CAO QUẢNG VĂN
“Bồng bềnh xanh mãi bao niềm nhớ:
Huế ở trong lòng người phương xa…”
Sau lớp sương bụi thời gian huyền ảo, mơ hồ như vẫn luôn thấp thoáng… hình bóng của những năm tháng chưa xa, của một Ngày Xưa vô vàn thân thiết… Những câu chuyện cũ ấy, dù không là cổ tích,” ngày xửa ngày xưa” mà vẫn gợi trong lòng người nghe biết bao cảm thương, hoài niệm! Người ta cảm nghe… những trang sách gần gũi thì thầm, vì những con chữ dường như… biết nói?
Những trang tùy bút Bùi Kim Chi kể về “Ngày xưa ấy”… nơi đây, là những câu chuyện tâm tình về một Huế xưa. Xưa xa mà gần gũi!
Chuyện kể bằng một giọng “rất Huế”, đậm đà âm sắc Huế. Về một Huế của bốn, năm chục năm trước đây, vẫn luôn dạt dào thiết tha trong tâm tưởng, trong trái tim bồi hồi xúc cảm, xốn xang trong bao câu thơ, câu hát câu hò, bao giai điệu nồng ấm hoài cảm hương xưa, trong bao khoảnh khắc không thể nào quên của một thời sâu lắng…
“Huế của Ngày Xưa” ấy luôn ắp đầy kỷ niệm, tất cả đã lặn sâu vào nỗi nhớ, khắc ghi vào tâm khảm mỗi người, nhất là những ai vì hoàn cảnh phải rời Huế, rồi… mang Huế đi xa… Huế như một không gian sâu nặng tâm tình, toát lên hương vị đặc biệt đậm đà của Tình Yêu và Hoài Niệm.
Tình yêu đó là tất cả tình cảm sâu xa mãnh liệt tác giả dành cho Tuổi Thơ, cho Tuổi Học Trò, và Huế. Với bao hồi ức về ngôi làng xưa, về Thành Nội một thuở, về “khỏang trời riêng” Đồng Khánh, “Mái trường bên bờ sông Hương, về một “Góc trời kỷ niệm”,… hay về những chuyến xe đò, về những chuyến “đò Thừa Phủ” qua sông Hương của các cô cậu học trò Quốc Học, Đồng Khánh, về cái thú lội nước lụt… ngày xưa, hay về “cái Tết với cái rộn ràng rất riêng của Huế”, về… ”Những cặp tình nhân một thời của Huế”…
Những trang viết như lời tình tự thiết tha, miên man, thì thầm hoài niệm về những ngày, những năm tháng đã trôi xa, với cô thầy cùng bạn bè cũ xưa dưới mái trường vôi hồng Đồng Khánh, vô tình đã hé lộ, “giải mã” phần nào bí mật của “thế giới Nữ sinh Đồng Khánh ngày xưa”, với bao tên tuổi hoa khôi lẫy lừng, bao nữ tài hoa xuất chúng,… cùng những “chuyện tình học trò” đằm thắm, trong sáng dễ thương của 50 năm về trước, làm sống lại trong tâm khảm mọi người bao hình ảnh, kỷ niệm xưa, cùng tất cả tình cảm đặc biệt chan chứa thân thương dành riêng cho Huế… - Một thời không quên…
Tất cả, xúc cảm, tâm tình Huế lồng trong một không gian tâm tình đậm đà chất Huế, lại được kể bằng một giọng văn “rất Huế”, đã góp phần làm nên những trang tùy bút Bùi Kim Chi với nét duyên riêng, và “thần thái” riêng viết về… Huế của Ngày Xưa, vừa lạ lại vừa quen, xa xôi mà cũng vô cùng gần gũi - với những người Huế, những người con Huế ở phương xa cũng như với những người yêu Huế…
C.Q.V
(SDB12/03-14)
PHONG LÊ
Hơn 60 năm sáng tác và với tuổi đời ngoài 80, Tố Hữu là nhà thơ luôn luôn hiện diện trong sinh hoạt tinh thần của dân tộc Việt Nam thế kỷ XX.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
"Màu thời gian" là bài thơ nổi tiếng của Đoàn Phú Tứ; đến mức các tác giả "Thi nhân Việt Nam" đã từng nhận định: "không có bài nào khác tinh tế và kín đáo như thế".
