Nhân hội thảo quốc gia về Stendhal tổ chức tại Huế, kỷ niệm 200 năm cách mạng Pháp (1789 - 1989) phóng viên Tạp chí Sông Hương có dịp gặp anh Hoàng Ngọc Hiến phỏng vấn "chớp nhoáng" trước thềm Đại hội Nhà văn những điều Sông Hương muốn biết cũng là điều anh Hiến đã bày tỏ với một tạp chí bạn. Nay giới thiệu cùng bạn đọc Sông Hương.
GS Hoàng Ngọc Hiến - Ảnh: internet
PV: Ý kiến của anh về tình hình văn nghệ hiện nay?
- Hiện nay có nhiều người tỏ ý lo ngại về những sự lệch lạc trong văn nghệ. Có đồng chí đưa ra như một định đề: "Lệch thì sẽ lạc". Định đề này chỉ đúng một nửa. Trong văn nghệ cũng như trong những lĩnh vực khác của đời sống tinh thần, có khi "lệch mà không lạc". Chẳng hạn, "Thơ không vần", "Cửa mở"... là "lệch mà không lạc", trong văn học xã hội chủ nghĩa ở nước ta và những nước khác có vô số hiện tượng như vậy. Không có những sự "lệch mà không lạc" thì không thể có sự phát triển, sự tiến bộ. Sở dĩ có sự trì trệ là vì quá sợ "lệch lạc", không dám đi tìm lối thoát ở những sự "lệch mà không lạc". Người viết không được lạc nhưng có quyền lệch. Không có quyền này không có sáng tạo.
PV: Trong Đại hội tới, anh muốn nêu những vấn đề gì về lý luận phê bình?
- Điều bấy lâu nay tôi băn khoăn là Ban lý luận phê bình của hội. Hội nhà văn, theo ý tôi, chỉ nên có Ban phê bình. Phê bình xứng đáng là văn học phải có văn cũng như người viết phê bình xứng đáng là nhà văn trước hết viết phải có văn. Với cơ cấu "lý luận phê bình" thì có những người giỏi lý luận, có trình độ nghiên cứu nhưng không có văn vẫn trở thành hội viên. Trong 36 nhà văn lý luận phê bình, không biết bao nhiêu người có văn? Tôi đề nghị thành lập Hội lý luận phê bình và chỉ những người nào thực sự có văn mới ở trong Hội nhà văn. Bộ phận không có văn cũng giống như những người không biết hát đứng trong dàn đồng ca. Rất tiếc là trong dàn đồng ca hội ta, số người không biết hát hơi nhiều, đây là một sự đau khổ mà chắc chắn Đại hội này không thể giải quyết được.
Viết phê bình rất khó. Bản thân tôi viết lý luận hoặc văn học sử tương đối thoải mái nhưng thò bút viết phê bình bao giờ cũng cảm thấy đuối sức. Trong giới phê bình của ta có nhiều người giỏi, nhưng phần lớn - theo ý tôi - học vấn chỉ đủ để viết luận văn, luận án hoặc làm giáo sư I, giáo sư II. Phê bình đòi hỏi năng khiếu và vốn kiến văn đặc biệt. Chúng tôi đề nghị Hội quan tâm đến việc bồi dưỡng, đào tạo những người viết phê bình, có thể giao công việc này cho Trường viết văn Nguyễn Du.
Trước đây, một thời gian dài, có những người - viết gì cũng vậy - quan tâm quá nhiều đến sự thông báo, sự bày tỏ lòng trung thành của mình với hệ tư tưởng của nhà cầm quyền, thành ra mất hết cảm hứng tìm tòi chân lý, phát hiện cái đẹp. Điều này có khi lại được xem là "tính đảng". Hoàn toàn không phải như vậy. Tính đảng là khách quan, là khoa học, bao giờ cũng sáng tạo không hề biết đến những dụng ý vớ vẩn, nhỏ mọn.
(SH37/05&06-89)
Vào tháng 4-2012, nhà đấu giá Bảo Lợi (Poly) lớn nhất Trung Quốc đã tổ chức buổi đấu giá bức thư họa có tên Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ, dù là một tác phẩm sao chép từ nguyên bản đang được bảo quản tại Bảo tàng Liêu Ninh nhưng cái giá đạt được thật không ngờ: khoảng 1,8 triệu USD.
