Ở Huế có một mô hình như thế

14:44 15/12/2009
NGUYỄN QUANG HÀ                            Bút kýMột nhà triết học đã nói: "MỌI NGƯỜI ĐỀU ĐI BẰNG ĐÔI CHÂN CỦA MÌNH". Lúc ăn chưa no, lo chưa tới, đọc câu này, tôi cười: "Dễ ợt thế, có gì mà nói". Lớn lên mới thấy được câu ấy thật chí lý, thật ghê gớm. Hầu như tất cả những ai mượn đôi chân của người khác đi đều sứt đầu, bươu trán cả. Tuy không nói ra, song những tiền đề, định hướng cho mọi hành động đều có xuất phát điểm từ nội dung câu nói ấy.

Nhà máy bia Huế - Ảnh: hoichoquangcao.com

Trong nghị quyết của tỉnh ủy Thừa Thiên Huế có một câu cũng mang dáng dấp ấy: "TỪ ĐẤT ĐAI TÀI NGUYÊN, CƠ SỞ VẬT CHẤT HIỆN CÓ MÀ ĐI LÊN". Chữ mới bây giờ là "PHÁT HUY NỘI LỰC". Cách nói mới khái quát hơn cách nói cũ: "Tự lực cánh sinh là chính". Đều có nghĩa là: "Tự thân vận động".

Bằng quan điểm ấy, thu được không ít thắng lợi. Xưa Huế, Thừa Thiên là thị trường tiêu thụ. Nay cánh đồng hẹp, một khúc của miền Trung này đã có thể tự nuôi được chính mình. Ngư nghiệp không chỉ đánh bắt, mà đã nuôi trồng. Nuôi tôm, cua và trồng rau câu. Hơn thế nữa, đã bắt đầu sắm tàu lớn đánh cá xa bờ. Khai thác ngày càng nhiều tài nguyên của đầm phá, của biển. Nhà máy gạch Tuy-nen, nhà máy xi măng Hương Trà tận dụng đất, đá nội địa. Ngành du lịch tận hưởng các công trình văn hóa cha ông để lại, khai thác cảnh quan của Sông Hương, và mới khởi công nguồn nước khoáng nóng Mỹ An đưa vào dịch vụ. Nhà máy đường Phong Điền vừa liên doanh xây dựng đã huy động đất đồi, đất cát của cả 7 huyện trồng mía. Hàng vạn lao động được tận dụng sức dư thừa, để từ đất đai làm ra đường trắng, một mặt hàng công nghiệp đang là nhu cầu của đời sống. Ngay cả cảng Chân Mây, tận dụng mực nước sâu, đang là đề tài sôi sục hàng năm trời nay. Vùng đất đồi Bình Điền, Nam Đông, A Lưới đang được tính toán cho cây quế, thông nhựa, cà phê...

Tôi điểm sơ qua một số mũi nhọn kinh tế của Thừa Thiên Huế để một lần nữa khẳng định rằng nghị quyết của tỉnh đảng bộ: "Từ đất đai tài nguyên, cơ sở vật chất hiện có mà đi lên" là đúng đắn. Suy nghĩ mang tính triết học ấy có lý, không chỉ cho hôm nay mà cho cả ngày mai.

Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn đang làm hai cuộc vận động lớn: phong trào VAC tức vườn, ao, chuồng và trang trại, chẳng phải là phương thức từ đất đai, tận dụng sức lao động đang dư thừa nhàn rỗi, chỉ có cách đó mới mau chóng đưa đời sống nhân dân lên được.

Tôi hoàn toàn không phản bác, giơ hai tay đồng tình cách nghĩ, cách làm ấy. Song giả dụ bây giờ tôi đặt câu hỏi: "Liệu có phương thức kinh tế nào không từ đất đai, tài nguyên cơ sở vật chất hiện có mà vẫn đi lên được không?". Xin đừng nghĩ rằng tôi đang đi ngược lại luồng gió thời đại, cũng đừng nghĩ rằng tôi "chống nghị quyết" của Đảng. Đã đành Đảng đã nói thì cứ thế mà làm. Tuy nhiên điều tôi muốn đề cập ở đây là phải luôn luôn sáng tạo.

Xin đừng giật mình, ấy chỉ là điều tôi nói chơi thôi. Thực tế cuộc sống đã có mô hình không từ đất đai, tài nguyên, không từ cơ sở vật chất hiện có mà đi lên rồi.

Tôi xin trả lời ngay cái đáp số ấy, đó là nhà máy bia Huđa.

