NGÔ ĐÌNH HẢI
Trên núi, có cây cỏ, chim muông. Có ngôi chùa nhỏ. Trong chùa có tượng Phật, có sư. Tất cũng có mõ chuông, tụng niệm.
Minh họa: Nhím
Sớm mai, sư ngồi công phu dưới gốc cây lớn. Đêm chưa hết, ngày chưa lên. Sương nằm trên lá, đọng lại thành hạt, rơi xuống. Ngang qua sư, chợt dừng lại hỏi:
- Trái tim của đá ở đâu?
Sư đang tọa thiền. Không thấy, không nghe, không nói.
Sương lơ lững đợi. Rồi hạt khác nối tiếp, tuần tự theo nhau, thảy đều dừng lại hỏi. Âm thanh mỗi lúc mỗi lớn.
Sư mở bừng mắt, nhìn màn sương dầy đặc trước mặt, thở dài:
- Ở trong con người...
Sương nghe xong, cùng lao xuống đất, vỡ tan.
Một cơn gió thổi, chiếc lá vàng rời cành, lơ lững. Sư đưa tay đón, trên lá còn sương. Đem đặt lên phiến đá ướt đẫm những hạt sương khác gần đó. Rồi ngồi im lặng nghe đối đáp.
Sương hỏi:
- Trái tim của đá ở đâu?
Đá trả lời:
- Đá không có tim.
Lại hỏi:
- Sao đá có nước mắt?
- Không phải của đá, là của thiên hạ. Nước mắt thoạt nhìn giống nhau, nhưng nặng nhẹ, nhiều ít khác nhau...
- Khác chỗ nào?
Đá đáp:
- Nước mắt kẻ dưới thường nặng và nhiều, vì gần đất, dễ thấm. Bao nhiêu cũng không đủ. Nước mắt kẻ trên thường nhẹ và giả, nên khó chạm đất. Kẻ trên cao nữa thì không có nước mắt, như đá vậy.
- Không buồn vui gì sao?
- Lạnh, tối của đêm. Nóng, sáng của ngày. Buồn vui có thay đổi được gì đâu!
Đêm tan, ngày tới. Nắng lên. Sương lẳng lặng bốc hơi. Đá nhìn theo không từ giã.
Đã tới thời kinh sáng. Sư đứng dậy, cúi nhặt chiếc lá. Lá hỏi:
- Ly biệt là gì?
- Là lẽ tự nhiên của trời đất.
- Còn tịch mịch?
- Là lẽ tự nhiên của ta.
- Còn lẽ tự nhiên của lá?
- Lá sinh ra là để rụng.
Nói rồi mở tay. Trái tim sư không kịp suy nghĩ, rời khỏi lồng ngực, ra theo. Lá xoay vài vòng, đáp xuống đất, mang theo trái tim sư trên lưng.
Sư chậm rãi vào chùa.
Ánh sáng trèo dần lên phiến đá. Soi thấy tim loài người, đang lúc nhúc bò trên đó. Sợ hãi, chòi đạp lên nhau, tìm đường chui vào bên trong. Càng lúc càng đông.
Lẽ tự nhiên trốn biệt.
Phiến đá bật khóc, nước mắt không có. Chỉ có nỗi đau làm thành những vết nhăn hình trái tim.
Trái tim của đá.
N.Đ.H
(SHSDB28/03-2018)
NGUYỄN XUÂN SANH Hồi ký Tôi và Huy Cận đều là học sinh Trường Quốc học Huế. Khác lớp nhau, nhưng cùng chung một ký túc xá. Hết sức thương nhau.
MAI VĂN HOAN (Trại sáng tác văn học Hương Vân)
NHẤT LÂM (Trại sáng tác văn học Hương Vân) “Trái bưởi kia vàng ngọt với ai” (Tố Hữu)
NGUYỄN THỊ CẨM THẠNH Hồi ký Đoàn nữ sinh trường Đồng Khánh Huế chúng tôi, đồng phục áo dài màu xanh biển, sắp hàng đôi, rời mái trường ngói đỏ, tường hồng, đi dọc theo hè đường, sang trường Việt Anh dự buổi tổng duyệt vở kịch Trưng Trắc Trưng Nhị của nhà thơ Thanh Tịnh.
