Phạm Hồng Thái và tiếng bom thức tỉnh chân lý

10:04 18/06/2015

TRANG ĐOAN

“Một tiếng lôi đình kinh vũ trụ
Tấm gương trung nghĩa động thần minh.”[1]

 

Liệt sĩ Phạm Hồng Thái - Ảnh: internet

Hơn 90 năm trước, một tiếng nổ đã vang lên tại Quảng Châu [Trung Quốc] làm chấn động dư luận quốc tế. Lịch sử sẽ không quên khoảnh khắc ngày 19/06/1924, khi tiếng bom ám sát viên toàn quyền Đông Dương Méc - lanh vang lên tại khách sạn Victoria, thuộc địa phận tô giới Sa Diện[2]. Vị anh hùng đã tạo nên sự kiện ấy, đã đánh một mốc son trong  lịch sử Việt Nam cận đại ấy là Phạm Hồng Thái (1895-1924)[3], người con của mảnh đất Do Nha, nay là xã Hưng Nhân huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

Từ sự thức tỉnh của cá nhân…

Sinh ra trên mảnh đất có truyền thống đấu tranh Cách mạng, lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan lại sớm được tiếp cận với những tư tưởng đấu tranh của các bậc cha anh, Phạm Hồng Thái từ nhỏ đã không khỏi trăn trở và nuôi trong mình chí lớn cứu nước.

Hồi nhỏ, Phạm Hồng Thái là một cậu bé ít nói nhưng rất chăm chỉ học tập và làm việc. Khoảng 14 tuổi, cậu đã khá thông thạo chữ Hán và sau đó xin gia đình theo học tiếng Pháp. Học được 3 năm, cậu thất vọng  vì thấu rõ “Chính phủ Pháp thật là một nhà chế tạo dân tộc ta thành trâu ngựa”[4]. Nung nấu ý chí phải lật đổ Chính phủ Pháp, Phạm Hồng Thái bỏ học về quê và bắt đầu chuẩn bị những kế hoạch của mình.

Từ năm 1919 đến 1923, Phạm Hồng Thái theo làm tại các nhà xưởng như Nhà máy Điện Bến Thủy, Nhà máy Diêm, Nhà máy xi măng Hải Phòng... Tại đây, cậu được tiếp xúc với tầng lớp công nhân, chứng kiến sự áp bức bóc lột tàn tệ của bọn chủ xưởng và đồng thời được tiếp cận với nhiều thông tin trên báo chí hoặc qua nghe ngóng được về các phong trào đấu tranh trong cũng như ngoài nước. Đó chính là những luồng sáng tư tưởng đã tác động mạnh mẽ tới Phạm Hồng Thái. Phạm Hồng Thái đứng ra tổ chức công nhân tại Bến Thủy  bãi công phản đối nhưng rút cục không có kết quả. Tuy nhiên chính những hoạt động ấy đã giúp tổ chức “Tâm tâm xã” hay còn gọi là “Tân Việt thanh niên đoàn” ở Trung Quốc biết đến Phạm Hồng Thái cũng như khiến anh thấu hiểu hơn về bản chất của thực dân, sự bần cùng của kiếp đời nô lệ và nâng cao ý thức giai cấp của mình.

Năm 1924, Phạm Hồng Thái từ biệt vợ con, quyết chí xuất dương theo đường dây liên lạc của Tâm tâm xã. Đi cùng Phạm Hồng Thái còn có Lê Huy Doãn (tức Lê Hồng Phong) và Lê Thiết Hùng, được dẫn đường bởi Vương Thúc Oánh (thành viên Việt Nam Quang phục hội). Họ đi sang Lào và Xiêm La (Thái Lan) rồi đến Quảng Châu (Trung Quốc)[5]. Thời gian ở Thái Lan, Phạm Hồng Thái và những người đồng hành có lưu lại Trại Cày của Đặng Thúc Hứa, nơi tập trung nhiều thanh niên Việt Nam yêu nước xuất dương sang. Đầu mùa hè năm 1924, Phạm Hồng Thái cùng với Lê Hồng Phong và 6 thanh niên khác đặt chân đến Quảng Châu[6]. Sau khi tìm đến Việt Nam Quang Phục hội của Phan Bội Châu, Phạm Hồng Thái nhận ra đây không phải là tổ chức có thể giúp mình thực hiện được hoài bão, nên bí mật gia nhập tổ chức Tâm tâm xã[7].

Đến tiếng bom làm sống dậy chân lý đấu tranh của dân tộc!