Nhà máy bia Huđa không dùng tới hàng vạn héc-ta trồng nguyên liệu, không tận dụng hàng chục vạn nhân công phục vụ trực tiếp cho công nghiệp như nhà máy đường. Không dùng hàng trăm cây số bờ biển như ngư nghiệp... Nhà máy bia chỉ sử dụng diện tích đất: 15.000 mét vuông, và số người trực tiếp trong nhà máy chỉ có 220 người.

Ừ, có thể nói đó cũng là đất đai, cũng là tài nguyên đi lên cũng đúng, không sai, song ít tới mức hầu như không đáng kể.

Hãy cứ thử đi một vòng nhà máy bia Huđa mà xem, chỉ có hai khu vực hoành tráng đáng kể: Một là những bình lớn, sừng sững, đồ sộ ủ bia trong nhiệt độ lạnh, một khâu trong quy trình làm bia. Hai là khu vực đóng bia vào chai, hầu như hoàn toàn tự động, từ việc nạp bia, đóng nút và dán nhãn hiệu, rồi xếp bia vào thùng. Công việc hầu như tự động hóa hoàn toàn.

Từ ngày khai trương đến nay, nhà máy bia đã tồn tại 10 năm. Hai chữ "Tồn tại" cũng có thể hiểu được là nó "còn đó". Còn đó thôi thì chưa đủ, chưa mang tính chất hoạt động của một nhà máy. Điều khẳng định nhà máy là sự phát triển của nó, đóng góp thiết thực của nó đối với cuộc đời.

Tôi xin đưa ra đây những con số đã tổng kết để thấy công suất của nhà máy không ngừng tăng.

- Năm 1991 công suất 3 triệu lít.
- Năm 1992 công suất 6 triệu lít.
- Năm 1993 công suất 12 triệu lít.
- Năm 1995 công suất 30 triệu lít.
- Năm 1998 công suất 50 triệu lít.

Trong tương lai công ty bia Huế có khả năng phát triển thành một trong những nhà máy bia có công suất trên 100 triệu lít trong một năm vào năm 2001.

Điều rất đáng kể là với một tỉnh kinh tế còn nghèo như Thừa Thiên Huế, nhà máy bia đã nộp vào ngân sách của tỉnh rất đáng kể. Tôi xin hệ thống lại dãy số có ý nghĩa hết sức thiết thực ấy:

- Năm 1991 đóng thuế 10 tỷ đồng.
- Năm 1992 đóng thuế 37 tỷ đồng.
- Năm 1993 đóng thuế 60 tỷ đồng.
- Năm 1994 đóng thuế 73 tỷ đồng.
- Năm 1995 đóng thuế 70 tỷ đồng.
- Năm 1996 đóng thuế 106 tỷ đồng.
- Năm 1997 đóng thuế 127 tỷ đồng.
- Năm 1998 đóng thuế 150 tỷ đồng.
(Trong đó có 10 tỷ đồng thuế lợi tức)

Tính bình quân, một tháng mỗi công nhân của nhà máy lĩnh 800.000 đồng tiền lương, nhưng mỗi một ngày một người đã góp vào ngân sách nhà nước 2 triệu đồng. Như vậy có nghĩa là một công nhân nhà máy bia góp cho ngân sách nhà nước trong một tháng 60 triệu đồng. Hiệu quả như vậy không nhỏ một chút nào.

Ngoài 15.000 mét vuông đất tỉnh cấp cho nhà máy, nhà máy đã dùng một thứ tài nguyên hiện có là nước Sông Hương để làm bia. Còn hầu như tất cả các nguyên liệu dùng cho nhà máy đều mua của nước ngoài hết.

Cứ theo những luận cứ chính xác tôi trình bầy trên, rõ ràng nhà máy bia Huế xứng đáng là một mô hình kinh tế tiên tiến của Thừa Thiên Huế. Giá Thừa Thiên Huế có nhiều nhà máy kiểu này, vừa sử dụng rất ít đất đai, vừa chi phí tới mức ít nhất tài nguyên, chắc chắn chẳng mấy mà Thừa Thiên Huế đã giàu, đâu đến nỗi cứ ậm ạch mãi.

Để có được kết quả kinh tế nhà máy bia đâu chỉ có thể ỉ vào cơ sở vật chất hiện có, thứ tài nguyên cần phải được khai thác một cách hết sức trang trọng đó là trí tuệ của con người.