Vẫn biết hoạ sĩ Võ Xuân Huy - giảng viên Đại học Mỹ thuật Huế là người luôn vận động để đưa ra những khái niệm mới.
NGÔ KHA
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cơ quan Tuyên huấn và các tờ báo kháng chiến của tỉnh có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ với ngành đường dây. Theo sự phát triển của tình hình, về sau ngành đường dây thay đổi tên gọi là giao bưu (giao thông liên lạc và bưu điện).
HOÀNG VŨ THUẬT
Văn học nghệ thuật đương đại là vấn đề rộng lớn, nhiều nhìn nhận đánh giá khác nhau, nhiều ý kiến trái chiều, đôi khi cực đoan, phiến diện; điều này trở thành phức tạp và khó tìm được đáp số chung.
Các nhà vua triều Nguyễn, người nào cũng giỏi thơ văn. Người nào cũng có cách "chơi thơ" rất độc đáo. Vua Tự Đức in thơ lên tiền vàng, in lên các loại đồ sứ như chén, ấm, bình..., thêu trên trướng, liễn.
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
Kỷ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21-6
LTS: Vào giữa cuối tháng 7/2014, Tạp chí Nhật Lệ (Hội VHNT Quảng Bình) sẽ tổ chức Hội thảo TẠP CHÍ VĂN NGHỆ ĐỊA PHƯƠNG VÀ VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN CÁI MỚI TRONG VHNT ĐƯƠNG ĐẠI dành cho các tạp chí văn nghệ sáu tỉnh Bắc miền Trung. Đây là chủ đề rất hay và phù hợp với những nỗ lực lâu nay của các tạp chí văn nghệ miền Trung.
Dưới đây, Sông Hương xin giới thiệu hai tham luận vừa gửi về tham dự hội thảo nói trên.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21 - 6
Trước ngày dịch giả Thái Nguyễn Bạch Liên “đi xa” không lâu, anh đưa tặng tôi bản thảo tập “DANH NGÔN VÀ SỨC MẠNH” (biên dịch từ tác phẩm của Lâm Bác Văn - Trung Quốc), trong đó có lời bình một danh ngôn về nghề báo mà hình như anh chưa kịp gửi đăng ở đâu.
VIỆT HÙNG
Nhân ngày báo chí Cách mạng Việt Nam 21-6
Nhìn chung, so với nhiều tờ báo trong cả nước, thì báo và tạp chí văn nghệ từ Trung ương đến địa phương đều bị hạn chế về số lượng độc giả. Từ mặt bằng chung về lượng độc giả như thế, tạp chí văn nghệ địa phương còn phải chịu thiệt thòi hơn nhiều lần so với các báo văn nghệ Trung ương; từ đó, dẫn đến số lượng phát hành rất ít ỏi.
Khi được hỏi về cảm hứng vẽ tranh hoa, Giáo sư Hoàng Đạo Kính đã trả lời rằng, "đó chính là hoa của lòng tôi, của lòng mỗi người khi tránh xa được ưu tư và phiền muộn".
(SHO).Với chủ đề đa văn hóa và hội nhập, ngày 23/2, Hội người Việt Nam tại thành phố Leipzig thuộc bang Sachsen của Đức đã tổ chức Lễ hội đa văn hóa các dân tộc Việt Nam tại trung tâm hội chợ thành phố này.
(SHO) Lễ khai mạc chính thức “Năm Việt Nam tại Pháp” đã diễn ra tại Nhà hát Châtelet vào 19h ngày 14.2 (giờ Paris). Ngay trước đó, triển lãm “Rồng - nghệ thuật cung đình Việt” đã diễn ra tại Bảo tàng Guimet.
Cuộc thi hát thính phòng - nhạc kịch lần IV-2009 do Cục Nghệ thuật Biểu diễn tổ chức từ ngày 24 đến 28/4/2009 tại Học viện Âm nhạc Quốc gia (Hà Nội). TP.HCM có 7 thí sinh tham dự và đã giành 2 giải Ba trong số 8 giải chính thức của cuộc thi.