Quảng Điền đang lo sau lũ

10:39 31/10/2009
YÊN CHÂUQuảng Điền là một trong những huyện bị lũ lụt nặng nhất Thừa Thiên.Có thể kể ra đây mấy con số: 42 người chết, 13.000 tấn lúa bị thối, 3078 con trâu bò bị chết, 34 cây số đê bị vỡ.

Từ ngày giải phóng đến nay, chưa có năm nào được mùa lớn như năm 1999 này. Thật tội. Được mùa ngoài đồng, nhưng lại mất mùa ngay trong chính nhà mình. Nhìn mười mươi ngay trước mặt cả kho lúa lên mậm, mà chịu, gạt nước mắt, bó tay.

Kể chuyện lụt, anh Nguyễn Văn Hinh chủ tịch huyện lắc đầu:

- Sau 10 năm chia huyện, Quảng Điền cố gắng xây dựng cơ sở hạ tầng, hy vọng xã hội mỗi ngày một khá lên, ai ngờ một trận lụt mất trắng hoàn toàn. Bây giờ Quảng Điền lại bắt đầu từ hai bàn tay trắng.

Chưa bao giờ nước ập xuống Quảng Điền nhanh thế. Mới buổi sáng nước ở cổng huyện mới ngập bàn chân. Đến trưa nước đã mênh mông, quá ngực. Xã ngập sâu nhất là Quảng An. Có chỗ sâu tới hơn 4 mét nước. Dân cả huyện chỉ kịp "bỏ của chạy lấy người".

Các nhà cao tầng lần này được việc. Hơn 1000 người dân chạy tới các cơ quan huyện trú ngụ. Đây là dịp huyện được trực tiếp nuôi đồng bào của mình ngay trong cơ quan huyện.

Quãng đê Nho Lâm bên sông Bồ lại vỡ. Nước đổ vào cuồn cuộn. 1200 dân Quảng Thành đổ xô vào ở trong ngôi trường trung học cơ sở của xã. Mọi thứ dân đem tới thành của chung, chia nhau sống qua ngày chờ nước rút.


(Hàng cứu trợ ở xã Quảng Thành - Ảnh: Nguyễn Văn Thanh)


Không có những ngôi nhà cao tầng ấy, người dân sẽ rất khó khăn tìm được chỗ bấu víu khi bốn bề là nước mênh mông. Chỉ trớ trêu thay ngôi nhà trụ sở của xã Quảng Phước vừa xây xong với vốn chi phí 360 triệu đồng. Sáu chục người dân Quảng Phước quanh đó chạy tới trụ sở. Đêm nước vỡ đê Sịa, chảy vào như thác. Ngôi trụ sở mới rung rinh, đổ sạt một góc mái, may không ai việc gì. Ngày hôm sau nhìn ra, bốn bề mênh mông nước. 60 người kêu cứu. Xã đưa thuyền tới. Vừa đưa xong 60 người ra khỏi ngôi nhà cao tầng thì do nước khoét sâu dưới móng, nhà sập. Thật hú vía.

Nhớ có độn cát cao, dân Quảng Phước chạy cả lên đó. Căng ni-lông cạnh các bờ tường lăng mộ. Túm tụm nhau. Chia nhau từng củ khoai, lon gạo. Một phần dân chủ quan. Mưa gió mùa đông bắc đâu có lớn đến thế. Nước lụt cao không ngờ dân trở tay không kịp, chỉ kịp trèo lên xà nhà, bám mái. Dân 2 thôn Uất Mậu, Vân Càng mỗi ngày nấu tới 2 tạ gạo, vắt từng vắt, chở ghe đến gõ cửa từng nhà đưa cơm cho người đang nằm trên xà. Riêng việc đó cũng đã là một kỳ công.

Gian khổ nhất là nhân dân hai xã Quảng Ngạn, Quảng Công ở bên kia phá Tam Giang. Một dải đất cát dài mấy cây số, vốn đã biệt lập với đất liền. Có gió lớn, thuyền qua phá Tam Giang sẽ bị lật ngay. Lũ lần này Quảng Ngạn, Quảng Công bị biệt lập hoàn toàn. Nhưng đó là một thử thách. Dân phía bờ phá gồm các thôn Cương Gián, Phường An, Thông Thiền, An Lộc làm ruộng, nuôi tôm. Đất đai ở đây ít, mỗi khẩu mươi thước đất là cùng. Sau mỗi mùa, gia đình nào có dăm tạ lúa đã là khá. Dân phía ngoài bờ biển thuộc các thôn Lãnh Thủy, Thành Công, Tân Mỹ A, Tân Mỹ B, Tân Mỹ C đánh cá. Có được hỗ trợ của nước ngoài, nên xây được nhà kiên cố.

