Ra mắt tuyển tập của tác giả “Khúc hát sông quê”

09:51 25/12/2019

Nhà xuất bản Văn học và bạn bè, người thân, những người yêu mến tác giả Nguyễn Trọng Tạo - người nghệ sĩ tài hoa này vừa hoàn thành và ra mắt Nguyễn Trọng Tạo - tuyển tập. Bộ sách được giới thiệu tới công chúng trước ngày giỗ đầu của ông được xem như một ném tâm hương thành kính dành để tri ân tới người nghệ sĩ tác giả “Khúc hát sông quê”.

Nhà thơ- nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo

Ra mắt tuyển tập của tác giả 'Khúc hát sông quê' ảnh 1
Nguyễn Trọng Tạo- tuyển tập là nén hương tri ân dành cho người nghệ sĩ tài hoa

Nguyễn Trọng Tạo - Tuyển tập được in trên khổ 14,5*20,5, bìa cứng. Tập 1, Thơ và nhạc với 348 bài thơ, trường ca và 72 bài nhạc. Trong đó, phần thơ được ban biên soạn chia làm nhiều phần nhỏ theo từng chủ đề. Tập 2, Văn xuôi với 121 bài viết, bao gồm 9 truyện ngắn và vừa, 13 tạp văn, 13 bài trả lời phỏng vấn và 86 bài viết về văn chương- cảm- luận, lý luận phê bình, chân dung, tự sự. Tập 3, Nhịp đồng dao - Những bài viết về Nguyễn Trọng Tạo với 48 bài viết của các văn nghệ sĩ về chân dung và các sáng tác của ông.     
 
Ra mắt tuyển tập của tác giả 'Khúc hát sông quê' ảnh 2
Bạn bè và những người yêu mến, trân trọng tài năng của tác giả Nguyễn Trọng Tạo đã cùng chung tay thực hiện tuyển tập dành tưởng nhớ ông

Chia sẻ về việc biên soạn Nguyễn Trọng Tạo - Tuyển tập, nhà thơ Trần Quang Quý, Trưởng nhóm biên soạn bộ sách chia sẻ: “Những ngày tháng cuối trong cơn bạo bệnh, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo gọi tôi xuống nhà và nhờ tôi toàn quyền làm bộ sách về các tác phẩm văn học, nghệ thuật của anh. Tôi đã hứa với anh là sẽ bàn với những người bạn, những người em thân thiết và yêu quý anh về việc này và dặn dò cháu Hương, con gái lớn của anh tập hợp tư liệu, tranh thủ lúc anh còn tỉnh táo để hỏi các file tư liệu tác phẩm của anh, tập hợp toàn bộ lại, chuẩn bị cho việc làm sách sau này. Sau khi anh Tạo mất, nhóm bạn bè, những người em yêu quý của nhà thơ: nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha, TS. Phạm Ngọc Ngoạn, tôi, nhà thơ Tuyết Nga, họa sĩ Đỗ Phấn, họa sĩ Văn Sáng, đã có nhiều bàn bạc, tự phân công nhau mỗi người một việc để tuyển tập của anh sớm đến được với công chúng. Rất may, khi liên hệ với Giám đốc - Tổng Biên tập NXB Văn học, TS. Nguyễn Anh Vũ anh nhiệt thành ủng hộ cho ý tưởng và gấp rút cùng chúng tôi thực hiện bộ sách này”.
 
Ra mắt tuyển tập của tác giả 'Khúc hát sông quê' ảnh 3
Triển lãm ảnh "Chân dung Nguyễn Trọng Tạo"

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, nhà thơ - nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo đã từng xuất bản hơn 20 đầu sách gồm thơ, văn xuôi, nhạc, phê bình tiểu luận và nhận được nhiều giải thưởng, đặc biệt là Giải thưởng Nhà nước về Văn học- Nghệ thuật năm 2012 cho tập thơ Đồng dao cho người lớn và trường ca Con đường của những vì sao (Trường ca Đồng Lộc).
 
Về thơ Nguyễn Trọng Tạo, nhà thơ Lê Thành Nghị chia sẻ: “Nguyễn Trọng Tạo là một nhà thơ rất có ý thức làm mới thơ mình. Thơ anh được viết bởi những cảm xúc chân thành của một tâm hồn cởi mở, dám nói lên những khát vọng, những nỗi đau riêng tư của mình, dám nói lên những nhức nhối của xã hội, của cuộc sống, tạo ra những đồng cảm của người đọc”.
 