Trong cuộc lấy ý kiến của văn nghệ sĩ trí thức vừa rồi, tỉnh đưa ra câu hỏi thăm dò rằng: Có phải tỉnh ta bị chảy máu chất xám không? E câu này chả cần trả lời cũng đã thấy mười mươi ở Thừa Thiên Huế chảy máu chất xám ào ạt như thế nào? Theo tôi, điều đáng quan tâm là: Tại sao lại có hiện tượng chảy máu chất xám như thế? Lý giải, và mạnh dạn sửa chữa những sai sót, không sợ vết mổ não nghiêm khắc ấy mới là điều quan trọng.

Nhà máy bia chẳng là một minh chứng sự rạng rỡ của tri thức đó sao? Đúng như Lê Nin đã nói: "Có tri thức mới có cách mạng". Hiểu được luận điểm ấy thật khó khăn làm sao. Nhà bác học Ac-si-mét chẳng đã khát khao: "Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng cả trái đất này". Vâng, nghĩa rộng của điểm tựa là tri thức vậy!.

Không có tri thức công nghiệp thì làm sao có nhà máy bia. Khi Thừa Thiên Huế tính làm bia, thì Đông Hà đã có bia Đông Hà. Đà Nẵng có bia Đà Nẵng và con cọp. Xa nữa, bia 333 của Sài Gòn, bia Hà Nội ở phía Bắc đã tràn ngập thị trường. Tiger, Heineken cũng đang quảng cáo rầm rộ. Trước tình hình ấy Huế vẫn quyết tâm làm bia, rõ ràng Huế có tầm nhìn. Không gan không thể dám cạnh tranh được. Mặc dù lúc ấy đi vay vốn rất khó. Ngân hàng Công thương của Trung ương có 3 tỷ đã cho Công ty Du lịch tỉnh vay để làm Khách sạn Hương Giang II rồi. Đành phải quay qua liên doanh 6 bên: Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Công thương, Ủy ban thành phố, huyện Hương Điền và nhà máy bia. Có tiền rồi, chính Chủ tịch tỉnh, ông Phạm Bá Diễn phải vác tiền vào Sài Gòn đổi ngoại tệ mới đi mua máy móc được.

Hai năm sau do liên doanh phức tạp quá, tỉnh quyết định trả lại vốn cho các cổ đông, cho phép nhà máy bia Huda độc lập hoạt động như một doanh nghiệp nhà nước. Mãi đến năm 1994, phong trào liên doanh rầm rộ, và cũng là lúc nhà máy bia Huda cần mở rộng, cần tăng công suất, tỉnh quyết định liên doanh với Đan Mạch.

Không dễ gì Đan Mạch chấp nhận tỷ lệ 50-50. Trong lúc đó Tiger đòi tỷ lệ 40-60.

Tôi hỏi anh Nguyễn Minh, Tổng giám đốc công ty bia:

- Điều gì đã thuyết phục được Đan Mạch "liều" thế?

Anh Minh đáp:

- Cánh tư bản lõi đời, có sạn trong đầu trong nghề kinh doanh, chỉ có lợi nhuận mới thuyết phục được họ. Chứ đâu họ có liều. Họ nhìn thấy ý thức và trí tuệ Việt Nam trong kinh doanh bia. Từ việc xây dựng, công trình thường phải làm trong một năm rưỡi, ta chỉ làm trong 10 tháng. Ở đối tác mua máy, ta không màng máy rẻ, dám bỏ tiền, dẫu đắt hơn để mua máy móc hiện đại. Và chỉ trong 5 năm công suất sản xuất bia tăng gấp 10 lần so với năm đầu tiên. Chính tầm nhìn của chúng ta, sự dấn thân của chúng ta đã làm cho các nhà kinh doanh phương tây hài lòng. Vì vậy bất cứ yêu cầu gì của chúng ta họ cũng chấp nhận ngay.

