Những chí sĩ tham gia Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Thượng thư Bùi Bằng Đoàn một lòng vì dân tộc

15:03 07/09/2015

Từ Thượng thư Bộ Hình triều Nguyễn, cụ Bùi Bằng Đoàn đã vượt qua những định kiến của thời cuộc, của chế độ cũ - mới để tham gia chính quyền cách mạng.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hồ Chủ tịch và Trưởng ban Thường trực Quốc hội Bùi Bằng Đoàn (từ trái sang) tại Lễ thụ phong quân hàm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ngày 28.5.1948 - Ảnh: tư liệu

Lần nào hầu chuyện PGS Nguyễn Văn Hoàn (1931 - 2015), nguyên Phó viện trưởng Viện Văn học, cũng có những khoảnh khắc bất ngờ. Tôi không có ý định tìm hiểu về mối quan hệ của ông với người anh cọc chèo là Đại tướng Võ Nguyên Giáp; nhưng có hôm, ông tạt ngang, không theo mạch chuyện về những năm tháng đèn sách ở Trường dự bị đại học Liên khu Tư (1952 - 1953) nữa.

Với chất giọng xứ Nghệ, ông he hé một chi tiết: “Năm 1945 - 1946, Cụ Hồ muốn đoàn kết tất cả chứ không phải riêng một mình ai, cụ thể như ông Bùi Bằng Đoàn là Thượng thư Bộ Hình”. Trong dịp mừng thọ 95 tuổi người anh cả của Quân đội Nhân dân VN (2005), tôi đã thấy bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp tay phải cắp mũ bộ đội đính sao vàng năm cánh, quân phục gọn gàng, ở giữa là Chủ tịch Hồ Chí Minh và ngoài cùng là một vị nhân sĩ cao tuổi, cũng mặc áo nâu như Cụ Hồ. Ngày 28.5.1948, lễ thụ phong vị đại tướng đầu tiên của quân đội giữa “Thủ đô gió ngàn”. Nhà văn Sơn Tùng, người dành cả đời để nghiên cứu và viết sách về Hồ Chí Minh, nói người mặc áo nâu cạnh Cụ Hồ là cụ Bùi Bằng Đoàn, Trưởng ban Thường trực Quốc hội, nguyên Hình bộ Thượng thư, Cơ mật viện đại thần triều vua Bảo Đại.

Thanh liêm, chính trực

Bùi Bằng Đoàn (1889 - 1955) sinh ra trong một gia đình Nho học tại làng Liên Bạt, H.Ứng Hòa, Hà Nội ngày nay. Học rộng, hiểu sâu, mới 17 tuổi, Bùi Bằng Đoàn đã đỗ cử nhân khoa thi Hương “trường Nam thi lẫn với trường Hà”, năm Bính Ngọ (1906) triều vua Thành Thái. Khai tăng 3 tuổi để đủ tuổi học Trường Hậu Bổ, rồi lại đỗ thủ khoa, Bùi Bằng Đoàn được bổ làm Tri huyện tập sự H.Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Con đường hoạn lộ thênh thang, chẳng mấy lúc ông đã lên quan Án sát tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Bắc Ninh; Bố chính tỉnh Phúc Yên; Tuần phủ tỉnh Cao Bằng, tỉnh Ninh Bình.

Năm 1933, vua Bảo Đại về nước, 5 cụ thượng thư cũ “rớt cái ình”. Nổi tiếng là đức độ, thanh liêm, chính trực, thương dân, đang làm Tuần phủ Ninh Bình, Bùi Bằng Đoàn được triệu về kinh giữ chức Hình bộ Thượng thư.

Trước đó, Chính phủ Nam triều đã cử Bùi Bằng Đoàn vào Nam bộ thanh tra các đồn điền cao su của Pháp. Ông đã tiến hành thanh tra thấu đáo, viết báo cáo nêu những điều vô lý trong chính sách đối với phu đồn điền. Cuối cùng, ông đề nghị: “Tôi mạn phép đề nghị với ngài thống sứ, xin ngài tìm dịp đề nghị với ngài toàn quyền cho bổ sung thêm về việc bảo hộ nhân công”. Những kiến nghị xác đáng đã được chấp nhận, giảm thiểu những chế độ hà khắc đối với công nhân đồn điền cao su thời đó.

Vì lẽ phải của dân tộc

Nhờ vốn tiếng Pháp uyên thâm, năm 1925 khi đang làm Tri phủ Nghĩa Hưng (tỉnh Nam Định), ông Bùi Bằng Đoàn được mời lên Hà Nội làm thông ngôn cho phiên tòa đại hình xử vụ án Phan Bội Châu. Cương trực, bênh vực lẽ phải, Bùi Bằng Đoàn đã thông dịch rõ ràng, trung thực những lời nói, lý lẽ đanh thép của nhà chí sĩ Phan Bội Châu. Tòa án phải chuyển từ án chung thân giảm xuống “an trí ở Huế”.

