông, người yêu hội họa nhớ mãi những bức tranh vẽ chân dung phụ nữ bình dị mà vẫn toát lên vẻ đẹp nội tâm sâu thẳm.