CAO QUẢNG VĂN
“Bồng bềnh xanh mãi bao niềm nhớ:
Huế ở trong lòng người phương xa…”
Sau lớp sương bụi thời gian huyền ảo, mơ hồ như vẫn luôn thấp thoáng… hình bóng của những năm tháng chưa xa, của một Ngày Xưa vô vàn thân thiết… Những câu chuyện cũ ấy, dù không là cổ tích,” ngày xửa ngày xưa” mà vẫn gợi trong lòng người nghe biết bao cảm thương, hoài niệm! Người ta cảm nghe… những trang sách gần gũi thì thầm, vì những con chữ dường như… biết nói?
Những trang tùy bút Bùi Kim Chi kể về “Ngày xưa ấy”… nơi đây, là những câu chuyện tâm tình về một Huế xưa. Xưa xa mà gần gũi!
Chuyện kể bằng một giọng “rất Huế”, đậm đà âm sắc Huế. Về một Huế của bốn, năm chục năm trước đây, vẫn luôn dạt dào thiết tha trong tâm tưởng, trong trái tim bồi hồi xúc cảm, xốn xang trong bao câu thơ, câu hát câu hò, bao giai điệu nồng ấm hoài cảm hương xưa, trong bao khoảnh khắc không thể nào quên của một thời sâu lắng…
“Huế của Ngày Xưa” ấy luôn ắp đầy kỷ niệm, tất cả đã lặn sâu vào nỗi nhớ, khắc ghi vào tâm khảm mỗi người, nhất là những ai vì hoàn cảnh phải rời Huế, rồi… mang Huế đi xa… Huế như một không gian sâu nặng tâm tình, toát lên hương vị đặc biệt đậm đà của Tình Yêu và Hoài Niệm.
Tình yêu đó là tất cả tình cảm sâu xa mãnh liệt tác giả dành cho Tuổi Thơ, cho Tuổi Học Trò, và Huế. Với bao hồi ức về ngôi làng xưa, về Thành Nội một thuở, về “khỏang trời riêng” Đồng Khánh, “Mái trường bên bờ sông Hương, về một “Góc trời kỷ niệm”,… hay về những chuyến xe đò, về những chuyến “đò Thừa Phủ” qua sông Hương của các cô cậu học trò Quốc Học, Đồng Khánh, về cái thú lội nước lụt… ngày xưa, hay về “cái Tết với cái rộn ràng rất riêng của Huế”, về… ”Những cặp tình nhân một thời của Huế”…
Những trang viết như lời tình tự thiết tha, miên man, thì thầm hoài niệm về những ngày, những năm tháng đã trôi xa, với cô thầy cùng bạn bè cũ xưa dưới mái trường vôi hồng Đồng Khánh, vô tình đã hé lộ, “giải mã” phần nào bí mật của “thế giới Nữ sinh Đồng Khánh ngày xưa”, với bao tên tuổi hoa khôi lẫy lừng, bao nữ tài hoa xuất chúng,… cùng những “chuyện tình học trò” đằm thắm, trong sáng dễ thương của 50 năm về trước, làm sống lại trong tâm khảm mọi người bao hình ảnh, kỷ niệm xưa, cùng tất cả tình cảm đặc biệt chan chứa thân thương dành riêng cho Huế… - Một thời không quên…
Tất cả, xúc cảm, tâm tình Huế lồng trong một không gian tâm tình đậm đà chất Huế, lại được kể bằng một giọng văn “rất Huế”, đã góp phần làm nên những trang tùy bút Bùi Kim Chi với nét duyên riêng, và “thần thái” riêng viết về… Huế của Ngày Xưa, vừa lạ lại vừa quen, xa xôi mà cũng vô cùng gần gũi - với những người Huế, những người con Huế ở phương xa cũng như với những người yêu Huế…
C.Q.V
(SDB12/03-14)
HỒ THẾ HÀ
Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ tài danh của nền thơ Việt Nam hiện đại.
