Sau 1986, nền văn học bước vào thời kì đổi mới, hoà nhịp với công cuộc đổi mới mạnh mẽ và toàn diện trên đất nước ta. Lê Minh Khuê là nhà văn đã trưởng thành từ văn học chống Mĩ. Trước yêu cầu mới, chị đã có nhiều cố gắng, thể hiện những nỗ lực sáng tạo của một cây bút nữ. Trong đó, phải kể đến những đổi mới về bút pháp truyện ngắn.
Nhà văn Lê Minh Khuê (đứng giữa) nhận giải Thành tựu văn học trọn đời.
Tổ chức cốt truyện đa dạng
Từ những năm 80 trở đi, xu hướng phản ánh cuộc sống đa chiều, chuyển đổi cốt truyện một mạch thẳng sang cốt truyện nhiều mạch, nhiều ngã rẽ đã xuất hiện trong truyện ngắn của Lê Minh Khuê. Để thực hiện chức năng mới, cốt truyện biến hoá linh hoạt, mở rộng thành cốt truyện đa tuyến, đan xen dồn nén các chi tiết, sự kiện. Con đường phát triển của cốt truyện từ phương thức kể và tả là chủ yếu, đến bớt dần nguyên tắc kể và tả, tăng thêm phần phân tích, triết luận.
Đồng đô la vĩ đại không còn tuân theo mô hình quen thuộc của cốt truyện truyền thống. Mở đầu truyện đã đi thẳng vào phút cao trào là trận đánh nhau kinh thiên động địa của anh em con nhà lão Trương. Từ đây mở ra hàng loạt câu chuyện trong quá khứ, tạo thành những mạch đan xen. Mỗi nhân vật là một mạch chuyện về thăng trầm của một gia đình, có thể tồn tại độc lập như một câu chuyện, trở thành những mạch phụ hướng tới lí giải chủ đề.
Nếu cốt truyện sự kiện của Lê Minh Khuê dành được nhiều sự chú ý của dư luận thì cốt truyện tâm lí mới thực sự thể hiện phần lắng sâu trong tâm hồn của chị. Càng về sau Lê Minh Khuê càng thể hiện sở trường xây dựng cốt truyện tâm lí. Những truyện ngắn không có cốt truyện của Lê Minh Khuê giản dị và lặng lẽ, viết về những điều tốt lành nho nhỏ trong cuộc sống nhưng chất chứa những giá trị lớn lao và những tâm sự nhân sinh đau đáu. Một buổi chiều thật muộn, Mong manh như là tia nắng, Lưng chừng trời, Một mình qua đường…là những truyện thuộc loại này.
Một mình qua đường không hấp dẫn người đọc bởi chuỗi sự kiện, hành động mà vì đau đáu nỗi niềm nhân sinh thế sự. Các nhân vật được giới thiệu từ đầu, không có biến cố thay đổi lớn về tính cách hay số phận nhân vật. Truyện chỉ bắt lấy một khoảnh khắc của cuộc đời rồi tái hiện. Đọc truyện ngắn của Lê Minh Khuê, người đọc tìm thấy tâm thế xã hội qua những giai đoạn lịch sử khác nhau.
Như vậy, cốt truyện của Lê Minh Khuê ở chặng đường này biến hoá linh hoạt, khi mở rộng thành cốt truyện sự kiện, khi xuất phát từ nội tâm của nhân vật tạo thành cốt truyện tâm lý. Sự linh hoạt trong xây dựng cốt truyện bộc lộ rõ ưu thế của nó trong phản ánh, lí giải hiện thực đời sống và thế giới tâm hồn của con người.
Thử nghiệm kết cấu đa tuyến linh hoạt
Từ tập Một chiều xa thành phố, đặc biệt từ Bi kịch nhỏ phần lớn các tác phẩm được kết cấu theo kiểu đa tuyến. Đây là kiểu kết cấu phức tạp hoá, là cách thức tổ chức chi tiết, sự kiện trong thế phát triển của hiện thực chưa hoàn thành. Nhà văn tổ chức sắp xếp các tình tiết, sự kiện diễn biến không theo trình tự thời gian, cũng không nhất thiết theo logic điều kiện - kết quả, nguyên nhân - kết quả như kết cấu đơn tuyến.
