Những câu chuyện trên đường Huế

09:19 08/11/2019

ĐẶNG NGỌC NGUYÊN  

Chỉ trong vòng ba mươi năm sau đổi mới đất nước 1986, giao thông Việt Nam đã phát triển vượt bậc. Từ chỗ trên đường cái quan xe đạp nhiều hơn xe máy, giờ chủ yếu lại là ô tô xuôi ngược.

Ảnh: internet

Nhưng sự đời cái gì quá cũng phái sinh những rắc rối, cũng từ mười lăm năm qua, tai nạn giao thông tăng lên khiến cả đất nước lo âu. Nhiều người không khỏi bàng hoàng, kinh hãi khi nghe tin về các vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra với mức độ dày đặc trên các tuyến đường. Nhiều người sau khi kết thúc ngày làm việc vất vả, lẽ ra sẽ về đến nhà ăn bữa cơm chiều cùng gia đình, nhưng tai nạn đã xảy ra trên đường; và nước mắt, tiếng kêu thương thảm thiết đã làm nhói tim toàn xã hội.
 

Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia cho biết: năm 2012 cả nước có 9,838 người chết, bị thương 38.000 người; năm 2013: con số tương đương là 9369 và 29.500; 2014: 8.996 và 24.417; 2015 có giảm còn 8000 và 19.000. Riêng năm 2018 là 8.248 và 14.802. Trong nhiều diễn đàn Quốc hội, các đại biểu đã day dứt về một nỗi: “Một đất nước hòa bình không thể để hàng ngàn người chết mỗi năm!”, chưa kể hàng chục ngàn người bị thương và tàn phế, trở thành gánh nặng xã hội. Điều đáng nói là trong đó tỷ lệ người trẻ tuổi khá cao, có năm lên đến 40%; khiến cho không chỉ những dự định của người trẻ đổ vỡ bên trời, mà cả xã hội nặng thêm những nhọc lòng gánh vác.

Nguyên nhân thì có nhiều: người tham gia giao thông không nắm luật, đường sá xuống cấp, đi ẩu, lại say xỉn, và gần đây nguy hiểm nhất là nghiện ma túy phê, ngáo đá cũng lái xe lao như tên bắn trên đường…

Giải quyết vấn nạn này, rất cần cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào cuộc. Trong đó, phải ghi nhận sự đóng góp của lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) cả nước. Không có lực lượng này, sự rối loạn của giao thông Việt Nam sẽ hỗn loạn hơn rất nhiều, không thể kiểm soát được.

Chúng tôi về tìm hiểu tình hình xem lực lượng CSGT Thừa Thiên Huế đã góp sức mình như thế nào trong tiến trình giữ gìn trật tự an toàn giao thông ở miền Hương Ngự. Thượng tá Hồ Quốc Văn - Phó trưởng Phòng CSGT Thừa Thiên Huế, trung tá Châu Ngọc Tịnh - cán bộ phòng đã vui vẻ tiếp chúng tôi.

Và những câu chuyện trên đường Huế hiện ra đầy đủ hơn.

Tỉnh Thừa Thiên Huế có 03 tuyến Quốc lộ chính với tổng chiều dài 426km. Trong đó QL49A dài 92km, QL49B dài 105km, đường Hồ Chí Minh dài 116km, đặc biệt có tuyến QL1A dài 114 km và 36 km tuyến đường tránh phía Tây thành phố Huế. Trên tuyến lại có đèo Phước Tượng dài 2,7 km, đèo Phú Gia dài 3,2 km, đèo Hải Vân dài 21 km. Có 03 hầm đường bộ: Phú Gia, Phước Tượng, Hải Vân. Tổng cộng tuyến đường qua Huế đi qua 28 xã, phường, 3 thị trấn thuộc 2 huyện, 2 thị xã, 1 thành phố, 13 chợ, 23 trường học; được xem là tuyến đường trọng điểm, huyết mạch giao thông cả nước đi qua khu vực miền Trung. Lưu lượng xe lưu thông qua tuyến đường hàng ngày rất đông, trung bình khoảng 10.000 đến 15.000 xe/ngày/đêm. Mặc dù hiện đang nâng cấp sửa chữa mở rộng trên toàn tuyến, song vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu lưu thông của người và phương tiện. Hệ thống sông suối và sông đào của Thừa Thiên Huế có khoảng 1055 km, trong đó sông Hương là con sông lớn nhất. Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai trải dài 68 km thuộc địa phận 04 huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và thị xã Hương Trà với diện tích 22.000 ha. Tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua địa phận Thừa Thiên Huế dài 111,1km gồm: 2 huyện Phong Điền, Phú Lộc; thành phố Huế; và 2 thị xã Hương Trà, Hương Thủy với 30 phường xã, thị trấn.
 

