Không phải đền đài, lăng tẩm uy nghi mà chính những điều bình dị như góc phố yên bình hay giọng nói ngọt ngào đã để lại nỗi nhớ khôn nguôi trong lòng du khách.
Con đường xanh trong thành phố Huế. (Ảnh: Lê Duy Hưng - VNE)
Đến Huế để cảm nhận nét đẹp dịu dàng, thơ mộng của một thành phố hàng trăm năm tuổi với những dấu ấn khó phai mờ.
Những góc phố bình yên
Yên bình, đó là điều mà bất kỳ ai cũng phải thốt lên khi đặt chân đến Huế. Là thành phố du lịch nổi tiếng cả nước nhưng Huế không xô bồ, vội vã như nhiều nơi khác. Những ngôi nhà xưa cũ, con đường rợp bóng cây xanh, dòng sông Hương phẳng lỳ soi bóng cùng vòng quay xe đạp đều đều trên phố mang đến hơi thở chậm rãi cho mảnh đất cố đô.
Tuy nhiên, khác với Hội An, vẻ đẹp bình yên của Huế có pha nét buồn man mác. Đó có thể đến từ những bức tường rêu phong in dấu thời gian giữa lòng thành phố, hay những cơn mưa dai dẳng khơi gợi nỗi nhớ thương trong tâm hồn người lữ khách.
Dịu dàng tà áo trắng
Chỉ một tà áo dài thoáng qua cũng đủ gợi nét dịu dàng xứ Huế. Tuy nhiên, nếu dạo phố đúng vào giờ tan học, hàng dài xe đạp phất phơ tà áo lụa có thể khiến bạn phải ngẩn ngơ. Chẳng biết từ bao giờ, chiếc áo dài truyền thống được chọn làm đồng phục cho nữ sinh ở nhiều trường trung học Huế.
Trong khi màu trắng gợi nét đẹp trang nhã, tinh khôi thì màu tím áo dài lại tôn lên vẻ dịu dàng, đằm thắm cho người con gái Huế. Cùng với chiếc nón bài thơ, những tà áo dài thướt tha, duyên dáng đã góp phần làm cho phong cảnh của sông Hương, núi Ngự thêm phần quyến rũ và trở thành biểu tượng đẹp về Huế mỗi khi nhớ về.
Giọng nói ngọt ngào
Có thể với nhiều người, giọng Huế không dễ nghe cho lắm. Bởi ngoài những từ ngữ lạ tai như "chi, mô, răng, rứa", cách sử dụng thanh ngã lẫn vào thanh hỏi cũng khiến không ít du khách bối rối khi giao tiếp lần đầu. Nhưng dường như điều đó chẳng thể ngăn nổi sức hút khó cưỡng từ chất giọng ngọt ngào, nhỏ nhẹ của những người con xứ Huế.
Bởi thế, chỉ cần qua những câu nói thường ngày như hỏi đường người dân trên phố, hay trò chuyện với cô bán hàng rong, cũng đủ để bạn cảm nhận được sự yêu thương, gần gũi. Chất giọng mượt mà, sâu lắng ấy còn khiến không ít trái tim lỡ nhịp khi được cất lên cùng những giai điệu ngọt ngào của các ca khúc viết về mảnh đất sông Hương.
Ánh chiều quyến rũ trên phá Tam Giang. (Ảnh: Lam Linh - VNE)
Hoàng hôn trên phá Tam Giang
Huế nổi tiếng với vẻ đẹp đượm buồn và ấn tượng đó càng trở nên sâu sắc khi du khách đón hoàng hôn trên phá Tam Giang, nơi cách thành phố khoảng 15 km. Trước hết là cảm giác lẻ loi, nhỏ bé khi ngồi thuyền dạo chơi giữa mênh mông sóng nước, đón cơn gió từ phá thổi vào mát lạnh đến tận tâm can. Để rồi theo ánh tà dương buông dần phía cuối chân trời, du khách như choáng ngợp trước cảnh đầm phá phủ một màu màu tím thẫm. Chính màu chiều tím hoàng hôn hiếm nơi nào có được ấy đã khơi nguồn cảm hứng cho những sáng tác thơ, ca, nhạc, họa và để lại trong lòng du khách một nỗi nhớ khôn nguôi.
Cuốn hút ẩm thực dân dã
Bên cạnh sự cầu kỳ, tinh tế của ẩm thực cung đình, thì nét thanh tao, phong phú của ẩm thực dân gian lại chính là điểm níu chân du khách. Đến Huế một lần bạn khó có thể thưởng thức hết các món ăn dân dã ở Huế nếu chỉ gói gọn trong một kỳ vài ngày. Đó là các loại bánh như bánh bèo, bánh nậm, bánh ướt, bánh khoái, bánh bột lọc, cùng các loại chè như chè sen, chè thịt quay, chè đậu đỏ, chè bông cau, chè hạt lựu...
