Khi nghe tin nhà văn Vũ Tú Nam đã trút hơi thở cuối cùng, lòng tôi dâng lên một nỗi buồn. Nhưng trong nỗi buồn ấy là những ký ức đẹp và ấm áp về ông. Hình ảnh ông hiện lên và ngự trị trên hình ảnh ấy là ánh mắt và nụ cười hiền hậu.
Nhà văn Vũ Tú Nam. Ảnh: NGUYỄN ÐÌNH TOÁN
Lúc nào đứng trước nhà văn Vũ Tú Nam, tôi cũng mang cảm giác an toàn. Và cảm giác ấy không phải chỉ của riêng tôi mà của hầu hết những người từng tiếp xúc ông, dù chỉ một lần. Nhà thơ cựu binh Mỹ Kevin Bowen, Giám đốc Trung tâm William Joiner (Mỹ), một trung tâm nghiên cứu chiến tranh Việt Nam thông qua văn chương là tổ chức đầu tiên dịch văn học cách mạng Việt Nam truyền bá cho công chúng Mỹ lúc nào cũng hỏi thăm nhà văn Vũ Tú Nam mỗi khi chúng tôi gặp nhau ở Mỹ hay ở Việt Nam. Nhà văn Vũ Tú Nam, nhà thơ Chính Hữu, nhà văn Hữu Mai, nhà thơ Hữu Thỉnh là những người đặt viên gạch đầu tiên dựng nên cây cầu hữu nghị giữa các nhà văn Việt Nam và Mỹ sau chiến tranh, tham gia tác động không nhỏ vào tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt- Mỹ. Chủ tịch danh dự của Trung tâm William Joiner hồi đó là Thượng nghị sĩ John Kerry đã thấu hiểu những mong muốn của các nhà văn cựu binh Mỹ là bạn ông và đứng về phía họ. Nhà văn Vũ Tú Nam cũng là nhà thơ Việt Nam đầu tiên xuất hiện trong thơ của Kevin Bowen. Kevin nói: "Vũ Tú Nam đã thay đổi tôi rất nhiều trong cách nhìn về những nhà văn cộng sản". Bởi thế, hình ảnh nhà văn Vũ Tú Nam hiện lên trong thơ Kevin giống như một "thiền sư" ngập tràn tinh thần văn hóa Việt: Ðêm nay, đêm trà sen/Dâng chén, dâng ngang mày/Gương mặt ông khuất khuất/Trong hương trà ngây ngất/Như dòng sông nhẹ trôi (Trà sen - tặng Vũ Tú Nam, Nguyễn Quang Thiều dịch).
Một hình ảnh hoàn toàn là Vũ Tú Nam. Ông mang một gương mặt ung dung với một nụ cười hiền từ và lặng lẽ. Lúc nào gặp ông, tôi cũng cảm nhận được bàn tay "rất lớn", dày và ấm của ông đặt lên vai tôi và hỏi thăm tôi công việc sáng tác như cách hỏi thăm của một bậc cha chú. Tôi gọi ông bằng chú, xưng cháu. Cách xưng hô này tôi chỉ dùng với một vài nhà văn lớn tuổi. Tôi có những kỷ niệm vô tình nhưng đặc biệt về ông. Tôi trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam trong nhiệm kỳ ông là Tổng Thư ký Hội Nhà văn (khóa 4). Hồi đó, cứ nộp một cái đơn, rồi đến một ngày thấy giấy mời đến nhận thẻ hội viên mà chẳng biết ai là thành viên hội đồng chuyên môn, lại cũng chẳng quen ai là Ủy viên Ban Chấp hành cả. Cũng trong nhiệm kỳ của mình, nhà văn Vũ Tú Nam cùng Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 4 đã tạo nên một đời sống văn học thật ấn tượng với các giải thưởng được trao cho Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Bến không chồng của Dương Hướng. Và cũng trong nhiệm kỳ đó, tôi đã được ông và Ban Chấp hành trao giải thưởng Hội Nhà văn hằng năm (1993) cho tập thơ Sự mất ngủ của lửa. Nhà thơ Hữu Thỉnh kể, nhà văn Vũ Tú Nam đã gọi ông và "bàn nhau" bằng mọi giá phải trao giải thưởng năm đó cho tập thơ này của tôi. Và hai ông cùng nhà thơ Chính Hữu đã tìm cách thuyết phục Ban Chấp hành Hội Nhà văn năm đó bỏ phiếu cho Sự mất ngủ của lửa. Ngày trao giải là ngày đầu tiên tôi tiếp xúc trực tiếp với ông. Trước đó, tôi chưa một lần tiếp xúc với ông như thế, kể cả khi tôi dự lễ kết nạp hội viên năm 1991. Trước lễ trao giải, nhà văn Vũ Tú Nam bước đến bắt tay chúc mừng tôi. Ông khen tập thơ của tôi và nói một câu làm tôi thật sự "choáng váng" vì hạnh phúc. Nhưng có lẽ khi nào viết hồi ký tôi mới viết chuyện đó ra. Rồi ông nói với tôi, hãy cứ thế mà viết và viết tự do hơn nữa, đừng phụ thuộc điều gì ngoài thơ ca. Ông bảo, rồi sẽ có những ý kiến trái ngược về tập thơ của tôi nhưng đó là điều rất bình thường. Hồi đó, tôi mới ngoài 30 tuổi, nên những lời động viên, dặn dò của ông thật sự vô cùng quan trọng. Và tôi đã im lặng để viết cho tới bây giờ, không nói lại một lời với những ý kiến phê phán tập thơ đó.