Nhà máy bia Huda đã bước đi từng bước quyết đoán, miễn là có lợi cho đất nước, và thắng lợi trong kinh doanh. Chính trí tuệ của ta đã đủ sức thuyết phục, đủ tín nhiệm với phía Đan Mạch. Vì vậy họ mới đồng ý để Nguyễn Minh, người Huế làm Tổng giám đốc. Trong ban điều hành có 5 người thì 3 giám đốc (Kinh tế, Tổ chức và Thông tin tiếp thị) là người Đan Mạch. Nhưng chỉ hai năm sau họ rút về nước hết, giao toàn quyền cho ta quản lý. Họ không dại gì bỏ tiền ra, mà lại không để người giám sát như vậy. Lòng tin! Tin ở tài quản lý, tài kinh doanh, và tin ở cả tư cách của người bắt tay với mình. Những lẽ đó đã tạo được không khí làm ăn bền chặt. Sau này, năm 1996 Hội đồng quản trị quyết định đưa công suất lên 50 triệu lít, mỗi bên tiếp tục đầu tư thêm, phía Đan Mạch cũng nhất trí ngay. Có thể gọi đó là bài học cho những ai bước chân vào ngưỡng cửa kinh doanh thời hiện đại, đặc biệt là liên doanh với nước ngoài.

Tôi đi lang thang trong nhà máy bia, kiến trúc thật gọn gàng. Công nghệ tiên tiến, đòi hỏi tính toán đâu ra đấy. Chỉ tính riêng việc dán nhãn và dùng mẫu chai cũng phải hạch toán.

Người dán không đẹp, không chính xác như máy móc. Có khi dán lệch, khi cao, khi thấp, mất ngay mỹ thuật. Một chi tiết ấy thôi cũng dễ gây hoài nghi cho khách hàng. Nếu tính công suất, máy dán nhãn có thể thay thế cho vài trăm công nhân ở khâu đơn giản này. Nhà máy đã chọn phương thức mua máy dán nhãn. Đó là một quyết định đúng.

Việc dùng mẫu chai cũng vậy. Đang lúc nhà máy chưa tự sản xuất được chai riêng cho mình. Và nếu đầu tư vào chai cũng tốn kém lắm. Nhất là trong lúc mình đang tập hợp đại lý, họ đang có chai trong tay. Huy động được sự tận dụng ấy, mình vừa có thêm khách hàng, vừa đỡ một khâu sản xuất bao bì. Suy tính ấy hợp lý, hợp thời, nhà máy bia trở thành bạn của mọi nhà.

Đứng ở góc nhìn kinh doanh, rõ ràng nhà máy bia đã bước những bước dài. Riêng nộp ngân sách năm 1998 là 150 tỷ, con số ấy không đơn giản đâu. Nó gần bằng nửa ngân sách năm 1998 của Thừa Thiên Huế rồi.

Nhớ lại thời gian đầu tiên. Nói đến lãi suất của nhà máy 4 tỷ trong năm, ai cũng lắc đầu. Rồi những mẻ bia đầu tiên, Huđa gọi Sở thương mại tới tiêu thụ, Sở thương mại không chấp nhận. Một năm sau thì lại đến xin được làm đại lý bia. Và buồn cười hơn nữa là khi nhà máy xây dựng xong, tỉnh tìm Giám đốc nhà máy, đụng tới ai cũng từ chối: "Trong xây dựng có gì ông Minh ăn hết rồi, còn chi nữa mà làm". Ngẫm lại, sự truân chuyên ấy thú vị biết bao. Nó cũng phải trả giá đấy chứ. Những nồi nấu bia Tubo xếp hàng dọc cạnh tường, ngay bên cổng ra vào như dáng đứng ngẩng cao đầu.

Tôi hỏi anh Nguyễn Minh:

- Cái xương sống của nhà máy bia Huđa này là gì?

Anh đáp:

- Chất lượng cao và giá cả hợp lý với người tiêu dùng là xương sống của nhà máy chúng tôi. Và đó cũng chính là chiến lược lâu dài của công ty bia Huế này.

Cứ nhìn hiện tượng công suất bia Huda tăng vùn vụt, trong lúc đó một số nhà máy bia trong nước đã chết trong cơ chế thị trường. Từ chỗ đoàn bia Huế vào xin tham quan nhà máy bia họ, họ không cho, sợ lộ bí mật. Đến lúc đoàn bia ấy xin vào tham quan bia Huế, Huế nhiệt liệt xin mời. Tình thế đã khác rồi. Công nghệ mạnh sẽ cho sản phẩm tốt. Công nghệ kém dù muốn chất lượng tốt cũng không được.

Bia Huda là một trong những hãng bia chiếm thị trường trong nước. Và nó đã được xuất sang bán tại Mỹ, Ca-na-đa, Pháp và Tây-Ban-Nha. Dễ gì được thế. Đến như Pete Peterson, đại sứ Mỹ sang nhận chức ở Việt Nam, Tổng giám đốc Nguyễn Minh gửi biếu ông 2 két bia, ông đã viết thư trả lời: "Kính gửi ông Nguyễn Minh, công ty bia Huế, đường Thuận An, Huế, Việt Nam. Xin cám ơn rất nhiều về quà tặng bia Huế. Tôi đã uống hai chai rồi, và thật là loại bia tuyệt vời. Tôi đã trở nên rất thích uống bia so với nhiều năm qua và nhận thấy bia Huế chất lượng rất cao và rất thú vị. Tôi hy vọng sớm đến thăm Huế và có thời gian gặp ông..."