Truyện ngắn Bi kịch nhỏ rất tiêu biểu cho lối kết cấu đa tuyến. Trong truyện không chỉ có một tuyến thời gian của nhân vật chính theo kiểu kết cấu truyền thống. Truyện mang kết cấu lắp ghép, vừa kể về vụ án con giết cha rùng rợn vừa nối kết với câu chuyện về gia đình ông Tuyên. Kết cấu phức tạp không chỉ xoay quanh nhân vật ông Tuyên mà còn là câu chuyện về Quang, người con bị bố bỏ rơi ngay từ khi chưa ra đời, kể về Cay – con gái ông Tuyên - lớn lên trong nhung lụa, hưởng thụ nhưng đã có tiên cảm không lành về số phận, kể về cuộc đời Thảo – cháu ông Tuyên - cũng là một bi kịch.
Kết cấu của Bi kịch nhỏ thể hiện thành công dụng ý nghệ thuật của tác giả, gửi gắm thông điệp nhân sinh sâu sắc. Bức tranh đồng hiện “Con giết cha, cha giết con” đã phản ánh thảm kịch cuộc sống và quy luật bất biến: Vận mệnh và tương lai của thế hệ sau có liên quan, phụ thuộc lớn lao vào suy nghĩ và hành động của lớp người đi trước. Các tình tiết, sự kiện diễn biến của các tuyến nhân vật đều không tuân theo trình tự thời gian mà luôn là những mảnh ghép của hiện thực còn dang dở truyền tải nhiều ý tưởng của nhà văn.
Với kết cấu đa tuyến, nhiều truyện ngắn của Lê Minh Khuê đã kết thúc nhưng vẫn còn khoảng trống, kết thúc mà chưa đưa ra kết luận sau cùng cho người đọc tự suy ngẫm, liên tưởng về nhiều vấn đề cuộc sống. Hoặc không kết thúc mà để ngỏ một cốt truyện khác, gợi mở những cách tiếp cận, đánh giá. Lê Minh Khuê cũng như các nhà văn hiện đại tái hiện những khoảnh khắc không đầu không cuối vì họ nhận thấy một sự thật là cuộc đời không có điểm kết thúc mà chỉ có những điểm tạm dừng ở một thời khắc nào đó. Kết thúc mở của văn chương thời đổi mới đánh thức ở người đọc tiềm năng suy ngẫm về cuộc đời và số phận con người ở nhiều hình vẻ và tầng bậc khác nhau.
Sử dụng phương thức trần thuật từ nhiều điểm nhìn
Ở chặng đường này, Lê Minh Khuê đã có bước đổi mới quan trọng trong phương thức trần thuật. Những truyện ngắn kể từ vị thế nhân vật “tôi” hầu hết kể chuyện người khác nên vừa dễ dàng thâm nhập vào câu chuyện vừa có thể quan sát nhân vật từ điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài. Khi tham gia dẫn dắt câu chuyện, nhân vật “tôi” không phải là người biết hết. Người kể chuyện luôn trăn trở, hoài nghi, thậm chí chợt bừng tỉnh nhận ra một điều gì đó đằng sau câu chuyện mà mình theo dõi.
Đó là những truyện Cơn mưa cuối mùa, Bi kịch nhỏ, Trong làn gió heo may, Dạo đó thời chiến tranh, Anh rất yêu em, Đồng tiền có màu xanh huyền ảo… Ở truyện ngắn Cơn mưa cuối mùa, nhân vật “tôi” - Đức kể lại chuyện tình yêu của Mi, cô bạn đồng nghiệp thân thiết của mình. Qua nhân vật người kể chuyện, nhà văn tái hiện sinh động quá trình diễn biến tâm lí nhân vật, thâm nhập vào đời sống tâm hồn của nhân vật từ nhiều điểm nhìn khác nhau.
Trong một số truyện ngắn ở giai đoạn sau, Lê Minh Khuê đã trần thuật từ ngôi thứ ba. Ở đây, người trần thuật hoàn toàn tách mình khỏi diễn biến truyện, hướng người đọc quan tâm đến những sự kiện cùng các kết quả của chúng mà không phải tỏ thái độ, dựng lên các mảng hiện thực cuộc sống khá phong phú, sinh động bằng cái nhìn khách quan và dân chủ. Đó là cảnh sống mỏi mòn của người cha với kỉ niệm, trong căn nhà thừa vật chất thiếu tình thương (Ga xép).