Tháng 3/1924, Phạm Hồng Thái và Lê Hồng Phong chính thức gia nhập Tâm tâm xã, và nhanh chóng thiết lập được mối liên hệ mật thiết với Lê Văn Phan (tức Lê Hồng Sơn) - thành viên của Tâm tâm xã từ khi tổ chức này mới thành lập. Tháng 4/1924, biết tin Toàn quyền Đông Dương Méc – lanh sẽ có chuyến thăm Nhật Bản sau vụ động đất và trên đường về có ghé Trung Quốc, Tâm tâm xã nhận định đây là cơ hội để thủ tiêu tên toàn quyền nhằm chấn động dư luận. Sau họp bàn và vạch kế hoạch triển khai, tổ chức đã giao cho Phạm Hồng Thái và Lê Hồng Sơn dưới sự trợ giúp của Lê Hồng Phong đảm nhiệm trọng trách này. Phạm Hồng Thái nhận trực tiếp ra tay và tuyên bố: “Sự việc thành công hay không, khó mà đoán trước được, nhưng tôi thề không chịu để rơi vào tay giặc Pháp”[8]. Nắm  được lịch trình của Méc- lanh, Phạm Hồng Thái cùng những người trong tổ chức quyết định hành động khi viên toàn quyền đến khách sạn Victoria dự buổi chiêu đãi nhằm hạn chế tối đa số người liên lụy. Trong bức di thư để lại, Phạm Hồng Thái đã viết: “Hồng Thái tôi, theo lệnh của Nghĩa liệt đoàn chỉ nhằm đánh vào một mình tên Méc – lanh này. Trong khi tạc đạn tung nổ, nếu có liên lụy tới người khác, đó là điều vạn bất đắc dĩ, mong các vị quân tử nguyên lượng mà hiểu cho. Hồng Thái tôi theo lệnh Đảng, vì bốn chục triệu đồng bào mà hy sinh, chết cũng không tiếc; chỉ mong toàn thế giới xét kỹ mà cứu lấy, khiến cho dân tộc Việt Nam chúng tôi được tồn tại trên mặt địa cầu này.”[9]

Và cuối cùng, ngày 19/06/1924, tiếng bom đã nổ. Dù cuối cùng Méc- lanh thoát chết song tiếng vang của vụ ám sát đã gây nên một làn sóng chấn động lúc bấy giờ.

Hành động của Phạm Hồng Thái biểu thị nhiều ý nghĩa song hơn hết có lẽ đó là giá trị của sự thức tỉnh người Việt Nam, nhất là thanh niên Việt vẫn đang chìm mình trong cuộc đời nô lệ,  cam chịu. Từ sau khi phong trào Việt Nam Quang Phục Hội do cụ Phan Bội Châu khởi xướng tan rã, các hoạt động  đấu tranh chống lại thực dân Pháp của ta bấy giờ gần như tắt lịm. Đất nước chìm trong những ngày tháng đau thương và không lối đi. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái đã chấm dứt thời kỳ ấy, đã kéo 25 triệu người Việt  tỉnh dậy sau giấc ngủ dài 7 năm, vùng dậy đấu tranh. Thanh niên, trí thức yêu nước trong nước lẫn kiều bào nước ngoài được thắp lên ngọn lửa yêu nước và tìm thấy được con đường nên lựa chọn. Tiếng bom Phạm Hồng Thái đã gây chấn động địa cầu, suốt 3, 4 ngày liền các tờ báo quốc tế liên tục đưa tin về sự kiện này. Thế giới từ đây biết được bộ mặt của thực dân Pháp và biết được có một dân tộc Việt Nam sẵn sàng hy sinh để đòi lấy tự do.

Từ hành động này của Phạm Hồng Thái, Phan Bội Châu có dịp nhìn lại con đường của mình để nhận thấy sự lạc hậu trong đường lối và khẳng định con đường cách mạng phải có kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, phải tiến hành cách mạng xã hội. Bởi lẽ đó mà Phạm Hồng Thái được ông tôn là bậc liệt thánh , là người đã “tay không xông vào hang cọp mà không sợ hãi gì đánh một cái, quét được oai của bọn cường quyền mà không nghĩ đến thân mình sau này.”[10]

Mặc dù ban đầu không đồng tình với đường lối hoạt động của Tâm tâm xã nhưng sau hành động của Phạm Hồng Thái, Nguyễn Ái Quốc đã có lời ngợi ca hết sức và đánh giá hành động này như cánh én nhỏ báo hiệu mùa xuân. Tháng 12 năm đó Người tới Quảng Châu và tập hợp lực lượng để đến năm 1925 lập ra Việt Nam cách mạng thanh niên hội. Tiếng bom ấy như một đột phá khẩu, mở đầu cho phong trào cách mạng mới sẽ diễn ra trên đất nước ta nhằm chống lại sự đàn áp của thực dân Pháp. Sau tiếng bom tại Sa Diện, các hoạt động yêu nước diễn ra sôi nổi và thu lại được nhiều kết quả. Các hoạt động đấu tranh sau đó đã tạo cơ sở thực tiễn cho năm 1929 ba tổ chức cộng sản ra đời và đến năm 1930 thì Đảng Cộng Sản Đông Dương ra đời. 6 năm sau tiếng bom ấy, ngay trên quê hương của Phạm Hồng Thái đã bùng lên cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.

