Điện Long An - Bảo tàng cổ vật cung đình Huế và những gì chứa đựng bên trong thực sự là một di sản quý báu.
Quả cầu cửu long thời Nguyễn
Một kiến trúc tuyệt đẹp; một cung điện tráng lệ bậc nhất ở Kinh thành Huế nhưng có số phận long đong. Bảo tàng cổ vật cung đình Huế hiện là nơi lưu giữ những hiện vật cung đình; là hồi ức của vàng son một thủa.
Thăng trầm của một kiến trúc tuyệt tác
Nhà trưng bày chính của Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế là một kiến trúc cung đình thời Nguyễn, có tên là Điện Long An. Điện Long An là một toà nhà thuộc hệ thống kiến trúc cung Bảo Định, được xây dựng năm 1845 dưới thời vua Thiệu Trị, nằm ở bờ bắc sông Ngự Hà trong Kinh thành.
Đây là một dạng “biệt cung” của vua Thiệu Trị, là nơi nghỉ của vua sau lễ Tịch điền (cày ruộng) đầu xuân ở khu ruộng gần đó; điện cũng là nơi phục vụ cho nhà vua tới thưởng ngoạn, vui chơi, tiêu khiển mỗi khi rời khỏi Hoàng thành.
Năm 1847, vua Thiệu Trị thăng hà. Từ đó, hệ thống cung Bảo Định được vẫn được giữ nguyên để thờ vua. Sau sự kiện thất thủ Kinh thành (1885), đến thời vua Thành Thái (1889-1907), vì những lý do khác nhau, một số kiến trúc ở cung Bảo Định cùng điện Long An bị triệt giải. Năm 1909, dưới thời vua Duy Tân, điện Long An được dựng lại làm thư viện cho trường Quốc Tử Giám - nằm bên trái, phía ngoài Hoàng Thành. Khi đó kiến trúc này có tên mới là Tân Thơ Viện.
Trong khoảng thời gian từ 1913-1923, Hội Đô Thành Hiếu Cổ ở Huế đã hoạt động tích cực và sưu tầm được nhiều hiện vật có giá trị cao về lịch sử và văn hoá ở vùng đất Thuận Hoá – Phú Xuân - Huế. Do đó, Hội có nhu cầu lưu trữ và trưng bày các hiện vật. Tân Thơ Viện mà tiền thân là điện Long An đã lọt vào mắt xanh của Hội Đô Thành Hiếu Cổ.
Ngày 24/8/1923, những nỗ lực của Hội đã dẫn đến việc Khâm sứ Trung Kỳ Pierre Pasquier và vua Khải Định cùng ban sắc lệnh thành lập bảo tàng và dùng toà nhà đó làm nhà trưng bày hiện vật của Hội Đô Thành Hiếu Cổ.
Năm 1947, Pháp tái chiếm Huế và tái lập nền đô hộ tại đây, “Musée Khải Định” được đổi tên là Tàng Cổ Viện. Năm 1958, dưới chế độ Việt Nam Cộng Hoà, nó mang tên là Bảo tàng Huế và hiện này có tên là “Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế”
Mặc dù trải qua nhiều thăng trầm, thay đổi vị trí và tên gọi trong một khoảng thời gian dài; Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, tức điện Long An may mắn vẫn tồn tại. Công trình được đánh giá là ngôi điện đẹp nhất trong hệ thống kiến trúc cung đình triều Nguyễn.
Công trình là một toà nhà kép theo lối kiến trúc “trùng thiềm điệp ốc”, đặt trên một nền cao 1,1m, rộng 35,7x28m, vỉa ốp đá Thanh. Hệ thống bậc cấp dẫn lên thềm cũng làm bằng đá Thanh với thành bậc được trang trí rồng rất tinh xảo. Toàn bộ hệ kết cấu được làm bằng gỗ với 128 cột gỗ lim.
Nhà trước (tiền doanh) có 7 gian với 8 bộ vì kèo theo kiểu “chồng rường giả thủ”, hai bên có hai chái đơn. Các bộ vì kèo được trạm trổ cực kỳ tinh xảo với hình “lưỡng long tranh châu” hay hình rồng ngang. Đây được coi là một trong những bộ vì kèo đẹp nhất của cung điện Huế.
