"Hạnh phúc tại tâm" là cuốn sách mới nhất của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa được dịch ra tiếng Việt. Sách chỉ ra hạnh phúc nằm trong bản thân mỗi con người, ở từng thời điểm chúng ta sống.
Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa và nhà sử học Dương Trung Quốc tại lễ ra mắt sách.
Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa có chuyến viếng thăm Việt Nam từ ngày 8/12 tới 12/12.
Trong lễ ra mắt sách "Hạnh phúc tại tâm" chiều 8/12 tại Hà Nội, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa cho biết, tác phẩm không có gì huyền bí hay đưa ra bí quyết gì cao siêu, bởi hạnh phúc nằm ngay trong bản thân mỗi người. Không chỉ nêu ra bản chất của hạnh phúc, Đức Pháp Vương còn chỉ ra hai lý do cuốn con người vào khổ đau - nỗi lo sợ và lòng tham.
Tham dự buổi ra mắt sách có nhà sử học Dương Trung Quốc và nhà thơ Nguyễn Quang Thiều. Là một người đã đọc tác phẩm, ông Dương Trung Quốc cho biết, những gì Đức Pháp Vương răn dạy được viết qua trang sách có tính truyền giáo, nhưng đó cũng là cách dạy chúng ta kỹ năng sống trong cuộc đời. Đó là kỹ năng hướng về cái thiện, làm điều tốt đẹp, tránh điều ác, và cũng chính là nguồn gốc của hạnh phúc.
Còn nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nói: “Tôi đọc cuốn sách như nghe một người bạn đang trò chuyện về những điều hết sức bình thường về cuộc sống hàng ngày. Nhưng chính những điều nhỏ bé ấy lại dẫn tới một điều kỳ vĩ: đưa con người tới hạnh phúc… Bằng những trải nghiệm ở kiếp này, và cả những kiếp trước về cuộc sống còn rất nhiều khổ đau, hận thù, bất công, bệnh tật, nghèo đói, Đức Pháp Vương đã viết về phép thiêng khiến chúng ta trở nên hạnh phúc”.
![]() |
Sách "Hạnh phúc tại tâm". |
Hạnh phúc tại tâm là tác phẩm "best-seller" mới của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa, được nhóm Drukpa Việt Nam biên dịch, NXB Tôn giáo phát hành. Giống như tên cuốn sách, Phần I của tác phẩm chỉ ra rằng bí mật của hạnh phúc nằm tại tâm của mỗi người. Nội dung sách giúp độc giả hiểu ra hạnh phúc không phải mục đích mà là hành trình, không phải thứ chúng ta theo đuổi hay đánh đổi mà chính là bản chất của chính mình.
Không chỉ chỉ ra hạnh phúc nằm trong từng khoảnh khắc sống, tại bản thân mỗi người, sách còn nêu cách thực hành để có được hạnh phúc trong Phần II. Qua 10 chương ngắn gọn, súc tích, người đọc rút ra cho mình những hành động cụ thể để tìm thấy hạnh phúc như: hãy mở lòng, thay đổi xu hướng thói quen, chấp nhận sợ hãi, dừng mọi so sánh, an trú trong hiện tại…
Trong phần cuối của tác phẩm, Đức Pháp Vương nhấn mạnh vai trò của mỗi cá nhân đều có thể ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng và môi trường sống. Vì vậy, Ngài đề cao tầm quan trọng của việc biến tình yêu thương thành hành động cụ thể. Ngài khuyến khích mọi người trải nghiệm về hạnh phúc vốn có từ trong đời sống của chính họ, hướng việc hòa nhập giáo pháp của Đức Phật về tình yêu thương và lòng tri ân vào cuộc sống hàng ngày. Điều đó giúp con người trở về cội nguồn hạnh phúc nội tâm và phát triển sự hòa hợp với thế giới.
![]() |
Pháp Vương Drukpa tặng sách tượng trưng cho đại diện sinh viên các trường đại học. |
Nhân dịp ra mắt sách, Đức Pháp Vương dành tặng độc giả Việt Nam 10.000 bản sách Hạnh phúc tại tâm. Các cuốn sách sẽ được trao tặng tới bạn đọc là học sinh, sinh viên và các thư viện, trường học, nhà văn hóa.
Nguồn: Lam Thu - Vnexpress
PHẠM PHÚ PHONG
Trước khi đưa in, tôi có được đọc bản thảo tiểu thuyết Phía ấy là chân trời (1), và trong bài viết Đóng góp của văn xuôi Tô Nhuận Vỹ (tạp chí Văn Học số 2.1988) tôi có nói khá kỹ về tiểu thuyết nầy - coi đây là một thành công mới, một bước tiến trên chặng đường sáng tác của nhà văn, cần được khẳng định.
NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH
Đọc truyện ngắn Hồng Nhu, tôi có cảm tưởng như mình đang lạc vào trong một thế giới huyền thoại, thế giới của những lễ hội, phong tục, tập quán xưa huyền bí mà có thật của người dân đầm phá Tam Giang.
Bằng sự tinh tế và thâm trầm của người từng trải, Nguyễn Đình Tú đưa tới góc nhìn đa dạng về người trẻ trong tập truyện ngắn "Thế gian màu gì".
