Để nhã nhạc cung đình Huế “sống lại” như ngày hôm nay, có công rất lớn của cụ Lữ Hữu Thi- nhạc công cuối cùng của triều Nguyễn. Cụ đã âm thầm, kiên trì vượt qua khó khăn trước những thăng trầm của lịch sử để giữ gìn và trao truyền ngọn lửa nhã nhạc, đưa nhã nhạc từ chỗ bị lãng quên trở thành di sản của nhân loại.
Phục vụ nhã nhạc cho hai đời vua
Ở tuổi 105, mặc dù sức khỏe đã yếu nhưng đầu óc của cụ Lữ Hữu Thi vẫn khá minh mẫn. Tiếp chuyện tôi trong căn nhà nhỏ ở thôn Thế Lại Thượng, xã Hương Vinh (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên- Huế), cụ Thi vẫn nhớ rõ những ngày tháng cụ được vào cung phục vụ nhã nhạc cho các đời vua Khải Định và Bảo Đại.
Sinh ra trong một gia đình có ông nội và bố là những nhạc công nhã nhạc, nên từ khi còn để chỏm cụ Thi đã làm quen với đàn nhị, đàn tam, đàn nguyệt, đàn tỳ bà, địch, phách tiền, tam âm, trống bản, sáo… và những điệu ca tài tử xứ Huế. Mới 8 tuổi cụ đã sử dụng thành thạo các nhạc cụ và thuộc làu những điệu ca tài tử. Lên 10 tuổi, cụ đã cùng người thân trong nhà đi biểu diễn nhã nhạc phục vụ cho các lễ cúng trong dân gian để kiếm sống.
Nghề biểu diễn nhã nhạc phục vụ cho các lễ cúng thu nhập không đủ sống nên cụ Thi học thêm nghề kim hoàn. Nhờ năng khiếu bẩm sinh cộng thêm sự chuyên cần học hỏi nên chỉ một thời gian ngắn sau đó cụ đã trở thành thợ kim hoàn nổi tiếng và được triều đình mời vào cung chế tác các vật dụng bằng vàng.
Cơ duyên khiến cụ Thi được tham gia phục vụ nhã nhạc cho hai triều vua đến từ dịp cụ vào cung chế tác chiếc ly bằng vàng cho công chúa đầu của vua Khải Định. Một lần tình cờ phát hiện nhạc công biểu diễn nhã nhạc phục vụ cho công chúa đánh sai bản nhạc, cụ lên tiếng với công chúa. Được lệnh, cụ lần lượt biểu diễn tất cả các nhạc cụ một cách bài bản và được công chúa hết lời khen ngợi.
Biết đến tài năng của cụ Thi, vua Khải Định cho cụ vào đội nhạc Hòa Thanh của triều đình. Từ đó, cụ thường xuyên biểu diễn nhã nhạc phục vụ vua Khải Định và hoàng thân cũng như phụ vụ các lễ tế lớn của triều đình như lễ tế Giao, lễ tế đàn Xã Tắc... Đến thời vua Bảo Đại, ngoài biểu diễn nhã nhạc phụ vụ cho nhà vua và các lễ tế, cụ Thi cùng những nhạc công trong ban nhạc còn biểu diễn phục vụ các quan khách người Pháp.
Cách mạng tháng Tám thành công, sự sụp đổ của triều Nguyễn khiến ban nhạc Hòa Thanh bị giải thể. Trong khi những nhạc công khác trong ban nhạc đều bỏ nghề để mưu sinh bằng những công việc khác, cụ Thi vẫn đắm đuối với nhã nhạc. Cụ đi biểu diễn nhã nhạc phục vụ cho các lễ cúng trong dân gian để vừa kiếm sống vừa giữ gìn loại hình nghệ thuật truyền thống này. Thu nhập từ hoạt động biểu diễn này rất ít ỏi nhưng cụ luôn tự động viên mình phải chấp nhận khổ cực để giữ lại nét văn hóa truyền thống của cha ông.
Khi nhã nhạc cung đình Huế có dự án khôi phục, cụ Thi đóng góp rất nhiều công sức cho hoạt động này. Tuổi cao sức yếu nhưng cụ vẫn ngày đêm đứng ra truyền nghề cho lực lượng nhạc công Đội nhã nhạc cung đình Huế và những người khác đam mê nhã nhạc. Sự đóng góp của cụ đưa nhã nhạc cung đình Huế từ chỗ bị lãng quên đã “sống lại” và được công nhận là kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.