Nhà sau (chính doanh) có 5 gian với 6 bộ vì kèo kiểu “cánh ác” với hai chái kép ở hai phía để bằng nhà trước. Ở nhà sau, phía trên được đóng trần gỗ (rầm thượng) và ở dưới được nâng cốt trên một bục gỗ (rầm hạ). Điều đặc biệt đáng lưu ý là 4 cạnh của bục gỗ này là 4 tấm gỗ nguyên, dài hơn 20m.
Bộ mái đồ sộ của toà nhà có diện tích lợp 1750m2 có 3 tầng mái: 2 tầng mái trên lợp ngói âm dương và 1 tầng mái hiên lợp ngói liệt. Trên đỉnh mái tiền doanh trang trí đề tài “lưỡng long tranh châu”, bờ nóc ở hai phía cũng có hình rồng. Giữa hai tầng mái là các ô hộc, cùng với bờ nóc, bờ chảy mái được trang trí với những hoạ tiết công phu bằng chất liệu khảm sành sứ.
Nội thất công trình hội tụ nhiều đồ án trang trí theo lối thi - hoạ với kỹ thuật, chất liệu như chạm nổi, khảm trai, khảm xương, ngà, xà cừ... được bài trí trên các ô hộc dưới mái, trên các vách ngăn, ô cửa.
Điều đặc biệt khác ở toà nhà này là toàn bộ công trình được để mộc, không sơn thếp từ nguyên bản. Chính vì vậy, giá trị điêu khắc gỗ, nghệ thuật chạm - khảm càng rõ nét và được tôn vinh, nâng cao giá trị cho kiến trúc, cấu trúc công trình. Về tổng thể, công trình thực sự là một tác phẩm kiến trúc - nghệ thuật, mà nổi bật nhất là sự hoà quyện giữa kết cấu - kiến trúc và nghệ thuật trang trí bằng điêu khắc gỗ. Bản thân công trình được coi là hiện vật - cổ vật trưng bày lớn nhất của bảo tàng có giá trị rất cao về cả lịch sử và nghệ thuật.
Hiện nay, Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế nằm trên đường Lê Trực, phường Thuận Thành, thành phố Huế. Đây là một di tích quan trọng nằm trong Quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới năm 1993. Di tích cũng được xếp hạng cấp quốc gia năm 1997.
Nơi lưu giữ dấu ấn vàng son một thủa
Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế là nơi lưu giữ nhiều nhất, đầy đủ nhất những hiện vật ghi dấu về triều Nguyễn và cuộc sống vương triều xưa; một thủa vàng son nay đã trở thành ký ức. Mặc dù trải qua chiến tranh, cùng những biến động chính trị xã hội; rất nhiều cổ vật đã bị mất mát, thất thoát, nhưng hiện bảo tàng vẫn có hơn một vạn cổ vật quý được trưng bày ở toà nhà chính và lưu trữ trong các nhà kho phối thuộc.
Các cổ vật quý giá này phong phú về chủng loại, chất liệu; phần lớn có niên đại trong giai đoạn triều Nguyễn (1802-1945) và thời các chúa Nguyễn trước đó; một số có liên quan đến triều Nguyễn hay vùng địa lý Phú Xuân - Huế. Các cổ vật này được phân mục thành gần 17 bộ sưu tập.
Là một bảo tàng chứa đựng một số lượng hiện vật khổng lồ về triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế cho khách tham quan có được cái nhìn tổng thể về cuộc sống của vương triều Nguyễn ở cung đình Huế trong quá khứ; sự thăng trầm, biến thiên của lịch sử; văn hoá Huế cũng như sự giao lưu - tiếp biến văn hoá ở Huế nói riêng và Việt Nam nói chung trong một giai đoạn lịch sử có nhiều biến động.
Phần nhiều cổ vật ở Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế là các sản phẩm mỹ nghệ do các nghệ nhân thuộc hàng “bàn tay vàng” chế tác theo lệnh của triều đình, hoặc các sản phẩm đặt hàng nước ngoài (Trung Quốc hoặc châu Âu)... vì vậy thuộc loại “hàng độc”, quý hiếm, có những thứ là độc bản - không có cái thứ hai.