Không những thế, khi làm Án sát tỉnh Bắc Ninh, chính ông chủ trì phiên tòa xét xử tù chính trị. Có một người tù ở phủ Từ Sơn khá đặc biệt là Nguyễn Văn Cừ, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương. Thực dân Pháp đã định án tử hình nhưng khi nghị án, ông giảm xuống chung thân lưu đày.

Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9.3.1945), vua Bảo Đại xuống chiếu thành lập chính phủ, ông cáo quan về quê, song chính phủ Nam triều giữ ông ở lại bằng cách trao chức Chánh nhất Tòa thượng thẩm Hà Nội lúc này đang khuyết. “Đêm trước” của cách mạng, Việt Minh đã tiếp xúc và mời ông làm Hội trưởng Hội Bảo vệ tù chính trị. Từ đây, Bùi Bằng Đoàn đến với cách mạng một cách tự nhiên, như phẩm chất thanh liêm và chính trực vốn có của ông.

Bùi Bằng Đoàn nhận được thư của Hồ Chủ tịch mời ra gánh vác việc nước. Lá thư ngày 17.11.1945 viết:

“Thưa Ngài! Tôi tài đức ít ỏi, mà trách nhiệm nặng nề. Thấy Ngài học vấn cao siêu, kinh nghiệm phong phú. Vậy nên, tôi mời Ngài làm Cố vấn cho tôi, để giúp thêm ý kiến trong công việc hưng lợi, trừ hại cho nước nhà dân tộc. Cảm ơn và chúc Ngài mạnh khỏe.
Kính thư, Hồ Chí Minh”.

Cảm động, ông rời quê, ra Hà Nội. Gần 60 tuổi, ông lại dấn thân vào con đường mới - đường cách mạng. Vừa nhận lời làm Cố vấn Chủ tịch nước chưa được tuần lễ, Bùi Bằng Đoàn lại được bổ nhiệm làm Trưởng ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ (theo Sắc lệnh số 64, ngày 23.11.1945) với cộng sự là một thanh niên 26 tuổi, Cù Huy Cận, Bộ trưởng Bộ Canh nông. Hai tháng sau, ông trúng cử đại biểu Quốc hội khóa I tỉnh Hà Đông, từ tháng 11.1946, ông làm Trưởng ban Thường trực Quốc hội gần trọn 10 năm cho đến khi tạ thế (13.4.1955).

Theo Kiều Mai Sơn - TN
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Ngày 18 tháng 9 năm 2015, được sự nhất trí của lãnh đạo tỉnh, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm thành lập. Đây là một hoạt động có ý nghĩa lịch sử và cũng vô cùng giàu chất nhân văn, nhằm ôn lại những trang sử vẻ vang của một vùng đất giàu văn hóa - về một trung tâm văn hóa - văn học nghệ thuật tiêu biểu của nước nhà.

  • TRẦN BẢO ĐỊNH

    Thương nhớ chú Tư Sâm.
    Phải nói ngay rằng, hồi trai trẻ, tôi không thích giới văn chương, chỉ thích giới văn nghệ. Chẳng hiểu vì sao?

  • BÙI KIM CHI

    Thời thiếu nữ của tôi gắn liền với Thành nội. Nơi này tôi đã sinh ra và lớn lên. Tôi yêu Thành nội. Thành nội đã đi vào cuộc đời tôi với nhiều sắc màu.

  • THANH TÙNG

    Kinh đô Huế cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, bầu trời u ám của xã hội phong kiến Việt Nam lúc mãn chiều xế bóng đã phát ra tín hiệu của một vì sao NGUYỄN TẤT THÀNH.

  • LÊ HUY MẬU

    Anh Điềm, bấy giờ còn là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa TW, nhưng đã sắp nghỉ. Anh ra thăm Côn Đảo. Trong đoàn tháp tùng anh ra Côn Đảo của Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu có tôi.

  • PHẠM HỮU THU

    1.
    Cuối năm 1989, tôi cùng Trần Phá Nhạc ghé 47 C Duy Tân, Quận 3 - TP. HCM thăm anh Trịnh Công Sơn.

  • LGT: Hiện không nhiều tài liệu miêu tả miêu tả về đời sống, sinh hoạt văn hóa, xã hội của Huế vào thập niên 30 - 40 của thế kỷ trước. Bản dịch dưới đây là trích đoạn từ cuốn nhật kí Adieu Saigon, Au revoir Hanoi (Chào Hà Nội, tạm biệt Sài Gòn - Nhật ký kì nghỉ năm 1943) của Claudie Beaucarnot.