Đến một ngày tôi được phân công về Nhà xuất bản Hội Nhà văn làm Giám đốc, nơi nhà văn Vũ Tú Nam từng làm Giám đốc khi tôi còn là một chàng trai lơ ngơ và khi nhà xuất bản còn mang cái tên là Nhà xuất bản Tác phẩm mới. Sau đó ông đi từ nhà xuất bản ở phố Nguyễn Du đến phố Nguyễn Ðình Chiểu trở thành người đứng đầu Hội Nhà văn Việt Nam. Những năm tháng đó, Nhà xuất bản Tác phẩm mới là nơi cho ra đời nhiều tác phẩm văn học Việt Nam đương đại quan trọng. Nếu quan sát cách sống của ông, ít ai nghĩ rằng nhà văn Vũ Tú Nam lại là người mở rộng bàn tay để đón chào những tác phẩm văn học đổi mới một cách mạnh mẽ và đột phá khi ông làm Giám đốc Nhà xuất bản và cả khi ông là người đứng đầu Hội Nhà văn. Bởi trong cuộc sống, ông luôn sống với một phong thái điềm đạm, lịch lãm và tinh tế. Văn chương của ông đã chứa đựng cốt cách, văn hóa và tình yêu con người như Sống với thời gian hai chiều, Mùa xuân tiếng chim, Văn ngan tướng công... Tôi mang cảm giác ông là người không có khả năng nổi giận và mọi sự náo động hay cực đoan khi lọt vào con người ông đều được hóa giải và trở nên yên bình. Thế nhưng có những tác phẩm của ông lại "vũ bão" hơn phong cách sống điềm đạm của ông cũng như ông là người có khả năng đón nhận những tác phẩm "gai góc" của văn học trong thời kỳ đổi mới. Ðấy là một điều đặc biệt của ông và cũng là sự đóng góp lớn của ông với văn học. Một đóng góp rất lớn nữa của ông chính là nhân cách của ông - nhân cách của một con người và nhân cách của một người cầm bút.
Theo Nguyễn Quang Thiều - NDĐT
Khi được hỏi lý do nào thôi thúc bà hoàn thành cuốn tiểu thuyết dã sử về Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, nhà văn Lê Phương Liên tâm sự rằng: “Tôi hăng hái ngồi bên bàn phím, viết đêm viết ngày như là nhập đồng, như là có một nguồn lực siêu nhiên nào thôi thúc”.
HỒ ANH THÁI
Tình yêu quê hương, tình yêu gia đình, những khám phá thú vị trong cuộc sống xa xứ là điểm chung trong hai tác phẩm “Bốn mùa hoang vu xứ kiwi” và “3,1kg hạnh phúc” của hai tác giả trẻ Trần Băng Khuê và Mai Thanh Nga cho bạn đọc thấy được phong vị của những vùng đất khác nhau cũng như cuộc sống của những người Việt trẻ xa xứ.
Sức viết của nhà thơ ngoài lục thập Đinh Ngọc Diệp (sinh năm 1956) có dấu hiệu mạnh lên khi trước thềm xuân mới, ông ra mắt tập “Hành trình 6” (NXB Hội Nhà văn).
Sau giải thưởng văn xuôi của Hội Nhà văn Việt Nam, mới đây, đạo diễn Xuân Phượng tiếp tục nhận thêm giải thưởng văn xuôi của Hội Nhà văn TPHCM cho hồi ký Gánh gánh… gồng gồng… (NXB Văn hóa - Văn nghệ). Tác phẩm đã phần nào khắc họa chân dung của tầng lớp trí thức Việt Nam trong 2 giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
“Duyên” - tôi biết đến tác giả Nguyên Phong từ cuốn sách Đường mây qua xứ tuyết . Tôi cũng đọc qua về tiểu sử, con đường sự nghiệp của ông. Thật đáng để ngưỡng mộ!
Nhà thơ, nhà báo Vương Tâm vừa ra mắt tuyển “Thơ chọn Vương Tâm” (NXB Hội Nhà văn), với 180 bài thơ và một số bức tranh minh họa của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều.
Nhắc tới nhà văn Nguyễn Văn Thọ, bạn văn thường nhớ tới tiểu thuyết “Quyên”; các tập truyện ngắn: “Gió lạnh”, “Vàng xưa”, “Hương mĩ nhân”, “Vườn mộng”; các tập bút ký và tản văn: “Đào ở xứ người”, “Đầu ngọn sóng”… Ông còn sáng tác thơ, vẽ và viết kịch bản phim… Nhớ về thời hoa niên nhiều ước vọng, ánh mắt ông lấp lánh niềm vui.