Đường dài, sông rộng, các loại tốc độ từ tốc độ gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa, tốc độ gia tăng phương tiện giao thông, trong khi thời tiết cực đoan, đường sá mau xuống cấp, ý thức người dân tham gia giao thông, các cơ quan liên quan còn xem nhẹ trách nhiệm, phó mặc cho CSGT…; tất cả đã làm gây nên nhiều nỗi khó khăn cho hoạt động giao thông trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.

Một trong những quan điểm rất đúng cho việc giải quyết các vấn đề giao thông ở Thừa Thiên Huế là thực hiện đồng bộ các giải pháp khắc phục tình trạng TNGT tăng cao. Đầu tiên là tham mưu cho lãnh đạo chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc; nghiên cứu, tham mưu đề xuất giải pháp đồng bộ, giải quyết hiệu quả các điểm thường xuyên ùn tắc giao thông, triển khai hệ thống điện chiếu sáng trên các tuyến quốc lộ, bố trí quỹ đất để xây dựng thêm các điểm đỗ xe trong khu vực nội thị thành phố Huế để khắc phục tình trạng đỗ xe ô tô tràn lan như hiện nay; từng bước di dời các chợ, trường học nằm sát các tuyến quốc lộ tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông… CSGT cũng kiến nghị đề xuất các cơ quan chức năng kịp thời khắc phục, xử lý những bất hợp lý trong tổ chức giao thông như hệ thống cầu cống, biển báo, vạch kẻ đường, đèn tín hiệu, những địa điểm thường xuyên ngập nước, thiếu đèn chiếu sáng, sơn vạch phản quan, các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn, phức tạp về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; có phương án phòng ngừa, giải tỏa ùn tắc giao thông kịp thời…

Thứ đến là tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong nhân dân qua các kênh thông tin mà người dân có thể tiếp cận, kể cả các trang mạng facebook, zalo... Chúng tôi đã từng chứng kiến đại úy Tiến theo đoàn của Ban Tuyên giáo Liên đoàn Lao động tỉnh về tuyên truyền pháp luật trong công nhân. Các buổi nói chuyện của Tiến có màn hình chiếu lại những hình ảnh TNGT, hướng dẫn cụ thể các tình huống xấu nhất có thể xảy ra, kinh nghiệm tránh TNGT… thật sự là những thông tin bổ ích rất được công nhân yêu thích. Bởi những thông tin đó, liên quan đến sự tồn sinh của số phận con người.

Lực lượng CSGT cũng đã thường xuyên huy động tối đa lực lượng, phương tiện tuần tra, kiểm soát xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông, trật tự đô thị. Xử lý nghiêm các hành vi như nồng độ cồn, tốc độ cao, tránh vượt không đúng quy định, chở quá tải, quá số người quy định, đi không đúng phần đường, làn đường, không có giấy phép lái xe, điều khiển xe mô tô lạng lách đánh võng, đua xe, gây rối trật tự an toàn giao thông (TTATGT)... Tập trung xử lý xe mô tô, xe máy vi phạm; gắn trách nhiệm cho từng tổ công tác, cán bộ chiến sĩ trên tuyến, địa bàn được phân công thực hiện nhiệm vụ. Duy trì nghiêm túc, có hiệu quả hoạt động của tổ công tác đặc biệt, đảm bảo phòng ngừa hiệu quả tai nạn giao thông. Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm TTATGT và các đối tượng phạm tội.

Trong bối cảnh rất nhiều người nghĩ chưa đúng về lực lượng CSGT, anh em cán bộ chiến sĩ CSGT đã vừa kiên quyết thực hiện bảo vệ luật pháp, vừa giữ gìn hình ảnh đội ngũ, hoàn thiện nhân cách người chiến sĩ công an nhân dân. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Vì An ninh Tổ quốc” gắn với phong trào học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân; trọng tâm là ngăn chặn, đẩy lùi, khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm điều lệnh CAND của cán bộ, đảng viên.

*

Cái chính là hành động.