Có được lời khen của người sành bia uống bia có truyền thống như Pete Peterson, thêm một lần khẳng định chiếc chìa khóa của bia Huế là chất lượng. Sự tồn tại của nó chính là ở chỗ đó.

Cũng chính nhờ chất lượng, bia Huế ngày càng đông khách hàng. Và chính sự thú vị ấy, khách hàng đã phiên âm 4 chữ cái trong HuDa thành lời kêu gọi nhiệt thành, như một lời hô, như một lời cổ vũ: HÃY UỐNG ĐI ANH!

Tôi cũng là một khách hàng của Huda đây. Và tôi cũng đã nói với bạn bè của mình rằng: Hãy uống đi anh!

Có lẽ đó cũng là một món quà xứng đáng của khách hàng tặng cho bia Huế vậy.

N.Q.H
(123/05-99)





 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • MẶC KHÁCHHuế nguyên là đất đế đô, nơi sinh trưởng của vua chúa, chốn triều đình quan lại, đa số tao nhân mặc khách đều tụ họp về đây. Do đó mà tiếng nói của xứ Huế, trang nhã thanh tao, có khi lại nặng mùi “bề trên” hoặc kiểu cách đến buồn cười.

  • NGUYỄN HỮU ĐÍNHMột nhà văn tên tuổi địa phương - địa phương nhưng kiêm cả Trung ương - đã say sưa mô tả con sông Hương, với một đầu đề trớ trêu và duyên dáng: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” Trớ trêu và duyên dáng hơn nữa là nêu lên câu hỏi mà không chịu trả lời.

  • THÁI DOÃN LONGKính tặng thầy: Cao Xuân Hưởng, Nguyễn Trực Luyện và H.N

  • VÂN LONGHuế đã vào tôi từ thuở thiếu thời qua hai câu thơ của Nam Trân:                Thuyền nan đủng đỉnh sau hàng phượng                Cô gái Kim Luông yểu điệu chèo

  • PHAN THUẬN ANCó một bãi đất trống nằm giữa Ngọ Môn và Kỳ Đài. Nói chính xác hơn, không gian ấy được giới hạn bởi đường 23 tháng 8 ở phía bắc, chân tường Kinh thành ở phía nam, con đường ngắn sau cửa Thể Nhân (thường gọi là cửa Ngăn) ở phía đông và con đường ngắn sau cửa Quảng Đức ở phía tây. Chiều bắc nam của nó rộng gần 125m và chiều đông tây dài khoảng 360m.

  • HỒ VĨNHTôi đứng trên sân thượng Sài Gòn- Morin Huế, nhìn lên phía Tây thành phố trong buổi chiều tà le lói vài tia nắng trên các tán lá rất cao. Nhìn về phía Bắc sông Hương, Thành nội cổ kính chìm trong cây xanh.

  • NGUYỄN THANH HÙNGTôi chưa biết Huế nên buồn vì bỏ qua một vẻ đẹp. Buồn vì mãi mãi không thể chiêm ngưỡng cố đô của đất nước một thời ngang ngửa. Một khoảng trống văn hóa về cổ vật kiến trúc nguyên vẹn của tịnh đô Huế không thể lấp đầy trong tôi, luôn tin tưởng vào sự hữu linh của vạn vật.

  • NGUYỄN TRỌNG HUẤN(Nhân xem “Huế - đất mẹ của tôi” sách ảnh của Đào Hoa Nữ. Nhớ Huế, suy ngẫm và…. cảm nhận)

  • TRƯƠNG THỊ THUYẾT1. Huế không chỉ nổi tiếng là một thành phố đẹp, nên thơ với những danh lam thắng cảnh như sông Hương, núi Ngự, chùa Thiên Mụ và những lăng tẩm cổ kính...mà còn được du khách biết đến bởi những nghề truyền thống của mình.

  • LÊ THỊ KIỀU HẠNHHiếm có một vùng đất nào trên thế giới mà con người đã tạo ra một bản sắc văn hóa độc đáo như kiểu nhà vườn Huế.