Như nhận định của tác giả Thanh Đạm trong bài viết “Yếu tố nghịch lý và chân lý trong tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái”, hành động nhỏ bé ấy đã thức tỉnh một chân lý là muốn thay đổi phải có đấu tranh. Ý nghĩa đó không chỉ có giá trị trong thời điểm bấy giờ mà vẫn vẹn nguyên cho tới tận hôm nay, sau hơn 90 năm nhìn lại. Dù trong bất kì thời đại nào, nếu muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn, muốn thay đổi thực trạng xã hội phải thức tỉnh để đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác.

Phạm Hồng Thái và hành động của anh sẽ mãi ghi dấu trong lịch sử và trái tim người dân Việt Nam không chỉ như một vị anh hùng xả thân cho dân tộc mà còn như một lời nhắc nhở về chân lý đấu tranh, về giá trị của tự do và về cách sống ở đời.

“Sống làm quả bom nổ

Chết như dòng nước xanh”[11]

Nguồn: VHNA

 


[1]Trích thơ Trần Huy Liệu ca ngợi Phạm Hồng Thái trước hành động hy sinh đầy quả cảm của ông.

[2]  Có tài liệu ghi là Sa Điện

[3]  Các tài liệu có những ghi chép không giống nhau về ngày tháng năm sinh của Phạm Hồng Thái.. Quyển Sơ thảo tiểu sử Phạm Hồng Thái của Phạm Minh Nguyệt (con trai của Phạm Hồng Thái), Truyện Phạm Hồng Thái của Bạch Hào (Hà Nội, năm 1945), một số bài viết của học giả Trung Quốc như Viên Sỹ Luân, Trịnh Văn, Lục An Văn đều viết là Phạm Hồng Thái sinh năm 1893. Tác giả Chương Thâu (và Tôn Quang Phiệt) trong bài Phạm Hồng Thái (cuốn danh nhân Nghệ Tĩnh, tập 1) và bài Phạm Hồng Thái - Con người yêu dấu của đất Lam Hồng (Kỷ yếu tọa đàm khoa học về Phạm Hồng Thái, Vinh, tháng 7/1994), rồi trên bia liệt sỹ Phạm Hồng Thái hiện nay ở Quảng Châu (Trung Quốc) đều viết là Phạm Hồng Thái sinh ngày 14/5/1895.

[4]  Phan Bội Châu – Toàn tập, NXB Thuận Hóa và TTVHNN Đông Tây, HN, 2000.

[5]  GS. Chương Thâu trong Kỷ yếu tọa đàm khoa học về Phạm Hồng Thái, Vinh, tháng 7/1994, tr 21-22

[6]  Kỷ yếu tọa đàm khoa học về Phạm Hồng Thái, Vinh, tháng 7/1994, tr77.

[7]  Kỷ yếu tọa đàm khoa học về Phạm Hồng Thái, Vinh, tháng 7/1994, tr 11.

[8]  Theo Lê Khiêm, Phạm Hồng Thái mưu sát toàn quyền Đông Dương Méc – lanh tại Sa Điện (Trung Quốc).

[9]Theo Di thư để lại của liệt sĩ Việt Nam Phạm Hồng Thái, bản Đặng Thắng Châu sưu tầm, Thanh Đạm dịch (Tạp chí Xưa và nay số 4- 1994).

[10]  Phan Bội Châu, Truyện Phạm Hồng Thái,; bản GS. Chương Thâu dịch từ bản chữ Hán in trong Phạm Hồng Thái truyện, bản in lại 1959 của Học viện sư phạm Quảng Đông.

[11]Thơ Tố Hữu

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NGUYỄN ĐÌNH CHI
                        Hồi ký

    KỶ NIỆM 102 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH 19-5-1890 _ 19-5-1992.

  • THÁI VŨ

    Nguyễn Phúc Đảm (sau này là vua Minh Mạng), sinh năm 1791 tại Gia Định, là con trai thứ 4 của Vua Gia Long, Nguyễn Phúc Ánh, nối ngôi vua năm 1820 lúc 30 tuổi.