Nhiệm vụ của lực lượng CSGT ngoài thực hiện việc tuần tra, kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông; xử lý vi phạm pháp luật; còn phải phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện, ngăn chặn mọi hành vi vi phạm pháp luật trên tuyến đường.

Lực lượng CSGT Thừa Thiên Huế trong thời gian qua đã tham gia phát hiện, truy bắt nhiều tội phạm hùng hãn trên các tuyến đường. Như những câu chuyện dưới đây.

Khoảng 8 giờ rưỡi tối ngày 2/10/2008, Đội 1 Phòng PC 26 (này là PC 08) do thượng tá Võ Hồng Quang - Đội phó kiêm Tổ trưởng cùng các chiến sĩ trong tổ: thượng tá Hồ Quốc Văn (lúc bấy giờ mang quân hàm trung tá), Hoàng Nam Long, Ngô Thanh Dũng, Nguyễn Đình Xà, Nguyễn Thế Lực đang làm nhiệm vụ trên tuyến QL1A - Phú Lộc thì nhận được tin báo của trực ban đề nghị chuẩn bị phối hợp truy bắt đối tượng trộm cắp xe máy tại thành phố Huế.

Đến khoảng 21 giờ 55 phút, tổ phát hiện có 3 thanh niên đi trên 2 xe mô tô (trong đó có xe bị mất biển kiểm soát 75K7-5963), trung tá Hồ Quốc Văn lập tức lái xe mô tô đuổi theo cùng sự hỗ trợ của xe ô tô tuần tra phía sau. Đuổi được khoảng một cây số rưỡi, Hồ Quốc Văn vừa áp sát thì bất ngờ đối tượng đi trên xe 75 K7-5963 dùng dao lia đâm trúng bàn tay phải. Sau khi đâm, chúng vứt xe lại, chạy qua xe mô tô 76 X2-4038 cùng hai đối tượng đang chờ sẵn tiếp tục chạy trốn. Lợi dụng trời tối, các đối tượng rẽ vào đường nhánh, lao xe xuống ruộng, vứt xe bỏ chạy. Hồ Quốc Văn được chở đi bệnh viện khâu 9 mũi ở bàn tay phải.

Thượng tá Quang báo cáo Trưởng phòng PC 26 và Phó Giám đốc Phụ trách cảnh sát lập tức chỉ đạo Công an Phú Lộc và Phòng PC 14 tham gia tiếp tục bao vây, truy bắt các đối tượng đang lẩn trốn. Mặt khác, tổ công tác do Đội phó Nguyễn Viết Hoàng cùng các đồng chí trong tổ: Nguyễn Phi Dũng, Nguyễn Hoài Tâm, Phan Bảo Trung, Trương Như Hải, Nguyễn Hoàng Vũ cũng đến kết hợp truy bắt đối tượng. Đến 3 giờ 10 phút ngày 3/1/2008, hai đối tượng Nguyễn Ngọc Vũ (sinh năm 1985, trú tại Thanh Khê, Đà Nẵng) và Trần Văn Vũ Nguyên (sinh năm 1987, trú tại Thanh Khê, Đà Nẵng) bị bắt. Tiếp ngày hôm sau đã bắt được thêm 2 đối tượng Trần Đức Long (Rin) (sinh năm 1982, phường An Đông, thành phố Huế và Dương Văn Ngọ (Tèo) (sinh năm 1991, tại thành phố Huế). Các đối tượng khai đã thực hiện 3 vụ trộm xe máy trước đó. Tổng cục Cảnh sát, Giám đốc Công an tỉnh đã tặng giấy khen đột xuất cho các chiến sĩ tham gia phá án.

Bây giờ, vết sẹo bị dao đâm trong đêm ấy, cách đây mười một năm vẫn còn, lằn ngang bàn tay thượng tá Hồ Quốc Văn.

Một vụ khác, mức độ nguy hiểm lớn hơn rất nhiều.

Lúc 15 giờ 28 phút ngày 18/9/2011, tại km 832 QL1A thuộc thị xã Hương Thủy, tổ công tác do thượng tá Vũ Đình Tuy, cán bộ phòng 6, Cục C67 (đang tăng cường tại địa phương) làm tổ trưởng, phát hiện xe ô tô loại bán tải màu đen, hiệu Isuzu BKS 92K -7399 vi phạm quá tốc độ quy định 76/50 km/h. Đại úy Trần Trung Thông, cán bộ PC 67 Thừa Thiên Huế ra hiệu lệnh dừng xe nhưng lái xe không chấp hành, còn hết sức manh động cố tình đâm vào tổ công tác buộc các chiến sĩ phải nhảy tránh.