PHẠM XUÂN DŨNG
(Đọc tập ký sự - phỏng vấn “Đi và viết” của Nguyễn Linh Giang, Nxb. Thanh Niên, 2022).
LÊ THANH NGA
Tùng Bách, theo tôi, thuộc số nhà thơ có cá tính. Thơ anh không màu mè theo đuổi cuộc cách tân tưng bừng hiện nay, cũng không khư khư ôm lấy những cách thể sáng tác có phần cũ nhàm nhân danh truyền thống. Anh có một lối viết riêng, rất khó lẫn. Tôi gọi đó là phong cách dân gian hiện đại.
BÙI VIỆT PHƯƠNG
Cụm từ “giá trị văn học” luôn chiếm một tần suất rất lớn trong các bài viết mang tính tổng kết, khái quát hay các bài viết phản ánh, phê bình.
PHẠM PHÚ PHONG
Nam Trân - Nguyễn Học Sỹ chỉ ở Huế hai lần, trong khoảng thời gian không dài.
PHONG LÊ
Là một trong số ít các kiện tướng của phong trào Thơ mới, Lưu Trọng Lư còn là người viết văn xuôi - như Xuân Diệu với Phấn thông vàng; từ thơ và văn xuôi lại chuyển sang hoạt động sân khấu, trong tư cách người viết kịch bản và lãnh đạo ngành sân khấu Việt Nam sau 1945 - như Thế Lữ.
NGUYỄN QUANG HÀ
Nhân ngày giỗ nhà thơ Thanh Hải (12. 80 - 12.1994)
ĐÀO TUẤN ẢNH
Hầu như tất cả các nhà thơ trên đời đều có một miền quê ruột thịt để yêu thương, ca ngợi. Quê hương luôn là hồn cốt, là trục chính trong sáng tác của họ, mọi thứ khác đều là những hành tinh xoay xung quanh nó.
TÔ NHUẬN VỸ
Nhận tập sách do anh Lê Đình Bân tặng, một kết quả từ tấm lòng, công sức, tài chính.. của anh và bạn bè đồng chí "thế hệ khởi nghĩa” của anh, tôi hết sức cảm kích nhưng không biết đến bao giờ mới... đọc xong nó.
TÔN NỮ DUNG
Bùi Giáng (17/12/1926 - 7/10/1998) tài hoa và khác thường. Có thể nói, cả một đời ông là một cuộc rong chơi: rong chơi trong đời sống, trong tư tưởng, trong sáng tạo, trong giao lưu văn hóa và rong chơi cả trong cõi tình, cõi mộng ở tận cùng của kiếp nhân sinh cho đến lúc đi về với cõi vĩnh hằng.
LÊ THỊ HƯỜNG
“Không có ngày, không có đêm, không có phần đời nào của chúng ta. Không có ký ức hay mơ ước. Chỉ có nỗi buồn của em đã trở nên bất động, như một thiên thu không có khoảnh khắc, như một cơn mưa không có trời để rơi”.
LÊ ĐÌNH SƠN
Lý Bạch (701-762), nhà thơ lớn đời Đường. Đề tài trong thơ Lý Bạch rất phong phú: thiên nhiên, tâm trạng, tình bạn, tình yêu...
VŨ QUỐC VĂN
Gặp rồi quen, thành bạn vong niên với anh từ lúc nào tôi chẳng nhớ. Chiến tranh kết thúc, anh dấn thân hành nghiệp viết trả nợ đời. Còn tôi, về lại Hải Phòng nơi đất mẹ sinh ra.
Phóng viên TCSH: Hình như từ trước có một sự gợi ý của ai chăng, công trình anh đang làm: Một thế kỷ thơ Việt?
HỒ THẾ HÀ
(Đọc Mỗi lần đọc lại một lần mới của Dương Phước Thu, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2021)
YÊN CHÂU