Để nhã nhạc cung đình Huế “sống lại” như ngày hôm nay, có công rất lớn của cụ Lữ Hữu Thi- nhạc công cuối cùng của triều Nguyễn. Cụ đã âm thầm, kiên trì vượt qua khó khăn trước những thăng trầm của lịch sử để giữ gìn và trao truyền ngọn lửa nhã nhạc, đưa nhã nhạc từ chỗ bị lãng quên trở thành di sản của nhân loại.
Phục vụ nhã nhạc cho hai đời vua
Ở tuổi 105, mặc dù sức khỏe đã yếu nhưng đầu óc của cụ Lữ Hữu Thi vẫn khá minh mẫn. Tiếp chuyện tôi trong căn nhà nhỏ ở thôn Thế Lại Thượng, xã Hương Vinh (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên- Huế), cụ Thi vẫn nhớ rõ những ngày tháng cụ được vào cung phục vụ nhã nhạc cho các đời vua Khải Định và Bảo Đại.
Sinh ra trong một gia đình có ông nội và bố là những nhạc công nhã nhạc, nên từ khi còn để chỏm cụ Thi đã làm quen với đàn nhị, đàn tam, đàn nguyệt, đàn tỳ bà, địch, phách tiền, tam âm, trống bản, sáo… và những điệu ca tài tử xứ Huế. Mới 8 tuổi cụ đã sử dụng thành thạo các nhạc cụ và thuộc làu những điệu ca tài tử. Lên 10 tuổi, cụ đã cùng người thân trong nhà đi biểu diễn nhã nhạc phục vụ cho các lễ cúng trong dân gian để kiếm sống.
Nghề biểu diễn nhã nhạc phục vụ cho các lễ cúng thu nhập không đủ sống nên cụ Thi học thêm nghề kim hoàn. Nhờ năng khiếu bẩm sinh cộng thêm sự chuyên cần học hỏi nên chỉ một thời gian ngắn sau đó cụ đã trở thành thợ kim hoàn nổi tiếng và được triều đình mời vào cung chế tác các vật dụng bằng vàng.
Cơ duyên khiến cụ Thi được tham gia phục vụ nhã nhạc cho hai triều vua đến từ dịp cụ vào cung chế tác chiếc ly bằng vàng cho công chúa đầu của vua Khải Định. Một lần tình cờ phát hiện nhạc công biểu diễn nhã nhạc phục vụ cho công chúa đánh sai bản nhạc, cụ lên tiếng với công chúa. Được lệnh, cụ lần lượt biểu diễn tất cả các nhạc cụ một cách bài bản và được công chúa hết lời khen ngợi.
Biết đến tài năng của cụ Thi, vua Khải Định cho cụ vào đội nhạc Hòa Thanh của triều đình. Từ đó, cụ thường xuyên biểu diễn nhã nhạc phục vụ vua Khải Định và hoàng thân cũng như phụ vụ các lễ tế lớn của triều đình như lễ tế Giao, lễ tế đàn Xã Tắc... Đến thời vua Bảo Đại, ngoài biểu diễn nhã nhạc phụ vụ cho nhà vua và các lễ tế, cụ Thi cùng những nhạc công trong ban nhạc còn biểu diễn phục vụ các quan khách người Pháp.
Cách mạng tháng Tám thành công, sự sụp đổ của triều Nguyễn khiến ban nhạc Hòa Thanh bị giải thể. Trong khi những nhạc công khác trong ban nhạc đều bỏ nghề để mưu sinh bằng những công việc khác, cụ Thi vẫn đắm đuối với nhã nhạc. Cụ đi biểu diễn nhã nhạc phục vụ cho các lễ cúng trong dân gian để vừa kiếm sống vừa giữ gìn loại hình nghệ thuật truyền thống này. Thu nhập từ hoạt động biểu diễn này rất ít ỏi nhưng cụ luôn tự động viên mình phải chấp nhận khổ cực để giữ lại nét văn hóa truyền thống của cha ông.
