“Hừng Đông” viết về “đêm trước” của cách mạng Việt Nam, giai đoạn trước khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) đến cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Trong bối cảnh ấy, nhà văn không chạy theo sự kiện, biến cố, mà hướng tới con người cụ thể với tư cách một nhân vật văn học - chiến sĩ Cộng sản Phan Đăng Lưu.
Chương trình có sự tham dự của nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu lý luận phê bình văn học, đại diện gia đình nhà cách mạng Phan Đăng Lưu
"Đêm trước" của cách mạng
Chào mừng Đại hội XIII của Đảng, sáng 30.12, tại Hà Nội, NXB Văn học phối hợp với Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam và Công ty Văn hóa & Truyền thông Liên Việt tổ chức ra mắt tiểu thuyết “Hừng Đông” về hình tượng người cộng sản thời dựng Đảng, cứu nước của nhà văn, nhà biên kịch Nguyễn Thế Kỷ.
"Hừng Đông" là cuốn tiểu thuyết tư liệu về Phan Đăng Lưu (5.5.1902 - 28.8.1941, quê ở thôn Đông, xã Hoa Thành (trước là xã Tràng Thành), Yên Thành, Nghệ An) - nhà cách mạng tiền bối, một trí thức tiêu biểu xuất sắc của Đảng và nhân dân ta đã sống, chiến đấu, hy sinh vì lý tưởng cách mạng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc nhân dân. Phan Đăng Lưu sinh ra trong một gia đình nông dân có truyền thống Nho học, yêu nước, yêu lao động, nhân ái, nghĩa tình. Ông sớm bộc lộ tư chất thông minh, hiếu học, can đảm, khí khái; giỏi về chữ Hán, tiếng Pháp, văn học, nông học, chính trị học, xã hội học... Những năm tháng tuổi trẻ, Phan Đăng Lưu ấp ủ hoài bão giải phóng đất nước, đưa nước ta theo con đường độc lập, tự do, dân chủ, tiến bộ.
Bằng nghệ thuật ngôn ngữ, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã tái hiện chân thực, trách nhiệm và sinh động cuộc đời, sự nghiệp cách mạng sôi nổi, nhiều sáng tạo, nhiều gian khổ, hy sinh của nhà cách mạng tiền bối, từ lúc ông tốt nghiệp trường Canh Nông của Pháp; quyết tâm từ bỏ cuộc sống của một viên chức trong bộ máy thực dân, tham gia Hội Phục Việt, sau chuyển thành Hội Hưng Nam, rồi Đảng Tân Việt và trở thành cán bộ lãnh đạo chủ chốt của đảng này. Sau đó ông trở thành cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Cộng sản Đông Dương, được giao trọng trách Ủy viên Xứ ủy Trung Kỳ (từ 1936), Ủy viên Ban Thường vụ Xứ ủy Trung Kỳ (tháng 3.1937), Ủy viên Trung ương Đảng (1937), Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (1938 - 1940).
Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ chia sẻ: “Hừng Đông” nói về đêm trước của cách mạng, đầy máu lửa, hy sinh, nhưng tinh thần của những chiến sĩ cách mạng lúc đó thật tuyệt vời, trong khó khăn gian khổ họ vẫn lạc quan, tâm hồn phong phú. Tôi cố gắng khắc họa tình cảm của nhà cách mạng Phan Đăng Lưu với quê hương, với gia đình, với đồng chí của mình... Điều cần nói về Phan Đăng Lưu là nhà tri thức theo cách mạng, nhìn mọi sự vật hiện tượng với tư duy khoa học, sắc sảo và bản lĩnh”.
Năm 2015, ông Nguyễn Thế Kỷ viết kịch bản sân khấu “Hừng Đông” về nhà cách mạng Phan Đăng Lưu, sau đó chuyển sang thể loại tiểu thuyết. Cái khó của tiểu thuyết tư liệu, theo nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, phải bảo đảm tính chính xác, nhân vật, sự kiện lịch sử không được hư cấu. Tuy nhiên, nhà văn có quyền đi sâu vào nội tâm của nhân vật và hư cấu một số nhân vật phụ...