Lũ về, dân nông nghiệp ngập, chới với. Dân các làng chài ngư nghiệp ven biển hò nhau vác thuyền chạy qua bãi cát về cứu dân nông nghiệp. Đưa tới 2000 người qua làng biển sống những ngày lũ lớn. Lúc thường, kéo thuyền ghe từ biển lên cát đã khó. Vậy mà lúc cần, vác được thuyền chạy qua bãi cát là cả một huyền thoại không ai ngờ tới. Lúc chia tay, dân ngư nghiệp còn cứu trợ cho dân nông nghiệp được 20 tấn gạo.

Anh Nguyễn Văn Giải, phó chủ tịch huyện Quảng Điền bùi ngùi:

- Quảng Điền mất mát rất nhiều, song cái được của Quảng Điền là tình người. Đây là dịp dân Quảng Điền hiểu nhau, quý mến nhau, không phải từng xóm, từng làng, mà cả huyện đùm bọc nhau như thời chiến tranh vậy.

Bây giờ cơn lũ đã qua rồi, nhưng trước mắt Quảng Điền còn đang rất bộn bề.

Một là phải tổ chức lại đời sống cho dân. Quảng Điền có 9 vạn dân. Hiện tại 6 vạn người bị nước lũ cướp mất hết lúa gạo, không còn hạt thóc trong nhà. Với họ đói không phải một vài ngày một vài tháng, ít nhất phải sáu tháng sau, khi gặt lúa mùa, dân mới tự túc được.

Tôi hỏi anh Giải:

- Kế hoạch cứu đói của huyện thế nào?

Anh Giải thành thật đáp:

- Chúng tôi chỉ còn cách là trông chờ vào lương thực cứu trợ. Riêng số 3 vạn người bị trôi hơn 5000 ngôi nhà, họ không có nhà ở, đang ở tạm nhà bà con, chúng tôi sẽ kêu gọi bà con trong huyện giúp đỡ tre, tranh để số 3 vạn người ấy có chỗ che nắng mưa. Sau đó từng bước sẽ tính dần. Một huyện nông nghiệp, ngập như nhau mất như nhau, rất khó gỡ. Cũng không phải gỡ trong một hai ngày.

Hai là Quảng Điền đang rất cần vốn. Dân Quảng Điền có hai nghề chính: đánh cá và làm ruộng. Ngư dân bị chìm, vỡ tới 670 chiếc thuyền. Vốn của họ ở đó. Đời sống của họ cũng ở đó. Không nhanh chóng phục hồi được thuyền thì coi như bó tay, không thể khai thác tôm cá ngoài khơi được. Tội nhất là dân nuôi tôm. Huyện động viên họ dốc hết vốn ra xây dựng được 300 hécta hồ nuôi tôm. Bây giờ bờ hồ bị nước, bị sóng đánh tan tác, chưa xác định được thiệt hại là bao nhiêu. Hồ mất, tôm đang nuôi bị mất. Làm thế nào để họ có vốn tiếp tục sản xuất.

Nông dân mất lúa ăn và nguy hiểm hơn là mất cả lúa giống. Để có đủ thóc giống cho vụ mùa tới đây, toàn huyện cần tới 3000 tấn giống. Không phải chỉ hạt lúa giống là đủ. Giống của Quảng Điền đã được thuần hóa cho từng chân ruộng. Nếu không năng suất sẽ không được bảo đảm.

Để chuẩn bị cho mùa lúa, Quảng Điền phải lo lại toàn bộ hệ thống đê ngăn mặn, đê ở các đập nước và các đường nương dẫn nước về từng ruộng lúa.

Từ đây tới lúc cày bừa cấy cây lúa xuống, làm cỏ, gặt hái là cả một chặng đường dài đối với người nông dân.

Ba là: Một phần ba dân Quảng Điền dùng nước tự nhiên để sinh hoạt, hai phần ba dùng nước giếng. Cả nước tự nhiên lẫn nước giếng hiện tại đang bị ô nhiễm rất nặng. Người dùng nước giếng có thể tát hết nước rồi khử trùng. Còn nước tự nhiên thì tính sao đây. Hàng vạn con trâu bò, lợn gà chết bắt đầu vào giai đoạn thối rữa. Dùng nước tự nhiên chắc chắn không tránh khỏi dịch bệnh. Chúng tôi đang rất lo.