  • DÃ LAN NGUYỄN ĐỨC DỤ
                           Hồi Ký

    Ba mươi tháng tư. Tôi đang dùng bữa tối cùng gia đình thì chợt nghe tivi thông báo ông Thanh Nghị chết.

  • PHƯỚC VĨNH

    Hình ảnh Hồ Chủ tịch là nguồn cảm hứng sáng tạo đối với nhiều nghệ sĩ tạo hình Việt Nam.

  • BỬU Ý

    Đinh Cường đã vĩnh biệt tất cả chúng ta! Một nghệ sĩ trong cái ý nghĩa toàn diện, cao đẹp nhất, một nghệ sĩ làm lan tỏa nghệ thuật ra chung quanh mình cho gia đình, cho bạn bè, cho cả đời sống, khiến anh trở thành tâm điểm cho những cuộc gặp mặt, những buổi hội hè.

  • PHAN NGỌC MINH

    1. Năm 2004, tôi triển lãm tranh tại Foyer du Vietnam - Paris, do ông Võ Văn Thận, là nhà thơ kiêm phụ trách quán bảo trợ. Tại đây tôi đã gặp gỡ được nhiều bạn bè Việt Pháp, trong không khí thân thiện ấm áp… 

  • PHAN NGỌC MINH

    1. Năm 2004, tôi triển lãm tranh tại Foyer du Vietnam - Paris, do ông Võ Văn Thận, là nhà thơ kiêm phụ trách quán bảo trợ. Tại đây tôi đã gặp gỡ được nhiều bạn bè Việt Pháp, trong không khí thân thiện ấm áp…

  • VÕ SƠN TRUNG

    Trong gần một thế kỷ qua, bạn đọc Việt Nam đã tiếp cận khá nhiều tác phẩm của đại thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore, trong đó có hàng chục tập thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch nói, tiểu luận, và thậm chí cả hồi ký của thi hào…

  • Lần đầu nói chuyện trực tiếp với họa sĩ Đinh Cường tại xe cà phê Tôn trước nhà thờ Tôn Nhân Phủ ở Thành Nội, tôi: “Thưa thầy!” Anh khoát tay: “Úi dà, bày đặt. Chỗ bạn bè anh em với nhau cả, thầy bà chi nghe đỗ mệt!”

  • TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG

    Thật vui mừng và xúc động khi cầm trên tay tập sách Rừng hát của cố nhạc sĩ Trương Minh Phương do gia đình tặng. Tuyển tập dày 1.328 trang, chia làm 4 phần, tập hợp những sáng tác, nghiên cứu văn học nghệ thuật trong cuộc đời của nhạc sĩ.

  • VÕ TRIỀU SƠN

    Ngay sau Lễ Quốc khánh 2/9/1945 ra mắt nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, công cuộc kiến thiết đất nước được bắt đầu, trong đó có văn hóa.

  • VÕ TRIỀU SƠN

    Ngay sau Lễ Quốc khánh 2/9/1945 ra mắt nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, công cuộc kiến thiết đất nước được bắt đầu, trong đó có văn hóa. Những ngày tháng đầu tiên của các hoạt động văn hóa nghệ thuật dưới chính thể Việt Nam mới diễn ra thật sôi nổi. Sau đây là lược thuật một số hoạt động trong mùa đông 1945, cách đây tròn 70 năm.

  • LỮ QUỲNH

    "Vì tôi là người Huế và đã một thời tuổi trẻ nặng nợ với sông Hương suốt những mùa hè nóng bức ngủ đò nên tôi nhìn sông Hương luôn luôn với đôi mắt của người bạn.

  • Sáng ngày 27-11-2015 tôi  đến nghĩa trang Père Lachaise để tiễn anh đến nơi yên nghỉ cuối cùng, sau khi hỏa táng, anh sẽ nằm trong ngôi mộ gia đình, đây cũng là nơi nhạc sĩ Chopin yên giấc ngàn thu nhưng trái tim thì trở về quê hương Ba Lan. Nguyễn Thiên Đạo cũng thế anh nằm ở Paris nhưng trái tim và tâm hồn anh từ lúc sống đến lúc chết luôn luôn hướng về Việt Nam.

  • HOÀI MỤC

    Vừa giải phóng xong ba tôi đưa cả gia đình từ thành phố về quê. Cuộc sống vất vả nhưng quá nhiều cái mới lạ nên đầu óc con nít của tôi khi mô cũng thấy háo hức.