Đó là câu chuyện hôn nhân của anh chàng đẹp trai, có học với cô vợ giàu có, xấu ma chê quỷ hờn để có tiền cứu mẹ. Nhưng rồi càng ngày, anh càng nhận ra vẻ đẹp trong tâm hồn cô (Câu chuyện tác thành). Cảnh làm ăn tưng bừng của một quán bia nhờ tận dụng được nguồn nước cống rửa đồ ăn (Làn nước dịu dàng). Cảnh sống tù túng, thụ động trong bao, tiệm cận với cái chết cuả một kiểu người trong xã hội (Trong ghế bành)…
Những cảm nhận ấy hoàn toàn phụ thuộc vào người tiếp nhận vì Lê Minh Khuê không còn là người dẫn đường chỉ lối cho người đọc đến với quan niệm đơn nhất, cũng không giữ quyền điều khiển nhân vật mà rất ngang bằng, thậm chí thấp hơn nhân vật. Trần thuật khách quan từ nhiều điểm nhìn cũng là cách để nhà văn tạo khoảng cách thích hợp để có thể nhìn rõ tất cả, tăng cường đối thoại với người đọc, tạo cho họ một tâm lí thoải mái của người có vị trí bình đẳng trong đánh giá sự việc.
![]() |
Một số tác phẩm của nhà văn Lê Minh Khuê |
Cuộc sống diễn tiến thật tự nhiên, có quy luật nhưng luôn hàm chứa những bất ngờ, ngẫu nhiên và thậm chí có khi bí ẩn. Sự tinh tế nhạy cảm của nhà văn là rất quan trọng mà Lê Minh Khuê là người giàu có linh cảm. Truyện ngắn của chị luôn bộc lộ khả năng cảm nhận đời sống trong những ấn tượng rất mơ hồ nhưng lại có căn cứ.
Lê Minh Khuê chưa đào sâu vào phương diện đời sống tâm linh, nhưng cũng đã bắt đầu tìm vào phần mơ hồ, vô thức với những dòng chảy miên man, vô định trong tâm lí của con người. Trạng thái vô thức qua những giấc mơ của mỗi cá nhân thể hiện sự bất lực trong nhận thức của con người. Nhân vật lão Thiến không hiểu được tại sao mình sống trong nỗi ám ảnh về bộ xương của anh lính Mĩ (Anh lính Tony D). Những giấc mơ là sự tồn tại của vô thức trong con người, là những ẩn số không tìm được lời giải đáp về cuộc đời. Và những giấc mơ ấy đã trở thành động cơ thức tỉnh cá nhân thoát khỏi những đam mê, dục vọng tầm thường.
Con người là sự hợp thể giữa phần vô thức và ý thức. Ý thức giúp con người nhận biết, lí giải thế giới xung quanh. Nhưng phần vô thức, tâm linh lại đem tới những năng lực mà ý thức nhiều khi không chạm tới được. Đó là khả năng nhận biết bằng thế giới tinh thần vô cùng bí hiểm, bằng sức mạnh của niềm tin hoàn toàn mang màu sắc duy cảm. Ông Lăng (Ga xép) trong những năm tháng cuối đời chủ yếu sống bằng dòng kí ức, bằng những ám ảnh mơ hồ về số phận con người, bằng sự giao cảm với một thế giới khác.
Để diễn đạt trạng thái thông linh trực cảm của con người, Lê Minh Khuê đã sử dụng một lớp từ phù hợp với trạng thái ấy. Chỉ mấy trang cuối của Biển mịt mờ, người đọc cũng bắt gặp ấn tượng trực cảm qua hàng loạt cụm từ. Chị dường như luôn ngạc nhiên trước mọi bất ngờ của đời sống, như cảm được mọi chuyện bằng trực giác và cố gắng truyền những xúc cảm tươi nguyên ấy sang người đọc.