     

  • TỪ HỒNG QUANG     

    Thông thường, khi vui người ta nghĩ đến những điều vui và kể lại cho bạn bè nghe. Nhưng ông cha ta có câu: “Không ai nắm chặt tay từ sáng đến tối”. Lại có câu: “Bảy mươi chưa hết què, chớ khoe mình lành”.

  • ĐÔNG HÀ   

    Tôi không biết từ đâu, tôi lại tha thiết yêu những câu hát đẹp như mơ được cất lên từ chị, có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em đã nương theo vào đời làm từng nỗi ưu phiền

  • HÀ KHÁNH LINH

    Theo hẹn, tôi đến trước vài phút ngồi ở salon khách sạn Hương Giang - lơ đãng nhìn những người đi lại trong hành lang.

  • TRẦN NGỌC TRÁC

    Như duyên nợ, chúng tôi đã đồng hành cùng nhau qua series ký sự “Trịnh Công Sơn nhẹ gót lãng du”(1).

  • PHẠM XUÂN PHỤNG

    Vào đúng 9 giờ đêm 26 tháng 3 năm 1975, chúng tôi vui sướng đến nghẹn ngào nhận tin vui Huế đã được giải phóng qua sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam phát thanh từ Hà Nội. Tiếp đến là mệnh lệnh tất cả sẵn sàng hành quân về Huế. Không ai không mong chờ niềm vui ấy, nhưng những người lính quê Thừa Thiên, trong đó có tôi đều vui mừng vì sắp được trở lại quê nhà!

  • PHI TÂN

    1.
    Buổi chiều trên đường đi làm về thấy một chị phụ nữ bày bán những con heo đất bên vỉa hè màu xanh, đỏ, vàng, cam nhìn thật vui mắt.

  • PHẠM PHÚ PHONG

    Hồi ức làm ta muốn khóc...
                            (Vasiliev)

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Vua Minh Mạng có 78 hoàng tử, được giáo dưỡng đàng hoàng, hầu hết các hoàng tử có học hạnh, hoàng trưởng tử trở thành vua hiền Thiệu Trị, một số trở thành vương công nổi tiếng như Thọ Xuân vương, Tùng Thiện vương, Tuy Lý vương…

  • NGUYỄN NHÃ TIÊN   

    Chưa bao giờ tôi được lội bộ đùa chơi với cỏ thỏa thích như bao lần khai hội Festival ở Huế. Đêm, giữa cái triều biển người nối đuôi nhau từ khắp các ngả đường hướng về khu Đại Nội, tôi và em mồ hôi nhễ nhại, hai đôi chân rã rời, đến nỗi em phải tháo giày cầm tay, bước đi xiêu lệch.

  • HÀ KHÁNH LINH   

    Bão chồng lên bão, lũ lụt nối tiếp lũ lụt. Miền Trung Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng chưa bao giờ phải hứng chịu thiên tai dồn dập khủng khiếp đến mức chỉ trong vòng trên dưới một tháng mà có đến sáu cơn bão mạnh với hai áp thấp nhiệt đới, đã cướp đi nhiều sinh mạng và xóa sạch tài sản của những con người suốt một đời chắt chiu dành dụm xây cất lên...

  • PHẠM XUÂN PHỤNG

    Một buổi chiều năm 1968, chúng tôi nhận lệnh tập trung tại một khu vườn thuộc làng (nay là phường) Kim Long.

  • HỒ ĐĂNG THANH NGỌC

    Mười năm trước đây, một sự kiện văn hóa diễn ra tại Huế đã khiến nhiều người ngạc nhiên và tự hào: Huế từng có Nhà xuất bản Tinh Hoa xuất bản các ấn phẩm âm nhạc sớm nhất toàn cõi Đông Dương, sự kiện Gala Tinh Hoa - Sông Hương nhằm tôn vinh Nhà xuất bản Tinh Hoa. Sự kiện đó đã làm rung động nhiều trái tim yêu âm nhạc, nhất là những ai mê lịch sử Tân nhạc Việt Nam.

  • HÀ LÂM KỲ

           Hồi ký

  • NGUYỄN QUANG HÀ

    Tôi vốn là người lính. Sau Mậu Thân 1968, một số phóng viên báo Cờ Giải Phóng - Huế hy sinh, một số bị thương ra Bắc, tôi được thành đội trưởng Huế cử biệt phái sang làm phóng viên báo Cờ Giải Phóng, sau mấy năm thì trở thành phóng viên thật sự.

  • Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế (18/9/1945 - 18/9/2020)

    DƯƠNG PHƯỚC THU

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ

    "Đồng Khánh - mái trường xưa" là tên tập đặc san được phát hành tại Huế nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập trường Đồng Khánh vào đầu tháng ba này.

  • Kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2020) và Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2020)    

    DƯƠNG HOÀNG