Nỗi buồn của một người có nghề viết và đọc

09:00 11/11/2015

hông biết đã đến đáy chưa thảm trạng tác giả (khoa học và nghệ thuật) bị xâm hại trắng trợn về bản quyền như hai công trình về dân tộc học của GS.Từ Chi, và về sử học của GS.Trần Quốc Vượng. Hai tác giả có tên tuổi đã quá cố, và những nhà xuất bản gây nên sự cố, làm méo mó, biến dạng đứa con tinh thần của họ lại là những nhà xuất bản có những cái tên rất sang, là cơ quan ngôn luận của những cái hội nghề nghiệp lẽ ra phải rất nghiêm chỉnh, đứng đắn trước công luận. Các cơ quan truyền thông đã lên tiếng. Không biết gia đình, thân nhân của hai tác giả có ý kiến gì không? Ta đã có lệ luật gì về những vụ việc như vậy, để đưa ra tòa án dư luận?

Không kể một cuốn Từ điển của tác giả Vũ Chất soạn ở miền Nam trước 1975 được nhiều nhà xuất bản cho in lại, và lưu hành hàng chục năm để phổ cập kiến thức cho học sinh nhằm mục đích kiếm tiền, với bao là sai lạc, rất có hại cho  đông đảo bạn đọc nhỏ tuổi.
 
Tôi nói không biết đã đến đáy chưa, bởi ngược về trước nhiều chục năm những sự kiện như trên không phải là hiếm thấy, nhưng ít được nghe, bởi không ai lên tiếng; và người bị vi phạm không biết, hoặc biết mà cứ âm thầm chịu đựng cho qua. Một trường hợp rất tiêu biểu mà tôi biết đó là Nam Cao. Đây là tác giả qua đời cách đây hơn 60 năm; sách của ông được tái bản không biết là mấy chục lần, chắc chắn nếu sục vào đây để tìm kiếm thì sẽ có vô vàn sự tam sao thất bản. Sự thật này chỉ mới được chỉ ra gần đây khi gia đình nhà văn, nói cụ thể là ông con rể, chồng con gái trưởng nhà văn là bà Trần Thị Hồng, bỏ ra hai tháng để đối chiếu các bản in trước 1990 (mới chỉ là trước 1990 chứ chưa phải bản gốc hoặc bản in lần đầu) với ba cuốn sách được in bởi các nhà xuất bản lớn chuyên cho văn học ở Hà Nội. Giấy rất trắng. Bìa rất cứng. Thế mà đọc vào thì ít có trang nào mà không sai, hoặc thiếu chữ, hoặc thừa chữ, hoặc để sót cả đoạn; không kể những lỗi in thì vô số. Hai tháng đối chiếu với các văn bản in trước 1990, để chữa các lỗi cho ba cuốn sách in ở ba nhà xuất bản khác nhau mà ông Côn - bà Hồng vừa được nhận, trong đó có bộ Tuyển tập Nam Cao (2 tập) của một Nhà xuất bản lớn, in năm 2005, với Người biên tập là Phòng Tổng hợp, mà không phải là một cái tên riêng nào? Lại một quyển khác: Nam Cao - truyện ngắn chọn lọc, với người biên tập là Đ.P, dày 473 trang, mà, theo thống kê của ông Côn, có đến 268 từ sai, 1335 từ thiếu, 53 từ thừa, 77 đoạn văn thiếu, đoạn ít nhất là 1 câu, đoạn nhiều nhất là 10 câu, như trong hai truyện ngắn Đón khách và Dì Hảo…mà ông đưa cho tôi xem. Cuốn tuyển thứ 3 có tên chung Chí Phèo, 278 trang, có 96 từ sai, 665 từ thiếu, 22 từ thừa, 44 đoạn văn thiếu…. Có thể xem đó là một cuộc thảm sát, một trận B52 trong văn chương nhằm biến các trang in thành nghĩa địa..chữ!. Thật quá là buồn cho Nam Cao. Càng buồn cho cách làm ăn của các ông chủ xuất bản và người biên tập thời nay. Ẩu với bất cứ ai cũng đã là hỏng. Ẩu với Nam Cao thì đó là một xúc phạm đến hương hồn nhà văn, bởi Nam Cao là một tấm gương cực kỳ cẩn trọng về nghề, và bởi văn Nam Cao là một thứ văn để đời!
 