Ngay từ tập truyện đầu tay của Lê Minh Khuê, người đọc đã thấy ở cây bút này lối cảm đời sống theo con đường của trực giác. Trong Ngày đi trên đường, những câu văn chất đầy cảm giác. Đọc truyện ngắn của chị cũng khó có thể giải thích cặn kẽ mọi điều bằng lí trí. Theo hướng này, Lê Minh Khuê cảm nhận đời sống không phải do sự sai khiến của lí tính mà theo mệnh lệnh của trái tim. Vì thế hiệu quả gây ấn tượng của truyện ngắn gia tăng rõ rệt.
Đào sâu vào thế giới tâm linh con người, các nhà văn hiện đại đang tiếp nối những người đi trước. Đến đây, thế giới nội tâm sâu sắc với lối cảm đời sống theo con đường của trực giác được khám phá ở những chiều kích khác nhau. Ở mảng này, phải ghi nhận sự tinh tế của những cây bút nữ. Đặc điểm nổi bật của phụ nữ là sự nhạy cảm, trực giác chính là phẩm tính của các nhà văn nữ.
Như vậy, Lê Minh Khuê nói riêng, các nhà văn trong văn học hiện đại nói chung đã đi sâu vào đời sống tinh thần với sức mạnh tự nhiên mãnh liệt của con người để chỉ ra những bi kịch tâm hồn đầy ẩn ức, từ đó người đọc thấu hiểu tâm hồn của con người. Và truyện ngắn chính là thể loại thuận lợi để biểu đạt một cách tự nhiên, cụ thể những nỗi niềm, những tâm tư thầm kín đầy bí ẩn ấy. Hiện tại, Lê Minh Khuê vẫn đang tiếp tục đi trên lộ trình truyện ngắn của mình. Người đọc hoàn toàn có thể chờ đợi và tin tưởng vào một ngòi bút nhân hậu và đa cảm với những trang viết thấm đẫm tình người của chị.
Theo Nguyễn Thị Mai Loan - GD&TĐ
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh qua đời ở tuổi 89, một lần nữa dư âm “Chuyện ngõ nghèo” của ông được công chúng nhắc tới bằng sự ngưỡng mộ đầy trân trọng.
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, tác giả của những bộ tiểu thuyết được đông đảo bạn đọc yêu thích như “Hồ Quý Ly”, “Đội gạo lên chùa”, “Mẫu Thượng Ngàn” đã qua đời ở tuổi 89 tại nhà riêng.
Đoạn văn nằm trong đề thi thử THPT Quốc gia 2021 là một trong những lời khuyên được tác giả đưa ra trong "Muôn kiếp nhân sinh 2" giúp con người chuyển đổi tâm thức để có thể vượt qua được những biến động kinh hoàng đang diễn ra.
Lữ Mai là một trong những gương mặt thơ nữ thế hệ 8X được nhiều người biết.
Mới đây chị đã thử sức ở thể loại trường ca và ra mắt tập “Ngang qua bình minh”. Tác phẩm đã đạt hạng Ba giải thưởng Sáng tác về biên giới, biển đảo giai đoạn từ 1975 đến nay của Hội Nhà văn Việt Nam.
Không ồn ào, lại diễn ra trong giai đoạn xã hội bị ảnh hưởng dai dẳng của đại dịch Covid-19, cuộc thi vẫn chứng minh được sức hấp dẫn riêng với hàng nghìn tác phẩm tham dự.
Đã có nhiều văn nghệ sĩ hưởng ứng công tác phòng, chống dịch Covid-19 bằng các tác phẩm nhạc, họa, thơ, văn. Trong năm 2020, một số hội nghề nghiệp, đơn vị xuất bản đã có các tập “nhạc, thơ chống dịch”. Các tác phẩm được đăng tải, phát sóng, góp phần cổ vũ các lực lượng và người dân trên các mặt trận tiến công Covid-19. Nhưng một hội văn học nghệ thuật (VHNT) thực hiện một tập sách riêng về chủ đề vượt qua dịch bệnh thì có lẽ ở Tiền Giang là trường hợp đầu tiên.
“Miền thánh đợi”, là tuyển chọn 40 truyện ngắn của Nguyễn Văn Học, vừa được NXB Văn học cho ra mắt.
