Quá khứ không qua

10:09 31/01/2016

BỬU Ý

Đinh Cường đã vĩnh biệt tất cả chúng ta! Một nghệ sĩ trong cái ý nghĩa toàn diện, cao đẹp nhất, một nghệ sĩ làm lan tỏa nghệ thuật ra chung quanh mình cho gia đình, cho bạn bè, cho cả đời sống, khiến anh trở thành tâm điểm cho những cuộc gặp mặt, những buổi hội hè.

Nhiều mây chim bay không nổi - Tranh Đinh Cường

Đinh Cường làm thơ rất sớm, rất nhiều, đưa thơ vào tranh, và về sau sản sinh thể loại “thơ nhật ký” thấm đẫm chất hội họa và tình bạn một cách độc đáo, bất ngờ và kỳ thú.

Tôi giở lại bao nhiêu thư từ Đinh Cường gửi cho tôi qua mấy chục năm trường, trích lại đó đây một vài câu, mong sao chúng ta bắt gặp lại, qua đó, từng mảnh khảm chân dung người họa sĩ tài ba, rồi luôn cả từng quãng thời gian của đời sống lung linh hình bóng bạn bè cùng biết bao nhiêu điều không dễ quên.

Trích thư của ĐINH CƯỜNG

* Dran, 30.10.1967
Ta đã sống gần tuần lễ nơi vùng cao nguyên này. Suốt ngày chỉ có gió và mây phủ thấp ngoài chân núi. Trời thì lạnh vô cùng. Khi ta ngủ dậy buổi xế chiều, bỗng nhớ những bước chân ngoài phố Saigon. Rồi có dịp Ý lên đây chơi với ta ít hôm. Ta mong lắm.


* Saigon 7.2.1969
Bây giờ ta đang ngồi ở phòng Phạm Công Thiện. Ta và Thiện vừa trên thầy Thanh Tuệ về. Mười giờ đêm. Hồi chiều ngồi với Sơn và Dao Ánh ở Givral.


* Bình Dương 9.4.1969
Và khi ta về Huế còn có mi ở đó. Ta cầu mong cho mi được bình an. Ta ở đây bình thường. Ta vẫn làm bìa sách cho Hoàng Đông Phương và An Tiêm.

Nguyễn Đức Sơn ở trên đó, vợ hắn cứ lên về luôn và hình như hắn đang viết quyển “Lược khảo văn học” gì đó. Phạm Công Thiện vẫn đang dịch quyển “Đóng đinh màu hồng” của Henry Miller. Mi có gửi cho Văn đăng tiếp những truyện ngắn kia không. Có dự định in không. Ta làm bìa sẵn cho. Ta vừa làm bìa “Ngày đó chúng mình yêu nhau” của Phạm Duy tái bản.


* Saigon 24.4.1969
Trưa thứ bảy lên ăn cơm trên An Tiêm. Có cả Phạm Công Thiện và Bùi Giáng. Ông thân sinh thầy Thanh Tuệ đã mất ở Dalat. Ta có đăng phân ưu trên Bách Khoa và Văn. Mấy tên bọn mình.
Báo cho cụ tin buồn là nhà Bùi Giáng ở xóm Bà Hạt cháy sạch trụi. Tiêu luôn cả ngàn quyển sách quý. Quá thảm. Bùi Giáng hiện đang ở trên Thanh Tuệ. Và chán quá rồi. Nhắc cụ luôn.
Ta có đi chơi với Nguyễn Ngu Í cũng rất vui. Ta vẽ bìa cho chã. Chã đổi ta một caisse sữa Babilac.


* Bình Dương 28.4.1969
Buổi chiều ta và Sơn ra ngồi lại ở Pagode. Đêm lên Monaco nghe Khánh Ly hát.


* Bình Dương 23.5.1969
Bùi Giáng bị người nhà gạt đưa thẳng lên nhà thương điên Biên Hòa từ hôm đầu tháng. Thanh Tuệ kể mà ta ngả ngửa. Thật tội Bùi Giáng. Hắn còn quá tỉnh. Lên đó nhờ có bác sĩ biết danh nên cho giấy xuất viện và đi đường tự do. Bác sĩ lại chở Giáng về Saigon chơi. Giáng gặp Thanh Tuệ và chửi người nhà “không ngờ nó lại gạt mình như vậy”.
Lên Dưỡng trí viện Giáng làm thơ thao thao bất tuyệt. Trong vòng hai tuần lễ đã viết đầy thơ trong một cuốn tập dày 400 trang. Và lần về vừa rồi Giáng xé phân nửa tập giao cho An Tiêm nói in gấp. Và dĩ nhiên Thanh Tuệ sửa soạn cho in tập thơ rất hay của Giáng. Tuần sắp tới, theo Thanh Tuệ kể thì Bùi Giáng đã được bác sĩ bảo đảm cho trở về nhà lại. Như vậy là Giáng đã ở nhà thương điên Biên Hòa một tháng. Chuyện như vậy đó. Có điều là Giáng làm thơ quá tài, quá hay và quá mau, đó Ý.