Nhận được tin báo, thượng tá Võ Hồng Quang, Phó Trưởng phòng đã chỉ đạo tổ công tác do đại úy Lê Khắc Trung làm tổ trưởng và hai tổ viên là đại úy Trương Như Hải, thiếu úy Lê Tiến Đạt (cán bộ C67 tăng cường) đang tuần tra kiểm soát tại km 848 QL1A qua huyện Phú Lộc tổ chức chặn, bắt phương tiện. Tổ công tác này lập tức triển khai chốt chặn, phát hiện xe ô tô mang biển kiểm soát 92K - 7399, tổ trưởng Lê Khắc Trung ra hiệu lệnh dừng phương tiện. Cũng như ở trạm trước, lái xe không chấp hành mà còn cố ý đâm vào tổ công tác buộc các thành viên phải nhảy vào lề đường để tránh. Tổ lập tức tổ chức truy đuổi, sử dụng còi hú, dùng loa yêu cầu lái xe dừng lại nhưng lái xe không chấp hành ngoài ra còn lạng lách đánh võng trước đầu xe cảnh sát.

Sau khi nhận được điện báo xe 92K-7399 liên tục đâm vào các tổ công tác tuần tra rồi bỏ chạy, nhận định đây là đối tượng manh động, nguy hiểm, Ban Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị phối hợp với Công an huyện Phú Lộc tổ chức chặn bắt xe đối tượng ở thị trấn Phú Lộc, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện đang lưu thông.

Thượng tá Võ Hồng Quang đã chỉ đạo lực lượng PC 67 và Công an huyện Phú Lộc cho dừng các phương tiện đang lưu thông trên đường cả hai chiều tại km 863 qua thị trấn Phú Lộc; phân công nhiệm vụ cụ thể cho 6 cán bộ chiến sĩ tham gia chặn bắt. Khi phát hiện xe ô tô 92K -7399 đến, cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh dừng xe nhưng lái xe không chấp hành, không giảm tốc độ, chỉ khi xe bị đâm vào dải phân cách và chạm phía sau xe tải đang dừng mới chịu dừng lại. Tổ cảnh sát ập vào bắt giữ.

Ba thanh niên đi trên xe gồm: lái xe Trần Công Vinh, sinh năm 1971 (trú tại Điện Bàn, Quảng Nam), Trần Lê Quân, sinh năm 1979 (Cẩm Lệ, Đà Nẵng), Nguyễn Văn Dũng, sinh năm 1979 (Cẩm Lệ, Đà Nẵng); trong đó đối tượng Nguyễn Văn Dũng là người có tiền án 10 năm tù về tội giết người vừa được tha về tháng 4/2011.

Cảnh sát lục soát phát hiện nhóm đối tượng mang theo: 01 khẩu súng K59, ổ tiếp đạn có 08 viên đạn chưa sử dụng; hơn 52 triệu đồng tiền Việt Nam, 200 đô la Mỹ; 1 máy vi tính xách tay; nhiều điện thoại di động; nhiều ống tiêm thủy tinh đã qua sử dụng ma túy…

Nhận thấy các đối tượng có nhiều dấu hiệu khả nghi, thượng tá Võ Hồng Quang đã báo cáo Ban Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo Phòng Kỹ thuật Hình sự tiến hành kiểm tra và nhận thấy trong cơ thể cả 3 thanh niên trên đều đang dương tính với chất ma túy.

Người dân và những người tham gia giao thông thở phào. Không thể lường trước được những tai nạn bi thảm nếu những kẻ đang phê ma túy lao bất chấp luật pháp như tên bắn trên đường.

Một vụ điển hình khác.

Ca công tác từ 6 giờ đến 14 giờ ngày 12/10/2016 của Trạm CSGT Phú Lộc, Phòng CSGT gồm thiếu tá Nguyễn Như Thành - tổ trưởng, cùng các tổ viên: thượng úy Trần Công Thắng, thượng úy Đặng Minh Tú, thượng úy Nguyễn Minh Hiếu.