Muôn kiếp nhân sinh 2 tiếp tục cuộc du hành thời gian vô tiền khoáng hậu với những câu chuyện tiền kiếp, nhân quả luân hồi đầy hấp dẫn kỳ lạ từng làm say mê hàng trăm nghìn bạn đọc Việt Nam của doanh nhân New York giàu có, thông tuệ Thomas, cùng với những khám phá các tầng cõi linh hồn và những kiến giải, hướng đi mới giữa chu kỳ hoại diệt của nhân loại và hành tinh này.
“Nghiệp rừng” (NXB Văn học, 2021) là tập truyện ngắn gồm 16 tác phẩm của tác giả người dân tộc Dao Triệu Hoàng Giang.
Ngày 6-5, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam phát động cuộc thi Tác giả Trẻ nhằm tìm kiếm những cây bút trẻ - lực lượng sẽ kế tục sự nghiệp và tạo ra chân dung văn học Việt Nam mới.
Đã có nhiều những ý kiến trên các diễn đàn văn nghệ về các chính sách, cơ chế đối với văn học, tập trung vào đối tượng những người sáng tác; các nhà tổ chức xuất bản, phát hành sách; các cơ quan quản lý nhà nước về văn học nghệ thuật và các hội nghề nghiệp...
PGS, TS Nguyễn Văn Dân từng có nhiều công trình nghiên cứu đạt giải thưởng cao của Hội Nhà văn Việt Nam, giải sách hay, giải thưởng Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) Việt Nam…
Nhiều hiện tượng văn học miền Nam trước 1975 thực ra đã đến với độc giả miền Bắc từ rất sớm, bằng những cách thức và con đường khác nhau...
Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã là người bạn đồng môn, người đồng nghiệp gắn bó với nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm nhiều năm nay. Nghe tin ông ra đi một ngày cuối tháng Tư, bà xúc động khi nhớ lại những kỷ niệm cũ...
Hội Nhà văn TPHCM vừa kết hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Tây Ninh tổ chức tọa đàm “Nhà văn sống và viết về chiến tranh cách mạng”, mang đến những trăn trở, suy tư cũng như hy vọng của những người cầm bút qua một đề tài không bao giờ cũ.
Hai mươi năm sống và làm việc tại Hà Nội, với tư cách là một nhà văn, Đỗ Bích Thúy đã xuất bản 21 cuốn sách gồm các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, tản văn, truyện thiếu nhi. Qua đây bạn đọc có thể hình dung được những lao động nghệ thuật đầy say mê, nghiêm túc và chuyên nghiệp của chị.
Đà Lạt là một miền viết dường như không vơi cạn với Nguyễn Vĩnh Nguyên. Điều đó thể hiện rõ rệt qua hàng loạt cuốn tản văn, du khảo, biên khảo Đà Lạt khá đặc sắc mà nhà văn này đã viết trong suốt gần chục năm qua: “Với Đà Lạt, ai cũng là lữ khách”, “Đà Lạt, một thời hương xa”, “Đà Lạt, bên dưới sương mù”, “Đà Lạt, những cuộc gặp gỡ”...
Mặc dù đã ra mắt bạn đọc từ 10 năm trước, nhưng trong buổi ký tặng sách Đảo mộng mơ được tổ chức vào sáng 8-4 tại Nhà sách Cá Chép (223 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1), vẫn có rất đông độc giả đủ mọi thành phần lứa tuổi cùng tham gia giao lưu và xin chữ ký từ nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
Ngày 8-4, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sẽ có buổi giao lưu cùng bạn đọc nhân kỷ niệm 10 năm xuất bản lần đầu tác phẩm “Đảo mộng mơ”.
Tính ra tôi quen biết, chơi với nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã gần 40 năm. Bốn chục năm bao nhiêu kỷ niệm, buồn vui đủ cả. Ngày anh trọng bệnh lần đầu, tôi cũng nằm viện vì tai nạn xe máy. Tới khi anh đột quỵ lần 2, tôi cũng vừa qua hạn nối được 3 ngón tay đứt lìa. Gọi cho nhau qua máy điện thoại, nghe giọng anh vừa lắp vừa chậm, thở than: Tôi là đồ tàn phế, bỏ đi rồi.