TRẦN BẢO ĐỊNH
1. Là người con xứ Nghệ - vùng đất dày truyền thống học tập, tranh đấu, Võ Thu Hương nuôi chí thực hiện đam mê theo nghiệp văn và nhà văn nữ ấy, đã trưởng thành cùng gắn bó với văn chương Thành phố Hồ Chí Minh.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
LÊ THỊ HƯỜNG
Khi WHO công nhận đồng tính không phải là bệnh lí tâm thần1 và khi quan niệm đa giới tính đã công khai đối thoại với xã hội thì văn chương không thể đứng ngoài.
YẾN THANH
Nguyễn Quang Hà là một cây bút đã để lại nhiều dấu ấn trong nền văn học Việt Nam đương đại nói chung và văn học Cố đô Huế nói riêng.
TRẦN ĐẠI VINH
Sinh ra và trưởng thành trong một gia đình có truyền thống đạo đức ở vùng nông thôn Thừa Thiên - Huế, bác là một viên quan nhân chính, cha là thầy đồ, Đặng Huy Trứ đã hấp thụ một nền giáo dục nghiêm cẩn: thân dân và ái nhân.
NGUYỄN VŨ QUỲNH NHƯ
TRẦN BẢO ĐỊNH
Nhà văn, Tiến sĩ Phạm Ngọc Hiền có số lượng tác phẩm lớn, thuộc nhiều thể loại.
LÊ THANH NGA
PHONG LÊ
Có thể khẳng định: hành trình của văn chương là một cuộc đi tìm cái Chân, cái Thiện trên cơ sở cái Đẹp, và thông qua cái Đẹp.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
Một trong những yếu tố tác động đến các nhà thơ trẻ đó là tính toàn cầu hóa, giao lưu văn hóa, tiếp nhận những trào lưu thi ca qua internet, sách báo, mạng xã hội...
LÊ THỊ HƯỜNG
Lịch lãm, nhẹ nhàng dẫu viết về vấn đề gì, đó là ấn tượng từ những trang tiểu thuyết của Vĩnh Quyền.
NGÔ ĐỨC HÀNH
Huế là vùng “đất thơ”. Không chỉ các nhà thơ gốc Huế mà các nhà thơ, nhà văn có dịp ghé Huế đều muốn chọn Huế làm “nhân vật trữ tình”.
TRÀ LÊ
Đọc lại chương Ái dân trong "Minh Mệnh chính yếu" chúng ta có thể rút ra được một số nét về vua Minh Mệnh như sau:
Nhà vua có một quan niệm khá đúng đắn về lòng thương dân.
HOÀNG KIM NGỌC
“Nhật ký người xem đồng hồ” là tên tập thơ mới của Nguyễn Quang Thiều, gồm 85 bài thơ chia làm 2 phần: Nhật ký người xem đồng hồ (63 bài) và Bản tự khai của một số đồ vật trong phòng (22 bài).
LƯƠNG AN
Vào đầu năm 1842, lúc tháp tùng Thiệu Trị ra Hà Nội nhận sắc phong của vua nhà Thanh, Miên Thẩm đã ở lại đất "cựu đế kinh" gần hai tháng và đi thăm nhiều nơi.
LÊ THANH NGA
Quả thật là tôi không biết Nguyễn Thị Minh Thìn cho đến khi đọc Trở lại cánh rừng thuở ấy.
NGUYỄN KHOA ĐIỀM
(Trích Báo cáo tại Hội nghị thành lập Chi hội Nhà văn Bình Trị Thiên do Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trình bày)
HỒ THẾ HÀ
Nguyễn Thế Kỷ là nhà lý luận văn hóa, văn nghệ và là nhà viết kịch bản sân khấu, kịch bản văn học chuyên nghiệp. Sáng tác của anh rất đa dạng và đạt hiệu quả cao trong tiếp nhận và đối thoại của công chúng bạn đọc.