Vào khoảng 9 giờ 30 phút cùng ngày, trong lúc đang làm nhiệm vụ tại km 884+200 QL1A (phía Bắc hầm Phú Gia) thuộc địa phận xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc thì phát hiện 1 nam thanh niên điều khiển xe mô tô biển số 92B1-13696 chạy hướng từ Nam ra Bắc với tốc độ nhanh, không sử dụng đèn chiếu sáng khi đi trong hầm đường bộ, có nhiều biểu hiện nghi vấn, tổ đã ra hiệu lệnh dừng xe kiểm tra.

Người thanh niên không xuất trình được giấy tờ xe, giấy phép lái xe. Biểu hiện nghi vấn khá rõ, xe đăng ký biển số tỉnh Quảng Nam mà đối tượng lại nói giọng vùng Nghệ An, Hà Tĩnh và lại không có bất kỳ giấy tờ tùy thân nào. Thiếu tá Nguyễn Như Thành chỉ đạo lập biên bản vi phạm hành chính, chụp ảnh phương tiện và người điều khiển để có cơ sở xác minh. Tuy nhiên đang khi tổ công tác lập biên bản thì thanh niên xin ra ngoài điện thoại để nói người nhà mang giấy tờ xe đến xuất trình, lợi dụng sơ hở, đối tượng nhảy lên xe khách bỏ trốn.

Ngay lập tức tổ công tác điện báo Ban chỉ huy Phòng và các tổ công tác tiến hành phát hiện, bắt giữ đối tượng. Cùng lúc đó, tổ kiểm tra cốp xe phát hiện có cuốn sổ ghi số điện thoại, điện vào số máy đó thì được biết chiếc xe này vừa bị mất trộm. Một mặt tổ chia ra các hướng để truy tìm, mặt khác gửi hình ảnh đối tượng cho các tổ công tác trên tuyến đề nghị phối hợp kiểm tra các phương tiện xe tải, xe khách để truy bắt đối tượng.

Nhận được thông tin từ tổ của Nguyễn Như Thành; tổ công tác do đại úy Phan Bảo Trung- Trưởng trạm CSGT Phú Lộc cùng các tổ viên: đại úy Trần Quốc Bình, thượng úy Hà Phương Thảo, trung úy Lê Tự Hiếu đang làm nhiệm vụ tại km 860 QL1A lập tức triển khai ngay kế hoạch phối hợp kiểm tra bắt giữ, đồng thời báo cáo sự việc cho thượng tá Võ Hồng Quang- Trưởng phòng và đồng chí thượng tá Hồ Quốc Văn- Phó trưởng phòng phụ trách Trạm CSGT Phú Lộc. Sau khi nhận định tình hình, thượng tá Võ Hồng Quang đã chỉ đạo yêu cầu tổ công tác kiểm tra xe khách chiều Bắc vào Nam (tổ của đại úy Phan Bảo Trung); tổ công tác kiểm tra chiều ra chốt tại Lăng Cô (tổ của thiếu tá Võ Đông Anh làm tổ trưởng cùng các tổ viên: đại úy Nguyễn Hoài Tâm, đại úy Đặng Hoàng Quyết, trung úy Đoàn Việt Khương); tổ của thiếu tá Nguyễn Như Thành tiến hành tuần tra dọc tuyến QL1A thuộc 02 xã Lộc Thủy và Lộc Tiến để phối hợp truy bắt.

Đến khoảng 10 giờ cùng ngày, tại km 859+500 thuộc địa phận xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc, tổ công tác cho dừng và kiểm tra xe khách mang biển số 92K-0848 đang lưu thông hướng Bắc - Nam thì phát hiện đối tượng có nhân dạng như hình ảnh vừa gửi qua. Ngay lập tức, đại úy Phan Bảo Trung chỉ đạo Hà Phương Thảo yêu cầu nhà xe đóng kín cửa lên xuống, đồng thời cả 4 CSGT nhanh chóng tiếp cận đối tượng để khống chế. Biết hành tung bị bại lộ, nam thanh niên vùng vằng chống trả quyết liệt, miệng la to vu vạ “công an đánh người” và xô mạnh các chiến sĩ để tìm cách thoát thân. Trước sự hung hăng, các chiến sĩ Bình, Thảo, Hiếu lao vào khống chế, bẻ quặp tay đối tượng ra phía sau, đại úy Phan Bảo Trung lao đến dùng còng số 8 khóa chặt tay đối tượng, áp giải đưa về trụ sở Công an huyện Phú Lộc.