Điện Long An - Bảo tàng cổ vật cung đình Huế và những gì chứa đựng bên trong thực sự là một di sản quý báu.
Theo VOV
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định về việc tổ chức "Festival Nhiếp ảnh quốc tế Việt Nam" lần thứ ba - Huế 2025.
Dự kiến, số đơn vị cấp phường xã sẽ giảm đáng kể sau khi kế hoạch sáp nhập được thực hiện trong thời gian tới. Ngoài giúp tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý, việc sáp nhập còn tạo ra nguồn động lực mới đẩy nhanh hoạt động sản xuất kinh tế.
Sáng 15/4, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES) tổ chức hội nghị công bố Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2024.
Ủy ban nhân dân thành phố Huế vừa ban hành Kế hoạch khai chương trình kích cầu phát triển du lịch trong năm 2025.
Sáng 13/4, Trường Đại học Luật - Đại học Huế đã long trọng tổ chức buổi lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập (2015-2025), đánh dấu 68 năm xây dựng và phát triển (1957-2025). Nhân dịp này, trường đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng.
Tối 9/4 tại Nhà hát sông Hương (TP Huế), Bộ Công an tổ chức Hội diễn nghệ thuật quần chúng Công an nhân dân lần thứ XIII năm 2025 khu vực 3.
Theo kết quả tại Hội nghị công bố chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) năm 2024 được Bộ Nội vụ tổ chức vào sáng ngày 6/4, thành phố Huế tăng 17 bậc về chỉ số SIPAS và nằm trong Top 10 cả nước về chỉ số PAR Index.
Ngô nương mạc xướng tiêu tiêu khúc Thử khứ Giang Nam hựu vạn trùng
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa có thông báo về việc để quốc tang đồng chí Khamtay Siphandone.
Biết đâu nguồn cội như một khúc du ca phiêu bồng cất lên giữa những câu chuyện kể hoài kể mãi. Tại Gác Trịnh, vào chiều tối ngày 01/04/2025 đã diễn ra một đêm nhạc tưởng nhớ 24 năm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rời cõi tạm.
Kinh tế Huế đang có những bước phát triển đột phá khi 3 tháng đầu năm 2025, chỉ số GRDP - tổng sản phẩm trên địa bàn - cán đích 9.9%. Tiếp đà này, dự báo tốc độ phát triển KTXH của Huế sẽ vượt xa dự đoán 8%, hứa hẹn chạm mốc 2 con số.
Sáng 26/3, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Huế tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Huế (26/3/1975-26/3/2025) và 95 năm thành lập Đảng bộ thành phố Huế (4/1930 - 4/2025).
Tối ngày 25/3, tại sân khấu bán thực cảnh ven sông Hương đã diễn ra Lễ khai mạc năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 với chủ đề “Huế - Kinh đô xưa, vận hội mới”.
Hàng loạt dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố Huế động thổ, khởi công và khánh thành, nhân dịp kỉ niệm 50 năm Ngày Giải phóng quê hương. Sau khi chính thức được công nhận là thành phố trực thuộc Trung Ương, Huế khởi sắc về nhiều mặt, nhất là kinh tế và du lịch.
Sáng 24/3, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Huế long trọng tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (Nay là thành phố Huế) (26/3/1975 - 26/3/2025).
Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia – Huế 2025 với chương trình nghệ thuật có Chủ đề: “Lời tự tình dòng sông” sẽ diễn ra vào ngày 25 tháng 3 năm 2025 tại sân khấu bờ Sông Hương phía trước trường Quốc Học (12 Lê Lợi, TP Huế).
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng quê hương (26/3/1975-26/3/2025) và 95 năm thành lập Đảng bộ thành phố Huế (tháng 4/1930 - tháng 4/2025), nhiều dự án trọng điểm trên địa bàn sẽ được động thổ, khởi công và đưa vào hoạt động nhằm chào đón sự kiện quan trọng này.
Sáng ngày 17/3, tại trụ sở UBND thành phố Huế, Đảng bộ các cơ quan Thành phố Huế đã tổ chức công bố quyết định thành lập Đảng bộ Hội đồng nhân dân Thành phố Huế nhiệm kỳ 2020-2025. Hội nghị do Phó bí thư Thường trực Thành ủy Huế Phạm Đức Tiến chủ trì.