* Dalat 22.10.1969
Ý và Sơn,
Dalat mưa và lạnh se. Thú vị lắm. Có báo với mấy người quen ở đây là bọn mi sẽ lên chơi vào Noel. Bọn nó mong lắm.


* Saigon 10.11.1969
Ta đã ghi tên mượn phòng ở Alliance Francaise, sẽ bày tranh vào cuối tháng 12 hay Janvier. Cụ thu xếp làm sao để vào trong dịp đó nghe. Nếu không có cụ ta sẽ không bày.


* Saigon 21.8.1970
Ta vừa có thêm con trai, đầy ba tháng, giống y anh nó. Như vậy là 3 rồi. Đó gánh nặng gia đình lại chồng chất.
Nghe Sơn nói Thiện rủ cụ vào dạy lại ở Vạn Hạnh mà cụ không vào phải không. Chắc đã mệt mỏi và chán nản lắm.


* Saigon 22.1.1981 (17 tháng Chạp)
Saigon những ngày cuối năm rộn ràng. Mình lu bu nhiều việc, làm báo Xuân (đã xong nhưng chưa đóng xén, sẽ gửi ra xem chơi sau), phụ vợ coi hàng (ngồi mỗi người một ô trên đường Hai Bà Trưng).


* Saigon 23.10.1984
Trong này vẫn vậy. Thỉnh thoảng có những buổi nhậu lớn. Còn thì chiều vẫn trên vườn Sơn.


* Saigon 9.2.1988
Những ngày cuối năm buồn. Vẫn qua lại bên Sơn uống rượu. Li bì và mệt. Mình vẫn lui về trong cái góc của mình ngồi trầm tư và thanh thản.


* Virginia, 11.99
… Tôi nhà quê
Không biết gì về Y2K
Người ta đang nói nhiều
Đang chờ đợi ăn mừng thiên niên kỷ mới
Tôi vẫn nhà quê
Như rơm như rạ.


* Virginia, 9.11.2000
Gắng sắm computer cho hai đứa vọc bây giờ là vừa. Thời đại của com- puter mà.


* Thứ tư 30.5.2001
Thanh Tuệ ở Pháp qua Cali in sách, mới gọi phone, ông có quyển nào đưa cho Thanh Tuệ in một quyển. An Tiêm đang in tập truyện ngắn mới của Dương Nghiễm Mậu.


* Virginia, ngày tuyết, thứ sáu 18.2.2002
Ở xa, trống trải, mênh mông, nhìn về cõi ta bà dễ thấy những điều ngậm ngùi. (n.) Cuối năm, nhớ bạn, mà hình như ngoài Sơn đã mất, chỉ còn Bửu Ý là bạn mà mình vẫn luôn giữ một chân tình và nể trọng. Sống là phải biết trọng nhau. Mình vẫn cổ điển, tuy vẽ trừu tượng (đang vẽ những tấm trừu tượng lớn…) tháng 4 về bày ở California…


* Las Vegas 24.3.02
Từ Utah về thăm vùng núi đá đỏ lâu đời Grand Canyon. Qua biên giới sa mạc Arizona có nhiều xương rồng. Nhớ bạn. Ngày giỗ đầu của Sơn, mình đứng trên núi này vọng xuống vực thẳm… Nghe tiếng vọng dài hư vô…


......................
Mấy ngày nay vang vọng lên mãi, từ hải ngoại, lời kinh cầu cho Đinh Cường: bản Requiem “Giấc mơ trên đồi thơm” và tôi muốn mình tan hòa vào giai điệu, vào lời thành của tác giả Nguyễn Trọng Khôi.

B.Y
(SH324/02-16)




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Kỷ niệm 100 năm Trường Đồng Khánh 

    BÙI KIM CHI

  • 50 năm ngày mất Giáo sư Đặng Văn Ngữ

    ĐẶNG NHẬT MINH

  • Nhân 110 năm ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC (1907 - 2017)   

    TRẦN VIẾT NGẠC

  • NGUYỄN HOÀNG THẢO

    Trước khi có chợ, bên ngoài cửa Ðông Ba (cửa Chánh Đông) dưới thời vua Gia Long có một cái chợ lớn mang tên “Qui Giả thị” - chợ của những người trở về.

  • NGUYỄN KỲ

    Cuộc vận động tranh cử và “đấu tranh nghị trường” trong thời kỳ 1936 - 1939 do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo là một bộ phận đặc biệt trong cuộc đấu tranh vì quyền dân sinh dân chủ ở Việt Nam.

  • DÃ LAN NGUYỄN ĐỨC DỤ

    Thú thật với độc giả, một trong những điều vui thú nhất của tôi - cho tới nay tôi vẫn say mê - là sưu tầm khảo cứu về Phổ trạng (tức là lai lịch, nguồn gốc...) của các nhân vật lịch sử như Ngô Quyền, Nguyễn Xý, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Phạm Ngũ Lão, Phạm Sư Mạnh...