Đối tượng khai tên là Hồ Sỹ Công, sinh năm 1989, trú tại xã Thanh Tiên, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Khám xét túi xách, đối tượng mang theo tổng số tiền là 20.340.000 đồng, 1 điện thoại di động Iphone 6 Plus, 1 điện thoại di động hiệu Oppo, 1 máy ảnh. Đối tượng khai nhận đã tiến hành trộm chiếc xe mô tô nói trên và 7 chỉ vàng (đã bán nên có số tiền trong túi xách) của gia đình chị Nguyễn Thị Thủy, trú tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, còn chiếc điện thoại di động Iphone 6 Plus trộm của gia đình hàng xóm nhà chị Thủy và máy ảnh trộm ở Đà Nẵng.

Công an huyện Phú Lộc đã chuyển giao toàn bộ hồ sơ, tang vật cho Công an tỉnh Quảng Nam tiếp tục điều tra, làm rõ. Đối tượng khai nhận trước đó một thời gian đã tiến hành trộm 3 chiếc mô tô SH và 1 điện thoại Iphone tại địa bàn Nghệ An trước khi bỏ trốn vào Quảng Nam)…

Rất nhiều chiến công của CSGT Thừa Thiên Huế đã lập nên trên đường tuần tra kiểm soát an toàn giao thông như thế.

Đ.N.N  
(SHSDB34/09-2019)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Văn hóa dân gian đã có nhiều biến đổi, nhưng các thành tố của nó vẫn tồn tại và tái cấu trúc, tạo nên bộ mặt văn hóa của xã hội đương đại. Văn hóa ấy là tấm căn cước cho mỗi người Việt khi hội nhập thế giới, đồng thời mang lại giá trị tinh thần và cả cơ hội khởi nghiệp cho giới trẻ.

  • Sau hơn 20 năm xuất hiện tại Việt Nam, internet ngày càng đi sâu vào cuộc sống, tạo ra những thay đổi to lớn từ thói quen hàng ngày, tới cách làm việc, giao tiếp, tương tác xã hội, quan niệm về không gian, thời gian... Những thay đổi ấy đòi hỏi xây dựng các giá trị văn hóa mới - văn hóa mạng.

  • LÊ HOÀNG TÙNG

    Vai trò của thể dục, thể thao đã được xã hội thừa nhận, đánh giá là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển của mỗi cá nhân và đất nước.

  • Tác phẩm sơn mài “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của danh họa Nguyễn Gia Trí - một bảo vật quốc gia đã bị hư hại nặng nề sau quá trình làm vệ sinh của Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác bảo quản, tu bổ, phục chế.

  • Di tích xuống cấp là một trong những vấn đề tồn tại song hành với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản ở Hà Nội. Bên cạnh những khó khăn về nguồn kinh phí, tình trạng tùy tiện trong tu bổ, tôn tạo cũng đang là bài toán đòi hỏi có giải pháp khắc phục hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững giá trị di sản.

  • Tính đến đầu năm 2019, qua 7 đợt công nhận theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đang sở hữu 164 hiện vật, nhóm hiện vật được tôn vinh là bảo vật quốc gia. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, vấn đề ứng xử với các bảo vật quốc gia đang tồn tại nhiều số bất cập, nhất là tình trạng can thiệp thô bạo với không ít hiện vật khiến dư luận bất bình.

  • Dự án “Tương lai của truyền thống” vừa tổ chức buổi trò chuyện “Cảm hứng nghệ thuật Tuồng”. Với sự tham gia của NSND Mẫn Thị Thu, NSƯT Phạm Quốc Chí, NSƯT Nguyễn Ngọc Khánh, Nghệ sĩ Nguyễn Thành Nam một lần nữa những bất cập trong công tác bảo tồn và phát triển nghệ thuật Tuồng đã được chính người trong cuộc chia sẻ.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ   

    Gọi là “Chuyện bên lề” vì chủ trương xây Khu Lưu niệm nhà thơ Tố Hữu (KLNTH) là của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi “bỗng dưng” bị lôi vào cuộc do đã viết bài “Ngày Xuân thăm quê nhà thơ Tố Hữu” đăng trên báo Văn nghệ số Tết Mậu Tuất - 2018.

  • Phát biểu tại hội nghị kiểm tra, đánh giá việc triển khai, thực hiện Nghị quyết 33 về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước tại địa bàn TP.HCM ngày 20/4/2019, ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhận định: “Văn hóa TPHCM đã phát triển nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng”.