Khi nhã nhạc cung đình Huế có dự án khôi phục, cụ Thi đóng góp rất nhiều công sức cho hoạt động này. Tuổi cao sức yếu nhưng cụ vẫn ngày đêm đứng ra truyền nghề cho lực lượng nhạc công Đội nhã nhạc cung đình Huế và những người khác đam mê nhã nhạc. Sự đóng góp của cụ đưa nhã nhạc cung đình Huế từ chỗ bị lãng quên đã “sống lại” và được công nhận là kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.
“Cha truyền con nối” giữ gìn nghệ thuật truyền thống
Hiếm có nghệ nhân nghệ thuật truyền thống nào ở Huế cũng như ở Việt Nam lại được đông đảo con cháu, chắt nối nghiệp như cụ Thi. Cả 4 người con trai của cụ đều sinh ra khi nhã nhạc cung đình Huế đang đứng trước nguy cơ thất truyền do mất đi không gian diễn xướng, hàng loạt nhạc công bỏ nghề vì sức ép áo cơm.
“Lúc đó nghề nhạc công nhã nhạc phụ vụ các lễ cúng trong dân gian của tui thu nhập ba cọc ba đồng nhưng tui vẫn truyền dạy nhã nhạc cho con. Lúc đó tui nghĩ việc truyền dạy này không phải để con mình làm nghề mưu sinh mà là để chúng cùng mình giữ gìn nhã nhạc cho thế hệ sau”- cụ Thi kể.
Nghệ nhân nhã nhạc Lữ Hữu Viên (70 tuổi, con trai trưởng của cụ Thi) cho biết, từ năm 10 tuổi, ông đã được bố truyền nghề. Ban ngày ông đến trường học chữ, ban đêm học nhã nhạc từ bố. Ông Viên kể, lúc đó nhã nhạc không còn thịnh hành nữa nhưng ông vẫn học nghề một cách đam mê. “Được bố truyền dạy bài bản nên tui sớm sử dụng thành thạo những nhạc cụ và thuộc làu những điệu ca tài tử xứ Huế. Lớn lên, có nhiều lựa chọn về nghề nghiệp nhưng tui quyết định theo bố đi biểu diễn phục vụ các lễ cúng trong dân gian để thỏa nỗi đam mê”- ông Viên nhớ lại.
Nhiều năm trở lại đây, ông Viên miệt mài tham gia hướng dẫn, truyền dạy nhã nhạc cho nhiều nhạc công nhã nhạc cung đình Huế. Cũng như ông Viên, 3 người em trai của ông là Lữ Hữu Báu, Lữ Hữu Thiệu, Lữ Hữu Thành đều được cụ Thi truyền dạy nhã nhạc từ nhỏ và đều là những nhạc công nhã nhạc có tên tuổi ở Huế.
Ngoài 4 người con trai, cụ Thi còn truyền dạy nhã nhạc cho 7 người cháu nội và 6 người chắt nội của mình. Trong đó, 2 người cháu là Lữ Hữu Ngọc, Lữ Hữu Quang (con ông Viên) và người chắt Lữ Hữu Tô (con anh Ngọc) hiện là những nhạc công nhã nhạc của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế. Cháu Lữ Hữu Vinh (con anh Quang) hiện mới 10 tuổi nhưng đã theo học nhã nhạc từ cụ Thi gần 1 năm nay. Mỗi ngày Vinh đều giành 1-2 giờ đồng hồ học đánh đàn, thổi sáo, gõ trống do cụ Thi truyền dạy. “Cháu cảm thấy rất thích thú với những nhạc cụ này nên càng học càng mê”- Vinh chia sẻ.
Nhìn đứa chắt đang mê mẩn học chơi đàn nguyệt, cụ Thi cười mãn nguyện: “Để lớp trẻ thực sự đam mê học hỏi, điều quan trọng là phải làm cho chúng hiểu và cảm nhận được cái hay, cái đẹp của nhã nhạc, từ đó chúng có ý thức giữ gìn, phát huy loại hình nghệ thuật truyền thống này. Mấy đứa cháu, chắt của tui cũng như tui rứa, ngày mô không đánh đàn, gõ trống là trong người bứt rứt khó chịu”.