  • DĨNH QUỐC ANHLăng tẩm Huế là một trong những thành tựu rực rỡ bậc nhất của kiến trúc văn hóa cổ Việt Nam. Ngoài 8 lăng chính của các vua Gia Long, Minh Mạng,Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Kiến Phúc, Đồng Khánh, Khải Định, còn có đến hàng ngàn ngôi mộ tồn tại qua nhiều thế kỷ của các bậc danh nhân văn hóa, người có công với đất nước.

  • LÊ VIẾT XUÂNCó thể nói, so với các Bảo tàng và Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh toàn quốc, thì Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên - Huế có một vị trí quan trọng, sau khu Di tích Kim Liên (Nghệ An), khu Di tích Pác-Bó (Cao Bằng), khu Di tích Phủ Chủ tịch và Bảo tàng Hồ Chí Minh Hà Nội.

  • BẢO ĐÀN 1. Đặt vấn đề1.1. Như một sự ngẫu nhiên của lịch sử, xứ Huế - từ vùng đất biên viễn quốc gia trong nhiều thế kỷ, trở thành thủ phủ của vùng miền và là kinh đô của một quốc gia thống nhất sau đó. Đây chính là nền tảng thuận lợi để vùng đất này hội tụ, quy tập cho mình một hệ thống làng nghề thủ công, cần thiết cho sự tồn tại và làm tròn vai trò của một vùng trung tâm.

  • BỬU Ý28 Tháng Hai lại về, gợi nhớ về sinh nhật của Trịnh Công Sơn. Vào thời điểm này, bạn bè Trịnh Công Sơn ở Huế và Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đang chuẩn bị cho Nhà lưu niệm Trịnh Công Sơn theo chủ trương của UBND tỉnh và mong muốn của những người yêu mến nhạc sĩ tài hoa này.Sông Hương xin giới thiệu bài viết của Bửu Ý- người bạn rất gắn bó với Trịnh Công Sơn - như một gợi ý mời gọi bạn bè cùng góp ý để sớm hình thành ý nguyện này.

  • THANH TÙNGNhững dịp lễ hội, những chiều hè gió lộng và đẹp trời, trên bầu trời cố đô Huế rực rỡ đủ sắc màu của những cánh diều mượt mà trong hình dáng các loài chim, thú: long, lân, ly, phụng, công, bướm, quạ. Đặc sắc nhất thì diều đại bàng cứu công chua, diều bướm đốt pháo, diều Tôn Ngộ Không...

  • NGUYỄN QUANG HÀCả khung trời hồng dần lên. Sóng Tam Giang lấp lánh hồng. Con thuyền của chúng tôi như rẽ bình minh đi thẳng đến mặt trời. Bầy chim trời đang ăn trên mặt phá, gặp động, chúng rào rào vỗ cánh vù bay lên, rợp trời, như một đám mây, rồi lại rào rào hạ cánh đáp xuống phía phá bên kia.

  • TRƯƠNG THỊ THUYẾTĂn là một biểu hiện của văn hóa. Nghiên cứu nhóm từ chỉ cách ăn uống, chỉ các món ăn của Huế là tìm ra những nét riêng biệt trong sắc thái văn hóa Huế.

  • THANH TÙNGVăn hoá tâm linh là một loại hình văn hoá tinh thần đặc thù của nhiều dân tộc trên thế giới. Với người Việt, từ xưa đến nay văn hóa tâm linh thể hiện ở tình cảm linh thiêng, ở niềm tin và sự tri ân của mọi người đối với những người thân đã mất, niềm tin của cả cộng đồng đối với những vị anh hùng, các bậc tiền bối đã có công lao xây dựng, bảo vệ đất nước; các vị tiền hiền được tôn làm Thần - Thánh, Thành hoàng; thể hiện sự kính trọng và cầu mong sự che chở của các vị thiên thần v.v…

  • TRẦN HÀ TRUNGCứ mỗi lần nghe tiếng trống vang khắp nước, nhất là ở Đống Đa lịch sử (mồng năm tháng giêng) lòng tôi rộn ràng từ những ngày bé nhỏ.

  • HỒ VĨNH       Phóng sựTôi đứng trên nhà bia lăng Minh Mạng thì nghe kiến trúc sư Kazimierz Kwiatkowski (Kazik) đột ngột qua đời vì bệnh tim. Tôi bàng hoàng lặng người trong giây lát rồi đạp xe về Thế Miếu nơi công trình Kazik đang trùng tu.