  • LÂM QUANG MINH

    Tôi không có vinh dự như nhiều anh chị em cán bộ, dũng sĩ từ miền Nam ra Bắc công tác, học tập hay chữa bệnh, được trực tiếp gặp Bác Hồ, được Bác ân cần động viên dạy bảo, được cùng ngồi ăn cơm với Bác, được Bác chia bánh chia kẹo... như người cha, người ông đối với các con cháu đi xa về.

  • THANH HẢI
            Hồi ký

    Tháng 10 năm 1962, tôi được vinh dự đi trong đoàn đại biểu mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra thăm miền Bắc. Lần đó một vinh dự lớn nhất của chúng tôi là được gặp Hồ Chủ Tịch.

  • Giáo sư Bửu Ý, tên đầy đủ là Nguyễn Phước Bửu Ý, sinh năm 1937 tại Huế. Ông vừa là nhà giáo, nhà văn, vừa là dịch giả của các tiểu thuyết nổi tiếng như Nhật kí của Anna Frank, Đứa con đi hoang trở về, Bọn làm bạc giả của André Gide, Con lừa và tôi của Juan Ramón Jiménez; Thư gửi con tin của Antoine de Saint-Exupéry… đăng trên các tạp chí Mai, Văn, Diễn đàn, Phố Văn (trước 1975).

  • I. Nhớ hơn bốn mươi năm về trước, vào khoảng đầu mùa đông năm 1974 - mùa dỡ củ dong riềng - tôi đi chợ Chũ (Lục Ngạn), mua được tập truyện Khúc sông. Trên lối mòn đường rừng, bước thấp bước cao, tôi vừa đi vừa tranh thủ đọc. Ngày ấy, tôi chỉ biết tên tác giả là Nguyễn Thiều Nam, nào có biết đẳng cấp của ông trong làng văn ra sao!

  • Sinh thời, cha tôi – họa sỹ Trịnh Hữu Ngọc, hầu như không bao giờ nhắc đến những năm học vẽ ở Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (MTĐD).

  • HỒ QUỐC HÙNG
    (Thân mến tặng các bạn lớp Văn K9 - Đại học Tổng hợp Huế)

    Ai cũng có kho ký ức riêng cho chính mình như một thứ tài sản vô hình. Ký ức lại có những vùng tối, vùng sáng và lúc nào đó bất chợt hiện lên, kết nối quá khứ với hiện tại, làm cho cuộc sống thêm ý vị.

  • TRẦN VĂN KHÊ
                Hồi ký

    Có những bài thơ không bao giờ được in ra thành tập.
    Có những bài thơ chỉ còn ghi lại trong trí nhớ của tác giả và của đôi người may mắn đã được đọc qua một đôi lần.

     

  • Ngắm nhìn vẻ đẹp tinh khiết của cô nữ sinh Đồng Khánh dưới vành nón Huế, trong chiếc áo dài trắng tinh khôi, không ai nghĩ chỉ ít năm sau ngày chụp bức ảnh chân dung ấy, chị chính là nạn nhân của một chế độ lao tù tàn bạo và nghiệt ngã.

  • Trong quy hoạch một đô thị văn minh, vỉa hè là khoảng công cộng dành cho người đi bộ. Còn theo kiến trúc, vỉa hè là đường diềm, trang trí cho phố phường tạo ra sự hài hòa giữa đường và nhà mặt phố. Người Pháp đã làm những điều đó ở Hà Nội từ cuối thế kỷ 19.

  • TRẦN PHƯƠNG TRÀ

    Hồi những năm 1950, làng Trúc Lâm quê tôi thuộc vùng du kích ven thành phố Huế.

  • QUẾ HƯƠNG

    Ngày 15/7/2017 tới đây, ngôi trường hồng diễm lệ nằm cạnh trường Quốc Học, từng mang tên vị vua yểu mệnh Đồng Khánh chạm ngưỡng trăm năm.

  • THÁI KIM LAN

    Trong những hình ảnh về ngày Tết mà tôi còn giữ được thời thơ ấu, thì Tết đối với tôi là Tết Bà, mà tôi gọi là Tết Mệ Nội chứ không phải Tết Mạ. Bởi vì mỗi khi Tết đến, cả đại gia đình chúng tôi đều kéo nhau lên nhà Từ đường “ăn Tết", có nghĩa quây quần chung quanh vị phu nhân trưởng tộc của dòng họ là bà nội tôi.

  • TRẦN VIẾT NGẠC  

    Báo Xuân xưa nay luôn là số báo đẹp nhất, phong phú nhất trong một năm. Bài vở số Xuân được tòa soạn đặt bài trước cho các cây bút thân quen, nổi tiếng từ mấy tháng trước.

  • NGUYÊN HƯƠNG

    Trong đời, người ta ai cũng nên phải lòng một vùng đất. Cảm giác đó thật đặc biệt, giống như khi ta một mình đi đêm về sáng, bỗng gặp đóa hoa cô đơn thức sớm nở ngoài thềm, thấy thương.