Bốn ngày sau khi Nobel Văn học năm 2014 gọi tên Patrick Modiano, nhà văn Pháp vẫn coi đây là giải thưởng kỳ lạ dành cho mình.
Bìa cuốn “Phố những cửa hiệu u tối” của Patrick Modiano xuất bản bằng tiếng Việt
Tại sao ông nói giải thưởng này là kỳ lạ?
Tôi không trông đợi chút nào giải Nobel. Khi biết tin, có cảm giác cứ như một người nào đó khác được giải, đúng là kỳ lạ. Lý giải cụ thể hơn, nó giống như khi những sự kiện ngạc nhiên xảy trong cuộc đời của bạn, bạn như người mộng du và làm những thứ không có thực.
Tôi muốn biết tại sao họ lại chọn mình, và thật khó lòng chờ đợi để được nghe lý do. Có vẻ kỳ lạ, bởi tôi hay nhớ về những kỷ niệm thơ ấu, giống như Albert Camus. Không hiểu tôi sẽ đối mặt với những người tôi ngưỡng mộ ra sao.
Ông viết văn lâu lắm rồi, vì sao ông chọn nghề này?
Chà, tôi bắt đầu rất sớm, từ tuổi đôi mươi, đến nay cũng thật dài. Đôi khi viết là điều gì đó rất tự nhiên, là một phần của cuộc đời tôi. Khi tôi gần 20 tuổi, tôi không học hành gì nữa. Tôi ở Paris, không có chỗ trọ và tự nuôi thân. Một thời kỳ với những cuộc gặp gỡ kỳ lạ, những người hơn tuổi đưa lại cảm giác nguy hiểm thường trực.
Ông đã viết gần 30 cuốn sách, cuốn nào ông thấy có ý nghĩa hơn cả?
Thật khó, vì tôi có cảm tưởng như mình viết cùng một cuốn sách, suốt 45 năm qua.
Ông từng nói muốn viết tiểu thuyết trinh thám, cuốn tiểu thuyết mới này thì sao?
Đúng là tôi luôn ước ao có thể viết tiểu thuyết trinh thám. Thực ra, những chủ đề chính của tiểu thuyết trinh thám khá gần với những gì ám ảnh tôi: Sự biến mất, những vấn đề định danh, sự lãng quên, quay lại quá khứ bí ẩn. Thường xuyên viện đến những nhân chứng mâu thuẫn về một con người, sự kiện nào đó giúp tôi tiếp cận gần hơn thể loại trinh thám. Nhìn lại, dường như mỗi chương tuổi thơ của tôi gần giống với tiểu thuyết trinh thám.
Vậy mà ông chưa từng viết một tiểu thuyết trinh thám nào?
Tiểu thuyết trinh thám là một loại chủ nghĩa hiện thực, thậm chí là chủ nghĩa tự nhiên, cấu trúc kể chuyện khá cứng rắn. Không có chỗ cho dòng chảy của mơ mộng. Kết thúc truyện trinh thám, cần sự giải thích, một phương án. Điều này không hợp với tôi, khi tác phẩm của tôi miêu tả từng lát cắt quá khứ với chút mơ hồ, như cõi mộng. Hơn nữa, tôi không viết tiểu thuyết theo nghĩa thông thường, đúng hơn là viết những thứ mơ mộng, khơi gợi trí tưởng tượng.
Nhân vật chính trong tiểu thuyết mới nhất, Jean Daragane, không đọc cuốn “Lịch sử vạn vật” của Buffon - cũng giống ông?
Anh ta tiếc là không quan tâm đến chủ đề này - những con vật, cây cỏ - trong suốt cuộc đời. Khi đọc, tôi thường hướng đến những thế giới khiến tôi kinh ngạc, những gì tôi chưa biết, đó là những tiểu thuyết kinh điển của Nga, Anh viết về nông thôn. Nhưng thực cũng đáng tiếc vì đôi khi mình không quan sát đủ mọi thứ, hay không viết về chúng.
Viết có phải là hành động dễ chịu?
Ngày nào tôi cũng viết, nhưng theo cách càng thoát ra sớm càng tốt. Tôi dành cả ngày để suy nghĩ, nhưng thường chỉ viết ra trong khoảng một giờ. Tôi sợ viết lâu sẽ không còn vững tay nữa.
Viết lách tự bản thân nó không hề dễ chịu. Cần vật chất hóa giấc mơ trên trang giấy, hay nói cách khác là thoát ra khỏi giấc mơ này. Từ bản thảo đầu tiên, nhà văn có thể viết lại, soạn lại, tái cấu trúc và cô đặc - công việc giống như cách Flaubert làm từ thế kỷ 19. Điều này làm tôi khiếp sợ. Những điều chỉnh này giống sự tỉ mỉ của vi phẫu.