Tôi không nói trường hợp tôi - một số bài nghiên cứu, tiểu luận được chọn in trong một số tuyển tập về tác giả nhân có kỷ niệm chẵn năm sinh hoặc năm mất, hoặc các tuyển cho giáo khoa hoặc sách tham khảo dùng ở nhà trường, tôi chỉ được biết qua thông tin bởi các bạn thân hoặc học trò, mà không hề có lời yêu cầu của người làm sách và nơi in; và sau khi sách được phát hành khá lâu vẫn không có một cuốn sách biếu, không nói đến nhuận bút. Thôi thì đành cho qua và tự nhủ cũng đừng than trách làm gì. Chỉ âm ỷ một nỗi lo về sự in ấn cẩu thả, làm sai lạc nguyên bản, bạn đọc đọc vào sẽ nghĩ sai, hoặc nghĩ xấu về mình, cho mình là người viết văn cẩu thả.
 
Tôi là người từng quen với công việc chữa bông in ở Tòa soạn Tạp chí Văn học, với Thư ký Tòa soạn là Hoài Thanh - cũng là người từng có nghề chữa bông in ở Huế 30 năm về trước. Sự cẩn trọng của ông trong duyệt bài vở và soát xét bông in đã dạy cho tôi phải rất cẩn thận, chu đáo như thế nào để không xảy ra sai sót, gây buồn phiền cho những người viết đã thành danh, và làm giảm uy tín của tờ Tạp chí. Do vậy mà đối với tôi, gửi một bài để đăng trên báo, nếu để sai hoặc sót dấu chỉ dăm bảy lỗi, thì chẳng bằng không in còn hơn!
 
Một người bình thường như tôi mà còn nghĩ thế thì không biết những bậc thầy về ngôn ngữ như Đặng Thai Mai, Hoài Thanh trong nghiên cứu, phê bình; hoặc Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Nam Cao, Xuân Diệu trong giới sáng tác, nếu sống lại mà đọc vào những trang như vậy thì họ sẽ xấu hổ  và phẫn nộ đến thế nào!
 
Tôi nhớ lúc sinh thời, hai đối tượng khiến Nguyễn Tuân bất bình nhất, đó là những người viết cẩu thả, không xem trọng nghề của mình, và những người đọc nông nổi, đọc gì cũng được, đọc ai cũng được. Bởi Nguyễn Tuân là bậc thầy về ngôn ngữ. Mà văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Một ngôn ngữ phải được nghệ thuật hóa, được cá thể hóa đến cao độ mà làm nên phong cách nhà văn. Nguyễn Tuân là thế! Và Thạch Lam hoặc Nam Cao cũng là thế!
 
Hiểu vì sao sự chăm chút cho ngôn từ, trên từng chữ dùng; cách đặt câu; cách để dấu chấm hoặc phẩy, hoặc chấm phẩy; cách qua hàng hoặc ngắt dòng …của nhà văn là được cân nhắc thấu đáo đến thế nào. Sai một ly đi một dặm. Huống nữa, sai như cách Nam Cao phải chịu ở ba cuốn sách đã nêu trên là tệ hại và đau đớn biết mấy!
 
Hiểu vì sao, việc cân nhắc để có một bản Kiều đúng với nguyên tác của Nguyễn Du là khó khăn đến thế nào! Khó đến mức phải huy động vào đây công sức của nhiều thế hệ học giả đứng ở hàng đầu nền văn chương học thuật dân tộc trong đó có người gần như dành cả một đời theo đuổi mà vẫn chưa xong, như Giáo sư Hoàng Xuân Hãn.
 
Ngôn từ trong văn chương, nhất là với các tác giả lớn - đó là mối quan tâm hàng đầu; và những tác phẩm được lưu giữ qua thời gian đều là những tác phẩm đáng được ứng xử một cách nâng niu, trân trọng. Và xét trên tiêu chí này thì phải xem là đúng đắn ý kiến của Rolland Barthes (1915-1980), khi ông cho rằng chỉ được xem là nhà văn, những người có dụng công trau chuốt ngôn từ, chú ý tạo ra văn phong và làm nên một ngôn ngữ riêng của chính mình, khác với mọi người viết thông thường xem chữ viết chỉ là phương tiện để diễn đạt các hành vi, ý tưởng…
 
Có lẽ là không quá muộn cho sự lên tiếng, từ nhiều góc độ để trừ diệt cho hết cái nạn lớn trong cách ứng xử với các tác phẩm văn chương học thuật, trước đây là nạn cửa quyền, và bây giờ là sự tham tiền của những ông chủ xuất bản lớn nhỏ, để dần dần có được một nền xuất bản, báo chí văn minh, lành mạnh, góp vào việc chấn hưng giáo dục và trong sạch hóa đời sống văn hóa, tinh thần của xã hội.
 