Bánh bèo Huế. (Ảnh: Lê Duy Hưng - VNE)
Ngoài ra Huế còn nổi tiếng với mon cơm hến, bún bò, bún thịt nướng, bánh canh, nem lụi... Món Huế không nặng về lượng mà thiên về chất, hương vị nhẹ nhàng mà trình bày cũng rất hài hòa, đẹp mắt. Thêm vào đó, giá rẻ bất ngờ cũng là điểm cộng cho đồ ăn ở nơi đây.
Theo Vy An (VnExpress)
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định về việc tổ chức "Festival Nhiếp ảnh quốc tế Việt Nam" lần thứ ba - Huế 2025.
Dự kiến, số đơn vị cấp phường xã sẽ giảm đáng kể sau khi kế hoạch sáp nhập được thực hiện trong thời gian tới. Ngoài giúp tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý, việc sáp nhập còn tạo ra nguồn động lực mới đẩy nhanh hoạt động sản xuất kinh tế.
Sáng 15/4, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES) tổ chức hội nghị công bố Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2024.
Ủy ban nhân dân thành phố Huế vừa ban hành Kế hoạch khai chương trình kích cầu phát triển du lịch trong năm 2025.
Sáng 13/4, Trường Đại học Luật - Đại học Huế đã long trọng tổ chức buổi lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập (2015-2025), đánh dấu 68 năm xây dựng và phát triển (1957-2025). Nhân dịp này, trường đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng.
Tối 9/4 tại Nhà hát sông Hương (TP Huế), Bộ Công an tổ chức Hội diễn nghệ thuật quần chúng Công an nhân dân lần thứ XIII năm 2025 khu vực 3.
Theo kết quả tại Hội nghị công bố chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) năm 2024 được Bộ Nội vụ tổ chức vào sáng ngày 6/4, thành phố Huế tăng 17 bậc về chỉ số SIPAS và nằm trong Top 10 cả nước về chỉ số PAR Index.
Ngô nương mạc xướng tiêu tiêu khúc Thử khứ Giang Nam hựu vạn trùng
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa có thông báo về việc để quốc tang đồng chí Khamtay Siphandone.
Biết đâu nguồn cội như một khúc du ca phiêu bồng cất lên giữa những câu chuyện kể hoài kể mãi. Tại Gác Trịnh, vào chiều tối ngày 01/04/2025 đã diễn ra một đêm nhạc tưởng nhớ 24 năm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rời cõi tạm.
Kinh tế Huế đang có những bước phát triển đột phá khi 3 tháng đầu năm 2025, chỉ số GRDP - tổng sản phẩm trên địa bàn - cán đích 9.9%. Tiếp đà này, dự báo tốc độ phát triển KTXH của Huế sẽ vượt xa dự đoán 8%, hứa hẹn chạm mốc 2 con số.
Sáng 26/3, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Huế tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Huế (26/3/1975-26/3/2025) và 95 năm thành lập Đảng bộ thành phố Huế (4/1930 - 4/2025).
Tối ngày 25/3, tại sân khấu bán thực cảnh ven sông Hương đã diễn ra Lễ khai mạc năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 với chủ đề “Huế - Kinh đô xưa, vận hội mới”.
Hàng loạt dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố Huế động thổ, khởi công và khánh thành, nhân dịp kỉ niệm 50 năm Ngày Giải phóng quê hương. Sau khi chính thức được công nhận là thành phố trực thuộc Trung Ương, Huế khởi sắc về nhiều mặt, nhất là kinh tế và du lịch.
Sáng 24/3, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Huế long trọng tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (Nay là thành phố Huế) (26/3/1975 - 26/3/2025).
Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia – Huế 2025 với chương trình nghệ thuật có Chủ đề: “Lời tự tình dòng sông” sẽ diễn ra vào ngày 25 tháng 3 năm 2025 tại sân khấu bờ Sông Hương phía trước trường Quốc Học (12 Lê Lợi, TP Huế).
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng quê hương (26/3/1975-26/3/2025) và 95 năm thành lập Đảng bộ thành phố Huế (tháng 4/1930 - tháng 4/2025), nhiều dự án trọng điểm trên địa bàn sẽ được động thổ, khởi công và đưa vào hoạt động nhằm chào đón sự kiện quan trọng này.
Sáng ngày 17/3, tại trụ sở UBND thành phố Huế, Đảng bộ các cơ quan Thành phố Huế đã tổ chức công bố quyết định thành lập Đảng bộ Hội đồng nhân dân Thành phố Huế nhiệm kỳ 2020-2025. Hội nghị do Phó bí thư Thường trực Thành ủy Huế Phạm Đức Tiến chủ trì.