Theo danviet.vn
Sáng ngày 04/5, Trường Cao đẳng Huế tổ chức Hội nghị quán triệt Chỉ thị 42-CT/TU ngày 08/8/2023 của Ban thường vụ Tỉnh ủy và thông tin về định hướng xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và hưởng ứng Lễ phát động ủng hộ Quỹ Bảo tồn Di sản Huế.
Chiều 3/5 tại UBND xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, Hội Nhà văn Thừa Thiên phối hợp UBND xã Vinh Xuân tổ chức khai mạc Trại sáng tác Văn học “Vinh Xuân – Mùa biển gọi” năm 2024.
Tối 29/4/2024, tại bãi tắm Thuận An, phường Thuận An - TP Huế đã diễn ra chương trình Thuận An Biển gọi năm 2024.
Tối 27/04, tại Công viên Thương Bạc, thành phố Huế đã diễn ra khai mạc Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024 với chủ đề “Ẩm thực Huế với bốn phương”.
Thực hiện Kế hoạch 168-KH/BTCTW, ngày 04/4/2024 của Ban Tổ chức Trung ương về tổ chức Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ IX - năm 2024, nhằm tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng trên các phương tiện thông tin đại chúng và mở rộng phạm vi, tầm ảnh hưởng sâu rộng của Giải báo chí về xây dựng Đảng; Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Giải báo chí về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ III - năm 2024.
Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại do Ban Chỉ đạo Công tác Thông tin đối ngoại Trung ương tổ chức hàng năm nhằm ghi nhận, tôn vinh các tác giả/nhóm tác giả có tác phẩm/sản phẩm xuất sắc trong lĩnh vực thông tin đối ngoại (TTĐN).
Với định hướng đưa thành phố Huế trở thành một trong những thành viên của Mạng lưới thành phố sáng tạo UNESCO trong lĩnh vực sáng tạo ẩm thực vào năm 2025, “Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024” được UBND thành phố Huế tổ chức nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực Huế, hướng đến tổ chức thường niên để phục vụ người dân địa phương, khách du lịch trong nước và quốc tế.
Sáng ngày 21/4, tại đường Lê Duẩn (TP Huế) đã diễn giải chạy thứ 18 trong hệ thống giải VnExpress Marathon do Báo VnExpress, Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT phối hợp tổ chức.
Tối 19/4, tại phố đi bộ đường Hai Bà Trưng (TP. Huế), Sở Du lịch tổ chức sự kiện “Huế - Chào hè 2024”. Đến dự chương trình có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.
Sáng ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh đã diễn ra Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024.
Chiều 12/4, UBND huyện Phú Lộc vừa tổ chức buổi họp báo chương trình kỷ niệm “Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới - 15 năm Xây dựng và Phát triển”.
Sáng ngày 10/4, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với Ban Bảo trợ Điện Huệ Nam và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức khai hội Lễ hội Điện Huệ Nam 2024. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ lễ hội mùa hạ Festival Huế 2024.
Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp Quốc gia với chủ đề “Tự hào một dải biên cương lần thứ III” do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức.
Chiều ngày 06/4, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Công ty TNHH năng lượng môi trường EB Thừa Thiên Huế tổ chức lễ Khánh thành dự án Nhà máy điện rác Phú Sơn.
Chiều ngày 6/4, tỉnh Thừa Thiên Huế vinh dự đón đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ cùng lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành Trung ương đến tham dự Lễ khởi khởi công Dự án Đầu tư xây dựng bến Tổng hợp - container số 4 và số 5 cảng Vsico Chân Mây, tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.
Sáng ngày 06/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế giai đoạn 2 thuộc Bệnh viện Trung ương Huế - một trong 5 bệnh viện hạng đặc biệt được Chính phủ và Bộ Y tế lựa chọn để nâng cấp trở thành bệnh viện ngang tầm quốc tế.
Sáng ngày 06/4, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024 nhằm công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung đô thị đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cũng như giới thiệu, quảng bá tiềm năng, lợi thế, định hướng phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế đến với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.