Trong những nỗ lực khôi phục lại các giá trị đã thành kinh điển trong kho tàng văn học Việt, cổ và hiện đại, tôi rất trân trọng những đóng góp của nhà nghiên cứu Cao Đắc Điểm trong việc khôi phục lại đúng nguyên tác các tác phẩm của nhà văn lớn Ngô Tất Tố. Cũng tương tự như vậy là nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân trên một số tác phẩm tiêu biểu của Vũ Trọng Phụng. Đó chỉ là hai trong số rất nhiều tên tuổi lớn thuộc Thế hệ vàng của văn chương Việt hiện đại. Gần đây tôi có được nghe việc Công ty sách Nhã Nam đang gắng công xây dựng tủ sách các Danh tác - đó là một sáng kiến hay, rất cần thiết, đáng được các giới nghiên cứu và giảng dạy văn học chịu ơn.
Từ câu chuyện tôn trọng bản quyền tác giả đối với tác phẩm mà nhìn rộng ra đời sống văn hóa, giáo dục, khoa học ở ta trong vài chục năm gần đây, thấy còn ngổn ngang nhiều câu chuyện đáng bàn, khi hàng giả, của giả là tràn ngập khắp nơi, từ phân bón giả, thuốc men giả đến bằng cấp giả. Rồi là sách giả. Và, hàng trăm nghìn thứ giả khác; khiến Nhà nước phải chọn ngày 28 tháng 11 hàng năm làm ngày chống hàng lậu, hàng giả[1] … Giả, là kết quả của sự làm ẩu, để lừa người và kiếm tiền; bất chấp lệ luật và đạo lý. Giả còn là thói đạo văn, đạo ý, lấy của người khác làm của mình tràn lan trong khắp các khu vực học đường từ sách cho trẻ con đến luận văn, luận án thạc sĩ, tiến sĩ... Đó là một câu chuyện dài, có liên quan đến câu chuyện ta bàn hôm nay, xin dành một dịp khác./.
 
 
 
[1] Xin dẫn lời của ông Lê Thế Bảo - Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam: “Bây giờ đúng là khó tìm thấy mặt hàng nào mà không có hàng giả, hàng nhái. Từ đồ điện tử, phân bón, thuốc trừ sâu đến thực phẩm, thuốc chữa bệnh, vật dụng xây dựng, tôn thép(…) Thế kỷ này có thể nói là thế kỷ của hàng giả, hàng nhái. Chúng ta lại có cái không may là sống cạnh một nước làm giả vào bậc nhất thế giới. Biên giới chúng ta lại rộng”. (Tuổi trẻ; 1-12-2014)
 
Theo GS. Phong Lê - Vanvn.net
 
 
 
 
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Cảm nhận đầu tiên khi đọc “Văn nghệ Hà Nội những năm 1947 – 1954”, hồi ức - biên khảo của Lê Văn Ba (NXB Hội Nhà văn, 2017) là cuốn sách ngồn ngộn tư liệu và hấp dẫn. Lê Văn Ba có đủ điều kiện, hoàn cảnh và tư cách để làm việc này. Ông sống, sáng tác và hoạt động bí mật trong Hà Nội tạm chiếm, từng bị địch bắt và giam ở Nhà tù Hỏa Lò (hòa bình lập lại năm 1954 ông tròn 20 tuổi).

  • Ngày 5/12, tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề "Các xu hướng vận động của văn học, nghệ thuật Việt Nam hiện nay, thực trạng và định hướng phát triển."

  • Câu chuyện về cuộc đời và tác phẩm của nhà văn Hi Lạp Nikos Kazantzakis, từng được đề cử giải Nobel Văn chương, sẽ là chủ đề của buổi hội thảo vào ngày 04/12 tới.

  • Nhà báo Ngô Ngọc Ngũ Long là một trong những cây bút thành danh từ Báo SGGP với các bài viết chân dung nhân vật, phê bình điện ảnh sâu sắc và đầy trách nhiệm. Từ sự nghiệp viết báo chuyên về điện ảnh, văn hóa, chị bước chân vào lĩnh vực phê bình điện ảnh, trở thành một trong những nhà phê bình điện ảnh chuyên nghiệp của TP.

  • Lương y Nguyễn Hữu Khai- nguyên mẫu của bộ phim truyền hình Đường đời từng hấp dẫn khán giả vừa ra mắt cuốn tiểu thuyết “Đường đời dốc đứng”.

  • Trong gần 300 trang sách của “Sự quyến rũ của chữ”, người đọc sẽ có dịp chiêm ngưỡng, khám phá thêm ý tứ, vẻ đẹp từ những trang truyện ngắn, tiểu thuyết, lý luận của tác giả trong và ngoài nước.