Ra mắt tuyển tập của tác giả 'Khúc hát sông quê' ảnh 4
Triển lãm sẽ trưng bày 72 tác phẩm và đó cũng là tuổi thọ của tác giả Nguyễn Trọng Tạo

Chia sẻ trong tuyển tập Thơ và Nhạc, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha - người bạn đồng hành cùng những thăng hoa của Nguyễn Trọng Tạo viết: “...được là người sưu tầm và tuyển chọn âm nhạc của Nguyễn Trọng Tạo cho tuyển tập văn- thơ- nhạc đồ sộ do NXB Văn học ấn hành, tôi đã chọn đúng 72 tác phẩm đặc sắc của bạn mình giới thiệu cùng đông đảo người hâm mộ. 72 nhạc phẩm được chia làm 4 phần với những nội dung: Hùng ca- Tình ca- Đời ca và Nhi ca. Âm nhạc Nguyễn Trọng Tạo còn nhiều, hẳn phải đợi khi làm toàn tập thì mới có thể giới thiệu hết với mọi người. Song rất hy vọng qua 72 nhạc phẩm đặc sắc này, người mến mộ vẫn nhận ra lấp lánh một Nguyễn Trọng Tạo tài hoa của làng văn nghệ Việt Nam”.

Ngày 25-12, nhân buổi ra mắt tuyển tập, triển lãm ảnh “Chân dung Nguyễn Trọng Tạo” của nhiếp ảnh gia Nguyễn Đình Toán cũng được tổ chức. Triển lãm chân dung Nguyễn Trọng Tạo và những người bạn qua 25 năm (từ 1993 đến 2018), dự kiến số ảnh được triển lãm lần này là 72 bức, tương đương với tuổi thọ của Nguyễn Trọng Tạo....

Theo Mai An - SGGP

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • 2 đầu sách Thú lang thang người Hà Nội và Thú ăn chơi người Hà Nội (2 tập) của nhà văn Băng Sơn vừa được Huy Hoàng Bookstore tái bản và ra mắt độc giả. Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tiến cho rằng, đọc lại những cuốn sách này có thể nhận thấy tình yêu rất lớn Băng Sơn dành cho Hà Nội.

  • Trong giới nghiên cứu, cái tên Nguyễn Thị Hậu rất quen thuộc, mọi người còn đặt cho chị cái tên thân thiết là “Hậu khảo cổ”.

  • Tiểu thuyết “L’Étranger” nổi tiếng của nhà văn, triết gia người Pháp Albert Camus đã được độc giả Việt Nam biết tới qua bản dịch “Người xa lạ” từ những năm 60 của thế kỷ trước.

  • Cuốn sách “Cô gái đến từ hôm qua” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh vừa được NXB Trẻ ra mắt phiên bản đặc biệt nhân dịp chuẩn bị công chiếu bộ phim cùng tên do đạo diễn Phan Gia Nhật Linh chuyển thể kịch bản và dàn dựng.

  • Sau 12 năm từ lần xuất bản đầu tiên, tiểu thuyết lịch sử “Trần Quốc Toản” của nhà văn Lưu Sơn Minh “tái xuất” với diện mạo mới cả về nội dung lẫn hình thức. Ngày 15/6/2017, nhân dịp “Trần Quốc Toản” phiên bản mới (họa sĩ Thành Phong minh họa, Công ti Cổ phần Văn hóa Đông A và Nxb Văn học liên kết ấn hành) ra mắt bạn đọc, buổi giao lưu với nhà văn Lưu Sơn Minh đã diễn ra tại Nhà sách Cá Chép - 115 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.

  • Đó là tác phẩm mới ra mắt của nhà thơ Nguyễn Duy. Tác phẩm là tập hợp các bài viết vốn đã đăng rải rác trên các báo nhiều năm nay.

  • Nguyễn Quang Thiều tâm sự rằng, suốt cả tuổi thơ của những đứa trẻ thôn quê như ông, có một ngọn gió không bao giờ ngưng thổi, đó là ngọn gió của… đói rét.

  • Nhiều trang viết của tác giả mô tả chuyện quan hệ trai gái với từ ngữ bị nhận xét phản cảm.