Qua đi, với những hoa tàn tạ
Hoa trong hồn ta, ai hái được bao giờ
Victor Hugo*
Nhà báo Phan Quang nghiên cứu, phân tích truyện dân gian để mang tới bức tranh văn hóa xứ Trung Đông trong cuốn "Nghìn lẻ một đêm và văn minh A Rập".
Những độc giả từng yêu thích Nắng và hoa, Thấy Phật, Khi tựa gối khi cúi đầu, Chuyện trò... - những tập sách đã có một góc riêng sang trọng trên kệ sách tản văn Việt bởi góc nhìn uyên thâm, giọng văn ảo diệu của GS Cao Huy Thuần - nay vừa có thêm một tặng phẩm mới: Sợi tơ nhện.
Y PHƯƠNG
Trong một lần đoàn nhà văn Việt Nam đi thực tế sáng tác ở Bình Liêu, Móng Cái (Quảng Ninh), tôi nghe mấy nữ nhà văn lao xao hỏi tiến sĩ - nhà văn Lê Thị Bích Hồng: “Đêm qua em viết à?” Bích Hồng ngạc nhiên: “Không đâu. Hôm qua đi đường mệt, em ngủ sớm đấy chứ”.
HOÀNG THỤY ANH
Mùa hè treo rũ
Trong cái hộp hai mươi mét vuông
Ngổn ngang màu
Ký tự chen chúc như bầy ngỗng mùa đông
Ngày lên dây hết cỡ
Chật
Dâng đầy lên ngực
Chuông nhà thờ chặt khúc thời gian
NGUYỄN TRỌNG TẠO
Lâu nay, đọc thơ của trẻ em, tôi thường có cảm giác, hình như các em làm thơ dưới ngọn roi giáo huấn mà người lớn thường giơ lên đe nẹt trẻ con. Cho nên khi cầm trong tay tập thơ Cái chuông vú của bé Hoàng Dạ Thi “làm” từ 3 đến 5 tuổi, tôi không khỏi ngạc nhiên.
NGHIÊM LƯƠNG THÀNH
Đọc xong Những đứa con rải rác trên đường, cuốn tiểu thuyết mới của nhà văn Hồ Anh Thái (Nxb. Trẻ 2014), thoạt đầu tôi có cảm giác trống vắng.
NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Anh Cao Việt Dũng hỏi: anh có biết Lưu Quang Vũ không? Anh nghĩ gì về thơ Lưu Quang Vũ?
CHÂU THU HÀ
Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng văn hóa của dân tộc Việt Nam. Tinh hoa và cốt cách của Người là nguồn cảm hứng vô tận cho văn nghệ sĩ, nhà báo.
DÃ LAN - NGUYỄN ĐỨC DỤ
Cách đây mấy năm, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội có cho phát hành cuốn TỪ ĐIỂN VĂN HỌC (1983 - 1984). Sách gồm hai tập: tập I và tập II đầy cả ngàn trang, với sự cộng tác của nhiều tác giả.
MAI VĂN HOAN
"Dư âm của biển" - theo tôi là cách gọi hợp nhất cho tập thơ mới này của Hải Bằng. Đặt "Trăng đợi trước thềm" chắc tác giả gửi gắm một điều gì đó mà tôi chưa hiểu được. Song với tôi "Trăng đợi trước thềm" có vẻ mơ mộng quá, tên gọi ấy chưa thể hiện được giai điệu cuộc đời của thơ anh.
PHẠM PHÚ PHONG
Nguyễn Hiến Lê (1912 - 1984), hiệu là Lộc Đình, người làng Phương Khê, phủ Quảng Oai, thị xã Sơn Tây, tỉnh Sơn Tây, nay thuộc thủ đô Hà Nội, là nhà văn, nhà nghiên cứu, biên soạn, khảo cứu, về nhiều lĩnh vực như văn học, triết học, sử học, ngôn ngữ học, đạo đức học, chính trị học, kinh tế học, giáo dục học, gương danh nhân…
Chuyện gì xảy ra trong ngày 30/4/1975 tại Sài Gòn? Nhiều người đã viết về sự kiện này. Một lần nữa, kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái - nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn đã lên tiếng, cùng với sự trợ giúp của vợ và hai con - Nguyễn Hữu Thiên Nga và Nguyễn Hữu Thái Hòa.
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-Sự thật cho ra mắt bạn đọc một số đầu sách về sự kiện lịch sử này, về lịch sử kháng chiến Nam Bộ và về cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của toàn dân Việt Nam.
LÊ HUỲNH LÂM
Không khỏi bất ngờ khi cầm trên tay tập “Hôm qua hôm nay & hôm sau” của Vũ Trọng Quang do Nxb Đà Nẵng ấn hành vào tháng 1 năm 2006. Vậy là đã 9 năm.
PHẠM XUÂN DŨNG
Tôi và nhiều bạn bè sinh viên còn nhớ nguyên vẹn cảm giác lần đầu nghe bài thơ “Đêm qua” của nhà thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường trong đêm cư xá Huế lạnh và buồn đến nao lòng tê tái.