Người nông dân Quảng Điền, ngoài lúa là đời sống chính, họ còn chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn nái để cải thiện đời sống. Tổng số lợn nái của huyện là 7000 con. Tất cả 7000 con ấy đã theo dòng nước cuốn trôi hết. Lấy đâu ra ngần ấy con giống và tiền đầu tư cho những thế hệ lợn tiếp theo.

Càng đi, càng thấy Quảng Điền biết bao nhiêu lo toan, sau vụ lũ lụt kinh hoàng này. Đi vào làng nào cũng ngửi thấy mùi súc vật chết và mùi thóc ngâm lâu ngày chua loét. Họ đem phơi dọc đường. Không biết có nuôi nổi heo gà không.

Các đoàn y tế của tỉnh đã về giúp Quảng Điền khắc phục môi trường.

Các đoàn cứu trợ vẫn tiếp tục đưa hàng về tận xã giúp dân. Cho tới ngày 10-11-1999 Quảng Điền đã nhận được 173 tấn gạo, 38.000 gói mì ăn liền, 6 tấn dầu, 20.518 chiếc quần áo. Số cứu trợ ấy còn rất xa với yêu cầu của Quảng Điền.

Quảng Điền đang trắng tay, đang đứng trước vô vàn khó khăn. Tỉnh và nhân dân cả nước sẽ không bỏ Quảng Điền. Song để đứng vững, Quảng Điền sẽ phải nỗ lực vô cùng.

Y.C
(130/12-1999)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGUYỄN NHÃ TIÊN                         Bút ký"Hồng Lam ngũ bách niên thiên hạ. Hưng tộ diên trường ức vạn xuân". Nghĩa là: đất nước Hồng Lam sau ta năm trăm năm sẽ là một thời kỳ hưng thịnh vạn mùa xuân.Không hiểu những tương truyền về "sấm ký" Trạng Trình "ứng nghiệm" đến dường nào, đâu là nguyên bản và thực hư ra sao? Có điều, chúng tôi đang viếng thăm làng quê Trung Am xã Lý Học huyện Vĩnh Bảo - quê hương của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đúng vào cái khoảng thời gian "sau năm trăm năm" ấy, và nhất là vào giữa cái kỳ gian mà đất nước đang từng ngày" Hưng tộ diên trường ức vạn xuân".

  • TRẦN HOÀNGTrong tiếng Việt, từ "Văn vật" là một từ thuộc nhóm từ gốc Hán và cùng tồn tại song song với các từ: Văn hoá, Văn hiến, Văn minh. Người xưa thường dùng từ này để nói, viết về truyền thống văn hoá của một vùng đất, hoặc của một địa phương. Chẳng hạn, lâu nay, cư dân đồng bằng Bắc bộ đã có câu: "Thăng Long là đất ngàn năm văn vật". Song có lẽ từ "Văn vật" xuất hiện nhiều nhất trong các cụm từ "làng văn vật", "danh hương văn vật". Điều này cho thấy từ xa xưa, tổ tiên ta đã rất quan tâm đến "văn hoá làng" và "làng văn hoá".

  • TÔ VĨNH HÀTrong lịch sử loài người, có những bức tranh, những pho tượng lấp lánh toả ánh hào quang lặng im của chúng trong sự lâu bền của năm tháng. Có những ký ức có thể thi gan cùng vĩnh cửu. Nhưng có lẽ, ngôn từ có sức mạnh riêng mà không một thách thức nào, dù là của không gian hay thời gian có thể làm nhạt nhoà những âm vang của nó. Tất nhiên, một khi nó đã đi vào trái tim và khối óc của con người. 1034 chữ của bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một trong những áng ngôn từ có sức sống bền vững với thời gian như thế.

  • TRẦN QUỐC TOẢN Tôi sinh ra và lớn lên giữa làng Hến bé nhỏ bên bờ sông La xã Đức Tân (tức Trường Sơn ngày nay) huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh. Qua sự nhọc nhằn của cha, vất vả của mẹ đã đút mớm cho tôi từng thìa nước hến, bát cháo hến để rồi tôi lớn dần lên.