  • Tiếp sau tập truyện “Đỉnh khói” quy tụ các truyện ngắn về chiến tranh và đời thường, Nguyễn Thị Kim Hòa tiếp tục diện kiến bạn đọc bằng tập truyện “Con chim phụng cuối cùng”. Tập sách gồm 9 truyện ngắn đều tập trung vào đề tài lịch sử với những nhân vật nữ ám ảnh.

  • Các nhà văn Sài Gòn trước đây đều viết feuilleton (tiểu thuyết đăng báo nhiều kỳ). Đầu tiên là có thu nhập hằng tháng để lo cho nồi cơm. Thứ nữa là để độc giả biết tên tuổi, biết tiểu thuyết của mình. Thứ ba là việc viết feuilleton thúc đẩy nhà văn sáng tác liên tục, đồng thời nắm được thị hiếu, yêu cầu của người đọc đương thời.

  • Tác phẩm "Ta có bi quan không?" của Khải Đơn kể những trải nghiệm khó khăn trên hành trình trưởng thành của người trẻ.

  • Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) Chu Văn Hòa cho biết Cục đang lập hồ sơ để ra quyết định thu hồi cuốn sách “Miếng ngon Hà Nội” do Nhà xuất bản Dân trí liên kết với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Văn hóa Minh Tân – Nhà sách Minh Thắng phát hành do cuốn sách có sai phạm nghiêm trọng về nội dung.

  • Giọt sầu đa mang là cuốn tiểu thuyết thứ 9 của nhà văn Nguyễn Đình Tú. Điểm đặc biệt ở nhà văn này khiến cho anh bật lên so với các nhà văn cùng thế hệ là sức viết khỏe, viết đa dạng nhiều chủ đề...

  • Ở tuổi 85, nhà văn “lão làng” Nguyễn Xuân Khánh tuyên bố dừng viết, bằng một “dấu chấm” được cho là tác phẩm xuất sắc nhất trong đời văn nghiệp của ông: “Chuyện ngõ nghèo”. Nhưng một mặt, ông lại tiếc, kể chi quỹ thời gian của mình còn nhiều, để có thể... học thêm hai ngoại ngữ nữa.

  • Những cuốn tự truyện viết về tuổi thơ thời chiến tranh, thời bao cấp xuất hiện trên văn đàn không chỉ là những câu chuyện của ký ức tác giả mà còn như những cánh cửa mở ra để độc giả khám phá, tiếp cận với lịch sử ở nhiều góc cạnh khác nhau.

  • “Kim Thiếp vũ môn” là một quyển sách mà cấu trúc, văn phong và bút pháp không theo tiền lệ, nhưng mỗi câu chữ, mỗi chương, mỗi hồi không chỉ là lịch sử, là khoa học, là tiểu thuyết mà còn là tình yêu, là thân phận, là văn chương, thế sự, cuộc đời...

  • Trường ca “Ngụ ngôn của người đãng trí” đã đưa Ngô Kha - một nhà thơ tranh đấu trong phong trào hòa bình và dân tộc ở Huế - trở thành nhà thơ Việt đầu tiên kết hợp được thơ siêu thực và thơ yêu nước.

  • Nhân kỷ niệm 42 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2017), NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật vừa cho ra mắt ấn bản tiếng Anh cuốn tiểu thuyết “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” của nhà báo - nhà văn Trần Mai Hạnh. Theo nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, sự thật trong cuốn sách là thứ kim cương của văn học tư liệu.

  • Sẽ thật vô duyên nếu viết dài dòng về một cuốn sách kiệm chữ từ tiêu đề trở đi, như trường hợp "Thấy" của Lê Thiết Cương. Nhưng một khi đã “thấy” ở sách nhiều điều cần thấy mà không cất lời thì e rằng kìm nín là một lựa chọn hời hợt.

  • Tính đến năm 2016, nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Hà đã sở hữu sáu tập thơ (Gửi con lời ru, Đi ngang chiều gió, Cỏ mặt trời, Người gánh vô hình, Đứt dải yếm, Ngả vào nguyên khôi), một tập tản văn (Lạc trong đêm liêu trai), ba tập truyện ngắn (Đầm ma, Ám ảnh, Con sóng màu hổ phách), một tiểu thuyết (Mưa trong nắng). Đó là những con số biết nói. Đôi lúc tôi cứ vân vi mà nghĩ rằng, người phụ nữ mảnh mai, dịu dàng này lấy đâu ra sức lực để viết được cả ngàn trang sách như thế, nếu không là đam mê chữ nghĩa, văn chương. Hẳn là cái nghiệp!