Vâng, cần quyết liệt như bác sỹ phẫu thuật, khá lạnh lùng đối với bản thảo của mình để điều chỉnh, xóa hay giảm bớt. Đôi khi chỉ cần gạch đôi ba từ trên một trang viết, thế mà lại thay đổi hoàn toàn. Tất cả thứ này, là căn bếp của nhà văn, nó thật nhàm chán với người khác.
|
Nguồn: Nguyên Khánh - TP
Pushkin - Chekhov - Prisvin - Dostoyevsky
HOÀI PHƯƠNG
Việc làm tranh giả chỉ đến thế kỷ thứ 17 mới bắt đầu phát triển, trước đó người ta thường làm các đồ mỹ nghệ hay các loại tượng giả.
LÊ ĐẠT
(Giới thiệu và dịch)
Thế kỷ XX, một trào lưu thơ được mệnh danh là thơ mới Pháp từ sông Seine đã tràn qua các đại dương và ảnh hưởng sâu đậm đến phong trào thơ thế giới.
MOHINEET KAUR BOPARAI
CHU ĐÌNH KIÊN
Vượt qua nhiều nhà văn tên tuổi được bạn đọc trên toàn thế giới mong đợi được gọi tên như: Annie Ernaux (Pháp), Margaret Atwood, Anne Carson (Canada), Haruki Murakami (Nhật Bản), Ludmila Ulitskaya (Nga), Ngũgĩ wa Thiong’o (Kenya)… năm nay, Viện Hàn lâm Thụy Điển đã công bố quyết định trao Giải Nobel Văn học năm 2021 cho nhà văn Abdulrazak Gurnah (1948).
NGUYỄN VĂN DŨNG
Bút ký
Là thủ đô của vương quốc Thụy Điển, Stockholm được mệnh danh là “Một trong những thành phố đẹp nhất thế giới”, là “Thủ đô xanh”, là “Thủ đô của những thủ đô vùng Scandinavia”, là “Thành phố của mọi cảm giác”, là “Thành phố của nước và cây”, là “Venice của phương Bắc”, là “Con đường dẫn đến giải Nobel”… Tôi thích hình tượng: Con đường dẫn đến giải Nobel.
MICHAEL MARDER
Tất cả chúng ta đều đã nghe nói đến công dụng của vi khuẩn đường ruột khi tham gia tích cực vào trong quá trình tiêu hóa của con người và động vật. Đó là ví dụ hoàn hảo về sự cộng sinh, hay sự chung sống lâu dài của các sinh thể thuộc các loài khác nhau.
MICHAEL MARDER
Michael Marder là giáo sư triết học tại Đại học Basque Country, Vitoria-Gasteiz. Ông làm việc trong các lĩnh vực như hiện tượng học, triết học chính trị và lý luận về môi trường. Là tác giả của 10 đầu sách gồm Plant-Thinking (2013), Pyropolitics (2015), Dust (2016),… Hiện ông đang triển khai hướng tiếp cận triết học về vấn đề năng lượng vốn được truyền cảm hứng từ suy tư về cây cỏ, thực vật.
EMMANUEL ALLOA
Cơ chế của mỗi trận đại dịch đều hết sức quen thuộc: mỗi cuộc khủng hoảng đều có những thủ phạm nhất định của nó.
PHẠM PHÚ UYÊN CHÂU
Tiểu thuyết ngắn Chết ở Venice được Thomas Mann cho ra đời năm 1912, khi bệnh tả là một căn bệnh đang gây ra cái chết hàng loạt ở Ý.
CARLOS SPOERHASE
Ta có thể đánh giá Louise Glück qua các tác phẩm mà bà đã xuất bản trong vòng 5 thập niên vừa qua, vốn đã được trao tặng những giải thưởng văn học danh giá nhất nước Mỹ.
VŨ THƯỜNG LINH
LGT: Kỷ niệm 75 chiến thắng chủ nghĩa phát xít (1945 - 2020), chúng ta quay lại vấn đề “The Reader” (Người Đọc) của nhà văn người Đức, Bernhard Schlink, đã vang dội trong tâm thức văn học toàn thế giới.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Nhân đọc “Lời nguyện cầu Chernobyl” - Nxb. Phụ Nữ, 2020)
GIÁP VĂN CHUNG
Truyện Kiều của Nguyễn Du, không chỉ là kiệt tác vô tiền khoáng hậu của thi ca và văn học Việt Nam, mà còn là viên ngọc quý mãi mãi lấp lánh sáng của văn hóa Việt Nam.
HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
Đầu tháng 5 năm 1989, từ Moskva, nhà văn Vương Trí Nhàn rủ tôi đi thăm nhà giáo Trần Đình Sử(*) đang làm thực tập sinh cao cấp ở thủ đô Kiev của nước Cộng hòa Ucraina.
ORHAN PAMUK
Trong bốn năm qua, tôi đã và đang viết một cuốn tiểu thuyết lịch sử kể lại câu chuyện diễn ra vào năm 1901, trong suốt giai đoạn được biết đến với cái tên Trận đại dịch hạch thứ ba. Đó là một đợt bùng phát bệnh dịch hạch đã giết chết hàng triệu người ở châu Á khi mà châu Âu không chịu nhiều ảnh hưởng từ nó.