  • Nhiệt hứng của niềm tin

    Chính luận nhưng không khô khan, câu từ nhạy bén mà đầy cuốn hút, cảm xúc bay bổng song không hề mâu thuẫn với độ sâu sắc của tư duy. Bằng cách ấy, tác giả - nhà báo Hồ Quang Lợi đã nối dài mạch nhận thức cho người đọc về Cách mạng Tháng Mười, về nước Nga. Suy tư theo từng trang viết, mỗi người sẽ có thêm góc nhìn, sự yêu quý, lòng tin và mong muốn những điều tốt đẹp.

  • (Tản mạn về tiểu thuyết Con chim Joong bay từ A đến Z, Đỗ Tiến Thụy, Nxb Trẻ, 2017)

    Từ Màu rừng ruộng (2006) đến Con chim Joong bay từ A đến Z (2017), tôi nghĩ, Đỗ Tiến Thụy đã thực sự vạch một lối nẻo tiểu thuyết để không lặp lại mình - một điều tối kị trong sáng tạo văn chương.

  • ZÁNG MY

    Phố huyện nghèo và ga xép là một không gian khá điển hình trong việc biểu tả ngoại vi của văn chương tiền chiến.

  • Kỳ thú - Bóng hồng - Nghệ sĩ là tên gọi buổi ra mắt sách của nhà báo Hà Đình Nguyên vừa được tổ chức tại TPHCM.

  • Kỷ niệm thời thơ ấu là tên cuốn hồi ký được viết bằng tiếng Pháp của tác giả Hoàng Thị Thế, con gái thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám (Đề Thám) - người anh hùng của núi rừng Yên Thế trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp những năm đầu thế kỷ XX. Cuốn sách được dịch giả Lê Kỳ Anh (bút danh của nhà thơ Hoàng Cầm) dịch ra tiếng Việt bằng ngôn ngữ tài hoa, trong sáng.

  • Ngày 1/10, tại TP Hồ Chí Minh, Viện Giáo Dục IRED, Quỹ Văn Hóa Phan Châu Trinh và Sáng kiến OpenEdu tổ chức Lễ công bố Giải Sách Hay lần thứ VII, năm 2017. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của đông đảo giới thức giả, chuyên gia, doanh nhân, báo giới và nhất là các độc giả trẻ mê sách trên khắp cả nước.

  • Sống đời của chợ (Công ty CP sách Tao Đàn, NXB Hội Nhà văn) mà tác giả Nguyễn Mạnh Tiến vừa cho ra mắt có thể xem là tập khảo cứu công phu nhất từ trước đến nay về bản chất văn hóa và chức năng của chợ trong cấu trúc làng của người Việt ở Bắc bộ và mở rộng ra vùng Thanh - Nghệ.

  • trời xanh đầm đìa hai mắt 
    (Bao giờ cho đến mùa thu -  Vũ Từ Trang)

  • VŨ TRỌNG QUANG

    Câu chuyện của những ngôi thứ ba: Cây cột điện: biểu trưng của Hắn, nhân vật trung tâm có thể là ngôi thứ nhất; Chàng & người tình vuột mất; Gã nhà thơ say xỉn & tờ báo; sau nữa là Nàng, cô gái điếm về chiều.

  • Cuốn sách "Nhìn. Hỏi. Rồi, Nhảy đi!" của tác giả Thi Anh Đào như một đề cương tổng quát để trả lời câu hỏi: "Làm thế nào để các em học sinh đừng ngồi nhầm chỗ".

  • Chưa bao giờ sách văn học nước ngoài lại xuất hiện trên các kệ sách nhiều như bây giờ. Hầu hết các tác phẩm văn học đình đám, best seller, đoạt giải trong các cuộc thi lớn... đều nhanh chóng được dịch ra tiếng Việt và xuất bản ở trong nước.

  • (Đọc Đỉnh cao hoang vắng, tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy, Nxb Văn hóa dân tộc, 2016)

  • Đền thơ có bác Văn Thuỳ
    Rạ rơm chộn rộn, vân vi nỗi đời
    Thơ ca cứ tưởi tười tươi
    Chéo ngoe cẳng ngỗng tơi bời gió mưa

  • Sáng 7/9, tại Hà Nội, buổi gặp gỡ và giao lưu cùng tác giả Trần Tố Nga nhân dịp ra mắt tác phẩm "Đường Trần" với chủ đề "Ngọn lửa không bao giờ tắt" đã được tổ chức với sự góp mặt của đông đảo độc giả các thế hệ.