“Sống mãi trên quê hương anh hùng” (NXB Quân đội nhân dân, 2021) là cuốn sách được viết theo thể loại truyện ký, về cuộc đời của một người anh hùng đã cống hiến tuổi thanh xuân cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đó là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Kim Vang - hình ảnh đại diện cho một thế hệ thanh niên lớn lên trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, sẵn sàng hy sinh không tiếc tuổi thanh xuân, xương máu của mình cho hòa bình, thống nhất của dân tộc...
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là tác phẩm quen thuộc với nhiều thế hệ bạn đọc. Đến nay, mặc dù đã được phổ biến rộng rãi, nhưng không phải mọi cắt nghĩa về nó đã thật thấu đáo, thuyết phục.
Nỗ lực không ngừng nghỉ của các nhà nghiên cứu lý luận văn học Việt Nam trong nhiều thập niên qua là giới thiệu, nghiên cứu, tổng thuật các hệ thống lý thuyết để vận dụng vào nghiên cứu thực tiễn văn học.
Với 17 truyện ngắn gọn gàng, tập truyện ngắn “Gió thổi trước hiên nhà” vừa được NXB Văn học ấn hành, mở ra một thế giới ngổn ngang, đa tạp của cuộc sống đời thường từ miền quê đến phố thị với đủ mọi cung bậc cảm xúc, những cảnh đời buồn vui, đặc biệt là những thân phận đàn bà nhọc nhằn, cay đắng.
Nhãn sách Văn sử tinh hoa thuộc Công ty TNHH Sách và Truyền thông Việt Nam (Tri Thức Trẻ Books) vừa phát hành cuốn "Phong vị xuân xưa - Ngày xuân xem sách biết việc cổ kim". Tác phẩm được sưu tầm, tuyển chọn từ nhiều cuốn sách, báo, tạp chí trong giai đoạn từ 1920 đến khoảng 1945.
Mấy năm gần đây, nhiều danh tác Việt đã được phát hành lại, mang đến cho độc giả hiện đại cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn các ấn phẩm có tuổi đời trên dưới một thế kỷ. Không đơn thuần là “bình mới rượu cũ”, nỗ lực này còn mang tính gợi mở, góp phần định vị, thúc đẩy đa dạng chiều kích văn chương.
“Bốn nhà văn nhà số 4”, NXB Hội Nhà văn, của nhà phê bình Ngô Thảo dày dặn, chia làm bốn phần, tập hợp 35 bài viết của tác giả về bốn nhân vật văn chương nổi tiếng mà sự nghiệp gắn liền với ngôi nhà số 4 phố Lý Nam Đế - tạp chí Văn nghệ quân đội. Đó là Nguyễn Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu và Thu Bồn.
Truyện ngắn đối với những tác giả trẻ, mới viết văn, nhiều người tự khám phá mình, bao giờ cũng qua một thử thách. Dương Hương - một tác giả trẻ vừa cho ra mắt tập truyện ngắn “Giá của đàn bà” với nhiều cảm xúc mới mẻ. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của nhà văn Trung Trung Đỉnh về tập truyện ngắn , của tác giả Dương Hương, do Liên Việt ấn hành.
Cầm trên tay cuốn “Thời xuân sắc” của nhà văn Huệ Ninh (NXB Thế giới, 2020) - hồi ký của một người phụ nữ bình thường, tôi thật sự xúc động và còn thấy tiếc, tự hỏi sao sách không dày hơn nữa.
“Nấp” trong nhà báo Trần Nhật Minh với vẻ ngoài “đồ sộ, quánh màu nước thời gian”, là trái tim thi sĩ nhiều rung động. Cho nên, có lẽ đã lần lữa mãi, thì cũng phải đến ngày tâm hồn chật căng, buộc phải tỏa lan hương chất mà tháng năm cuộc đời mình đã trầm tích.
“Hừng Đông” viết về “đêm trước” của cách mạng Việt Nam, giai đoạn trước khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) đến cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Trong bối cảnh ấy, nhà văn không chạy theo sự kiện, biến cố, mà hướng tới con người cụ thể với tư cách một nhân vật văn học - chiến sĩ Cộng sản Phan Đăng Lưu.
“Lắng đọng và suy nghĩ” (NXB KH&KT, 2020) cái tên sách khiêm tốn của Tạ Quang Ngọc trở nên cuốn hút tôi. Và sự chắt lọc trí tuệ, cũng như chân thành cảm xúc, chân thành tự bạch trong cuốn sách này đã không chỉ khiến tôi cảm phục tác giả, mở mang tri thức, mà còn nâng thêm cho mình bản lĩnh, bồi đắp tình yêu con người, tình yêu đối với quê hương đất nước và sự nghiệp cách mạng.