Về quá khứ để tìm câu trả lời cho hiện tại
Tại lễ ra mắt tiểu thuyết “Hừng Đông”, nhà văn Nguyễn Văn Thọ nhận định: Thực tế, hiểu biết của chúng ta về Phan Đăng Lưu không nhiều, cuộc đời và những đóng góp của nhà cách mạng đọng lại chỉ trong lịch sử Đảng, số liệu khô khan. Tuy nhiên, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã tạo nên được nhân vật xuyên suốt là nhà cách mạng đầy đủ cá tính, chân dung, ứng xử, có những đặc tính riêng. Qua 11 chương, tác giả vẽ lên quá trình hoạt động tương đối đầy đủ về nhà cách mạng Phan Đăng Lưu. Đọc mỗi chương gần như truyện ngắn, vì gói gọn một vấn đề. Qua đối thoại của các nhân vật trong tác phẩm, tác giả đã bộc lộ tính cách nhân vật và cả chủ trương, đường lối cách mạng trong từng giai đoạn. Không chỉ nói về quá khứ, các vấn đề của cuốn tiểu thuyết đưa ra vẫn mang tính thời đại. Tuy nhiên, nhà văn còn dùng một số từ quá hiện đại so với thời kỳ đầu thế kỷ XX...
Còn nhà phê bình Bùi Việt Thắng cho rằng: “Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã tái hiện được nhân vật từ những vấn đề chung (đấu tranh cách mạng) đến những vấn đề riêng của nhân vật. Viết về lịch sử không thể “bịa”, nhất là về nhà cách mạng kiệt xuất, nhưng cách nhà văn đi vào thế giới nội tâm của nhân vật, có những đoạn trữ tình rất hay”.
Cũng theo nhà phê bình Bùi Việt Thắng, dòng văn chương/tiểu thuyết về đề tài truyền thống (lịch sử, cách mạng, chiến tranh) có xu hướng được kéo gần lại, xét về mặt thời gian, đó là những biến cố của thời hiện đại (thế kỷ XX). Bắt đầu từ “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” (2014) của tác giả Trần Mai Hạnh viết về thời khắc lịch sử sụp đổ thảm bại và tất yếu của chính thể Việt Nam Cộng hòa, ngày 30.4.1975. Trong cuộc thi tiểu thuyết lần thứ 5 (2016 - 2019) của Hội Nhà văn Việt Nam, những cuốn tiểu thuyết lịch sử đoạt giải đều có xu hướng “kéo" lịch sử lại gần hơn với độc giả như “Gió bụi đầy trời” của Thiên Sơn, “Đường về Thăng Long” của Nguyễn Thế Quang, “Võ Nguyên Giáp” của Vũ Xuân Tửu, “Gió Thượng Phùng” của Võ Bá Cường... Chúng khác với xu hướng đẩy xa, xét về thời gian, lịch sử như “Từ Dụ Thái hậu” của Trần Thùy Mai, “Mệnh đế vương” của Trương Thị Thanh Hiền, “Thị Lộ chính danh” của Võ Khắc Nghiêm, “Chim bằng và nghé hoa” của Bùi Việt Sỹ, “Hùng binh” của Đăng Ngọc Hưng...
Lý giải vấn đề trên, nhà phê bình Bùi Việt Thắng cho rằng: “Chúng ta đang đứng trước những vấn đề rất nhạy cảm của chủ quyền lãnh thổ, những vấn đề về các thang giá trị văn hóa, đạo đức có nguy cơ xuống cấp, tinh thần đoàn kết giảm sút nơi này, lúc khác khiến cho phân tán lực lượng, suy giảm sức mạnh cộng đồng. Vì thế, chúng ta cần tìm những câu trả lời cho hiện tại từ quá khứ gần. Đó là động hướng tinh thần “ôn cố tri tân" cần thiết và cấp bách hiện nay”.
(Đọc Áp tai vào đất, Lê Quang Trạng, Nxb Hội Nhà văn, 2017)
Nhà văn Nguyễn Thành Nhân (ảnh) được biết đến với tiểu thuyết Mùa xa nhà viết về những tháng năm anh làm nghĩa vụ quốc tế trên đất bạn Campuchia. Đây là tác phẩm đầu tay tạo được tiếng vang giúp anh tiến sâu hơn với nghề viết.
Chiều ngày 12/4, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam diễn ra tọa đàm giới thiệu hai cuốn tiểu thuyết “Phố Academy” ( tác giả Mary Costello, Hà Nguyễn dịch) và “Tuần lễ náu mình” (tác giả Maeve Binchy, Nguyễn Nhật Tuấn dịch) do Nhà xuất bản Phụ nữ cùng sự tài trợ của Đại sứ quán Ireland.
Tập sách 'Mỗi người một chỗ ngồi' mang phong vị văn chương "lạnh, sắc và tinh tế" của cây bút truyện ngắn tiêu biểu một thời.
Theo nhà nghiên cứu Trần Nhật Vy, đó là thời kỳ đầu của văn chương Sài Gòn gắn liền với thuở bình minh của báo chí chữ Quốc ngữ. Trần Nhật Vy đã tìm thấy nhiều tác phẩm có giá trị văn học sử trong quá trình nghiên cứu báo chí chữ Quốc ngữ cuối thế kỷ 19.