  • HỒ TƯNằm trên dải cát ven phá Tam Giang, từ xưa làng tôi cũng đã có một ngôi đình. Đến năm 1946, thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến, Chính quyền cách mạng đã vận động nhân dân triệt phá ngôi đình để tránh cho Tây khỏi làm nơi trú đóng.

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG Đất nước ta, miền Bắc và miền nối liền nhau bằng một dải đất dài và hẹp gọi là miền Trung. Dãy Trường Sơn chạy dọc biên giới phía Tây như một cột sống vươn những chi nhánh dài ra tận biển Đông, làm thành những đèo, trong đó hiểm trở là đèo Hải Vân.

  • PHẠM TIẾN DUẬT1.Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước, khi nghiên cứu về dân tộc học, có luận điểm cho rằng, trong quá trình định cư dần dà từ Bắc vào Nam, các cộng đồng, một cách tự nhiên, hình thành từng vùng thổ âm khác nhau.

  • PHAN THUẬN AN.Nhiều người từng đến Lăng Cô hoặc nghe nói đến địa danh Lăng Cô, nhưng ít ai biết rằng vua Khải Định là người phát hiện ra khu du lịch nghỉ mát này.Có thể nói vua Khải Định là ông vua thích du lịch nhất trong số 13 vị vua triều Nguyễn (1802- 1945). Trong đời mình, nhà vua đã đi du lịch nhiều nơi tring nước và cả nước ngoài nữa.

  • Thiền tông, nhờ lịch sử lâu dài, với những Thiền ngữ tinh diệu kỳ đặc cùng truyền thuyết sinh động, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc văn hóa Á đông xưa và thấm nhuần văn hóa Tây phương ngày nay nên đã cấu thành một thế giới Thiền thâm thúy, to rộng.

  • Anh tôi đang giàu lên với nghề nuôi rắn độc, bị con hổ mang hỏi thăm vào tay. Mấy tiếng đồng hồ cáng tắt qua các cánh rừng đến bệnh viện huyện được cứu sống, nhưng vết thương bị hoại tử, hơn tháng sau mới xuất viện, tiêu tốn hơn chục triệu. Năm sau anh tôi lại bị chính con hổ mang ấy hỏi thăm ở tay kia. Lần này thì tôi đánh xe đi mời thầy thuốc rắn bản Lúng.

  • Đó là làng Lệ Mật thuộc xã Việt Hưng, (thị trấn Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội). Làng này có nghề nuôi bắt rắn, tới nay đã qua 900 năm.

  • Các hoàng đế nước Việt xưa phần lớn giỏi chữ Hán, biết thơ văn, trải Lý, Trần, Lê, Nguyễn đời nào cũng có các tác phẩm ngự chế quý giá. Nhưng tất cả các tác phẩm ấy đều nằm trong quỹ đạo Nho Giáo, dùng chữ Hán và chữ Nôm để diễn đạt cảm xúc về tư tưởng của mình.

  • "Sang Xuân ta sẽ ăn Tết khai hạ vào ngày mùng 7 tháng Giêng".     Vì sao vua Quang Trung dám tuyên bố cả quyết như trên trước mặt ba quân? Tất cả bí mật của cuộc hành binh khôi phục Thăng Long đều được "gói trọn" trong một chiếc bánh chưng.

  • LGT: Nhà văn Thái Vũ với những cuốn tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng như Cờ nghĩa Ba Đình, Biến động - Giặc Chày Vôi, Huế 1885... nay đã gần 80. Tuổi già sức yếu song ông đã hoàn thành tập Hồi ức, gồm 4 phần dày dặn. Trong đấy phần II: HUẾ - QUẢNG NGÃI VÀ LK5 là những trang hồi ức đầy “xốn xang” trước và sau CM tháng Tám.Sông Hương xin trích đăng một phần nhỏ gửi tới bạn đọc nhân kỷ niệm ngày CM tháng Tám thành công và Quốc khánh 2 – 9. 

  • Nếu kể cả những công trình nghiên cứu văn hóa, địa lý, lịch sử có đề cập đến các địa danh ở các tỉnh Trung Trung Bộ thì xưa nhất phải kể đến “ Ô Châu cận lục” của Dương Văn An đời Mạc chép về sông núi, thành trì, phong tục của  xứ Thuận Quảng, từ Quảng Bình đến Quảng Nam. Kế đến là “ Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn tập hợp những tài liệu về địa lý, chính trị, kinh tế, văn hóa trong thời gian làm đô đốc xứ Thuận Hóa cuối thế kỷ 18.