L.T.S: Bửu Tiến, sinh năm 1916 ở Huế. Hội viên Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Ông là một trong những nghệ sĩ đầu tiên ở Huế tham gia kháng chiến sau cách mạng tháng Tám 1945.
Nếu ai đó nói, con đò là một trong những biểu tượng thi ca và văn hóa Huế, chắc rằng ít người sẽ dám phủ nhận điều đó. Nhắc đến Huế không thể không nói đến dòng Hương thơ mộng, nhưng chỉ là dòng sông lững lờ chảy qua miền đất thần kinh không thôi, e là đơn điệu lắm khi thiếu vắng sự tô điểm của những con đò.
NGUYỄN CƯƠNGKỷ niệm 36 năm ngày giải phóng Huế 26/3/1975 - 26/3/2011
NGUYỄN DUY HIỀNHồi ký
TRƯƠNG THỊ KHUÊ(Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân) Hồi ký
CHƠN HỮU Tản vănNhững giọt sương lấp lánh. Một chồi non mới nhú. Ồ! Mùa xuân đã về!
LTS: Ông Đặng Văn Đông - một cao niên gần 90 tuổi ở Huế, là người gửi nhiều bài dịch cho Sông Hương song chưa hợp với tiêu chí “nhìn ra văn học thế giới đương đại”. Vừa qua chúng tôi nhận được thư của ông cùng bài viết về một kỷ niệm đầy nhân ái trong gia đình.Sông Hương xin đăng, và kính chúc ông năm mới dồi dào sức khỏe!
PHẠM VĂN HỌC1. Chào xuân đẹp, có gì vui thế…!
PHẠM NGUYÊN TƯỜNG Ghi chép
NGUYỄN KHOA BỘI LANChúng tôi đi theo anh Hoan, bí thư huyện ủy Triệu Hải, về kiểm tra vụ đông xuân. Anh có thói quen mỗi lần về đây thế nào cũng tranh thủ ghé Phường Sắn thăm bà mẹ Mít.
XUÂN HOÀNGHuy đang nói chuyện với mấy người bạn trẻ viết văn cùng quê thì Trường, anh bạn làm thơ trẻ người dân tộc ở phòng bên nghe tiếng, vui vẻ chạy sang.
HỒNG NHU(Kỷ niệm 60 năm thành lập Hội LHVHNT Thừa Thiên Huế)Đại hội VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ 7 (4-1994) tại thành phố Huế đã nhất trí khẳng định về năm chính thức thành lập của Hội là năm 1950.
LÊ QUANG VỊNH (Trích hồi ký)…Tôi và Niệm thì đi học phổ thông, chị Mai tôi - theo ba tôi, con gái không cần học chữ nhiều - đi học nữ công gia chánh để chuẩn bị làm vợ làm mẹ sau này.
NGUYỄN KHẮC PHÊ Ghi chép Chỉ còn một thời gian ngắn nữa, Đại hội Nhà văn Việt Nam (ĐHNV) lần thứ 8 sẽ họp tại Hà Nội. So với các Đại hội chuyên ngành văn học nghệ thuật khác, hầu như lần nào ĐHNV cũng “xôm trò” hơn, được dư luận chú ý hơn.
PHAN THỊ THU QUỲ(Kỷ niêm ngày thương binh - liệt sỹ 27.7)
CHÍ CÔNGNghe xã ấy chuẩn bị gặt chiêm, làm được nghĩa vụ lương thực, thuế nông nghiệp và hè thu 1983 sớm hơn các nơi khác, tôi cùng hai cán bộ cơ quan đi về đấy rút kinh nghiệm để có kế hoạch tuyên truyền sát thực tế.