Nhà văn Vũ Hùng là tác giả của 40 đầu sách, trong đó có 2 tác phẩm được giải thường niên của Hội Nhà văn Việt Nam: truyện đồng thoại Sao Sao (1982) truyện ký Sống giữa bầy voi (1986).
Sau một gian nghiên cứu tìm tòi thể nghiệm, nhà văn Nguyên Hương vừa “trình làng” bộ ba “Tớ muốn đi cùng trời cuối đất” dành cho lứa tuổi học trò với cách viết mới mẻ, sử dụng yếu tố kì ảo khiến tác phẩm thêm phần cuốn hút.
“Bãi vàng và những chuyện tình nho nhỏ” bao gồm 15 truyện ngắn của nhà văn Ma Văn Kháng viết về tình yêu và thân phận người phụ nữ trong những cuộc tình trái ngang. Dưới ngòi bút của ông, tình yêu được miêu tả là “thuộc tính của những kẻ mang danh tính là con người,” (trích truyện ngắn “Bãi vàng”).
Truyện Linda Lê phản ánh thời biến động khó quên của một xứ sở, song hành hồi ức của một người đàn bà tâm thần, sống cô độc ở Paris.
Sáng nay (27/2), chuỗi sự kiện Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XVI chính thức khởi động với hội thảo về thơ với chủ đề “Những vấn đề của thơ Việt Nam hiện nay” tại Hà Nội.
Ba cuốn sách của cố nhà văn Tô Hoài (“Giữ gìn 36 phố phường,” “Những ký ức không chịu ngủ yên” và “Người con gái xóm Cung”) chính thức ra mắt độc giả vào trong dịp đầu năm 2018.
“Giải thưởng sự nghiệp văn học” - một giải thưởng mới của Hội Nhà văn Việt Nam đã được trao cho nhà văn Vũ Hùng – cây viết đã bền bỉ dành cả cuộc đời mình để viết về trẻ em, muông thú, thiên nhiên.
Liên tiếp hai năm qua, Ma Văn Kháng trình làng 2 cuốn tiểu thuyết mới và mới đây một NXB cùng lúc phát hành 8 cuốn cả tiểu thuyết và truyện ngắn của cây bút có sức viết bền bỉ hàng hiếm ở Việt Nam. Nhưng Ma Văn Kháng liệu có còn phù hợp với đọc giả trẻ hôm nay, theo nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên vẫn là “câu hỏi khó”. Còn nhà văn Nguyễn Khánh Tình nói “đọc Ma Văn Kháng, tâm hồn tôi dịu đi”.
Đầu năm 2018, nhiều tựa sách văn học nước ngoài thú vị được các nhà xuất bản trong nước giới thiệu tới độc giả Việt Nam.
Sáng 25/1, Hội Nhà văn Việt Nam đã chính thức công bố danh sách Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 2017.
Với 66 bài viết được chia làm 3 phần, cuốn sách “Như mây thong dong” của tác giả Lưu Đình Long do NXB Văn hóa - Văn nghệ và công ty Saigonbooks ấn hành là một trong những thông điệp đẹp và tình yêu và người trẻ hiện nay.
Tối 5/1, tọa đàm “Văn chương nói với ta điều gì về kẻ khác” được Bảo tàng thấu cảm và Khóa học mùa thu và phát triển (ASOD) đồng tổ chức nhằm hướng tới cái nhìn đa chiều và khoa học xung quanh vấn đề thấu cảm nói chung và vấn đề thấu cảm trong văn chương nói riêng.
Không hẹn mà gặp, gần như cùng một lúc NXB Kim Đồng cho ra mắt hai tập chân dung văn học “Đi tìm giấc mơ” của tác giả Trần Hoàng Thiên Kim và “Như cánh chim trong mắt của chân trời” của Văn Thành Lê.
Được viết từ trước năm 1975, bộ 3 tác phẩm truyện dài gồm “Áo tím qua đường”, “Mối tình như sương khói” và “Còn những bóng mưa tan” của nhà văn Từ Kế Tường về tình yêu tuổi mới lớn từng được đông đảo các thế hệ độc giả đón nhận.
Cảm nhận đầu tiên khi đọc “Văn nghệ Hà Nội những năm 1947 – 1954”, hồi ức - biên khảo của Lê Văn Ba (NXB Hội Nhà văn, 2017) là cuốn sách ngồn ngộn tư liệu và hấp dẫn. Lê Văn Ba có đủ điều kiện, hoàn cảnh và tư cách để làm việc này. Ông sống, sáng tác và hoạt động bí mật trong Hà Nội tạm chiếm, từng bị địch bắt và giam ở Nhà tù Hỏa Lò (hòa bình lập lại năm 1954 ông tròn 20 tuổi).