  • Để hạn chế bạo lực học đường, có ý kiến cho rằng, bên cạnh kiểm soát, ngăn chặn những clip độc hại, bạo lực trên mạng xã hội, cần đưa giá trị sống và kỹ năng sống đến học sinh và giáo viên, qua đó tạo môi trường giáo dục thân thiện hơn, khiến học sinh hạnh phúc hơn.

  • 5 năm kể từ khi Ngày Sách Việt Nam ra đời, khắp các địa phương trên cả nước, hoạt động cổ vũ cho văn hóa đọc được tổ chức rộng rãi. Tại các hệ thống giáo dục đào tạo, phong trào đọc sách cũng lan tỏa mạnh mẽ.

  • Thần tượng là một nhu cầu thiết yếu của thế hệ trẻ, nó cần thiết như cơm ăn nước uống hàng ngày. Có phải chăng xã hội chúng ta đang thiếu vắng những anh hùng, những con người bình thường, những sự việc bình thường đã trở nên quý hiếm, được nêu gương khiến thế hệ trẻ tìm đến những kẻ giang hồ cộm cán, những kẻ tìm mọi cách để gây sốc trong đời sống và trên mạng xã hội?

  • Tại Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: Xây dựng trường mầm non hạnh phúc và nói không với bạo lực học đường, diễn ra sáng 9.4, chuyên gia giáo dục Đan Mạch, PGS. Jette Eriksen khẳng định, để đẩy lùi bạo lực học đường, chúng ta phải xây dựng một nền giáo dục với những phương pháp sư phạm đầy nhân văn và thân thiện với trẻ, kết hợp quan điểm của trẻ em trong tất cả những gì chúng ta làm.

  • Thông qua cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc”, các em đã có những cảm nhận hết sức tuyệt vời về vai trò của đọc sách, của văn hóa đọc.

  • NGUYỄN THANH TÙNG

    Trong số ra ngày 25 tháng 11 năm 1990, một tờ báo chủ nhật xuất bản ở Hà Nội đăng bài "Giáo dục gia đình - S.O.S" của bạn đọc Lê Hòe.

  • Chúng ta đã nói quá nhiều về sự xuống cấp đạo đức cá nhân và xã hội mà chưa chỉ ra được căn nguyên sâu xa của nó là gì, nằm ở đâu và phải làm gì, tháo gỡ như thế nào… Sức mạnh đến từ nhiều thiết chế xã hội, trong đó có báo chí với vị thế và tầm ảnh hưởng rộng lớn.

  • Chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn học - nghệ thuật trong đó có nghệ thuật sân khấu đã được triển khai thực hiện hơn 20 năm nay… Tuy nhiên, theo họa sĩ - NSND Lê Huy Quang, quá trình này với sân khấu vẫn đang như một vòng tròn quẩn quanh chưa xác định được hướng đi cụ thể.

  • Đi dạo trên nhiều tuyến phố của Hà Nội bắt gặp nhiều biển hiệu đề bằng tiếng nước ngoài. Ngay cả khi chúng ta đón lượng khách du lịch kỷ lục là 15 triệu lượt/người trong năm 2018 thì điều này không chỉ chứng tỏ chủ các cửa hàng, công ty thiếu tự tôn văn hóa dân tộc mà còn vi phạm quy định pháp luật.

  • Xã hội phát triển, các khu đô thị mọc lên ngày một nhiều. Dạng nhà chung cư cao tầng, nhà ống, nhà liền kề, biệt thự phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự thay đổi lớn về sinh hoạt của người Việt. Từ đó dẫn đến thay đổi đáng kể về vị trí, vai trò và chức năng của Ban (bàn) thờ gia tiên…

  • Câu hỏi khá táo bạo, tương tự như khi người ta tính chuyện bứng một gốc cây cổ thụ ngàn năm, rễ của nó đã lan rộng cả dải đất hình chữ S, tán của nó xòe cả bầu trời vùng biển đông, toan ngắt cành ngắt lá đem trồng đi chỗ khác, hoặc chừng như muốn xem bói một quẻ nhờ vào lời thần thánh hoặc tìm nhà bác học phán cho một câu điều chỉnh. Tôi thì tôi không dám nói chuyện điều chỉnh – hai chữ rất thời thượng của thời… hậu cách mạng bứng gốc, nay bớt lại chỉ điều chỉnh thôi nhưng điều chỉnh cái gì, ai điều chỉnh?