“Cha truyền con nối” giữ gìn nghệ thuật truyền thống
Hiếm có nghệ nhân nghệ thuật truyền thống nào ở Huế cũng như ở Việt Nam lại được đông đảo con cháu, chắt nối nghiệp như cụ Thi. Cả 4 người con trai của cụ đều sinh ra khi nhã nhạc cung đình Huế đang đứng trước nguy cơ thất truyền do mất đi không gian diễn xướng, hàng loạt nhạc công bỏ nghề vì sức ép áo cơm.
“Lúc đó nghề nhạc công nhã nhạc phụ vụ các lễ cúng trong dân gian của tui thu nhập ba cọc ba đồng nhưng tui vẫn truyền dạy nhã nhạc cho con. Lúc đó tui nghĩ việc truyền dạy này không phải để con mình làm nghề mưu sinh mà là để chúng cùng mình giữ gìn nhã nhạc cho thế hệ sau”- cụ Thi kể.
Nghệ nhân nhã nhạc Lữ Hữu Viên (70 tuổi, con trai trưởng của cụ Thi) cho biết, từ năm 10 tuổi, ông đã được bố truyền nghề. Ban ngày ông đến trường học chữ, ban đêm học nhã nhạc từ bố. Ông Viên kể, lúc đó nhã nhạc không còn thịnh hành nữa nhưng ông vẫn học nghề một cách đam mê. “Được bố truyền dạy bài bản nên tui sớm sử dụng thành thạo những nhạc cụ và thuộc làu những điệu ca tài tử xứ Huế. Lớn lên, có nhiều lựa chọn về nghề nghiệp nhưng tui quyết định theo bố đi biểu diễn phục vụ các lễ cúng trong dân gian để thỏa nỗi đam mê”- ông Viên nhớ lại.
Nhiều năm trở lại đây, ông Viên miệt mài tham gia hướng dẫn, truyền dạy nhã nhạc cho nhiều nhạc công nhã nhạc cung đình Huế. Cũng như ông Viên, 3 người em trai của ông là Lữ Hữu Báu, Lữ Hữu Thiệu, Lữ Hữu Thành đều được cụ Thi truyền dạy nhã nhạc từ nhỏ và đều là những nhạc công nhã nhạc có tên tuổi ở Huế.
Ngoài 4 người con trai, cụ Thi còn truyền dạy nhã nhạc cho 7 người cháu nội và 6 người chắt nội của mình. Trong đó, 2 người cháu là Lữ Hữu Ngọc, Lữ Hữu Quang (con ông Viên) và người chắt Lữ Hữu Tô (con anh Ngọc) hiện là những nhạc công nhã nhạc của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống cung đình Huế. Cháu Lữ Hữu Vinh (con anh Quang) hiện mới 10 tuổi nhưng đã theo học nhã nhạc từ cụ Thi gần 1 năm nay. Mỗi ngày Vinh đều giành 1-2 giờ đồng hồ học đánh đàn, thổi sáo, gõ trống do cụ Thi truyền dạy. “Cháu cảm thấy rất thích thú với những nhạc cụ này nên càng học càng mê”- Vinh chia sẻ.
Nhìn đứa chắt đang mê mẩn học chơi đàn nguyệt, cụ Thi cười mãn nguyện: “Để lớp trẻ thực sự đam mê học hỏi, điều quan trọng là phải làm cho chúng hiểu và cảm nhận được cái hay, cái đẹp của nhã nhạc, từ đó chúng có ý thức giữ gìn, phát huy loại hình nghệ thuật truyền thống này. Mấy đứa cháu, chắt của tui cũng như tui rứa, ngày mô không đánh đàn, gõ trống là trong người bứt rứt khó chịu”.
Theo danviet.vn
Ngày 19/2 (mùng 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại xã Phú Mậu – TP Huế đã diễn ra lễ Hội truyền thống vật làng Sình. Đông đảo người dân và du khách đến tham gia.
Sáng ngày 18/2 (tức 9 tháng giêng năm Giáp Thìn), tại Trung tâm văn hóa Huyền Trân đã khai mạc lễ hội đền Huyền Trân với chủ đề “Ngưỡng vọng tiền nhân”.
Sáng ngày 16/2, Thừa Thiên huế đã đón 2.816 khách du lịch đến từ nhiều quốc gia cùng 1.188 thuyền viên trên chuyến tàu du lịch quốc tế CELEBRITY SOLSTICE cập cảng Chân Mây.
Sáng 16/2 (tức Mùng 7 tháng Giêng), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ hạ nêu và khai ấn cung chúc tân Xuân Giáp Thìn 2024 tại Triệu Miếu và Thế Miếu thuộc Đại Nội Huế.
Sáng 16/2, UBND tỉnh đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Giáp Thìn 2024 tại khu vực Cồn Dã Viên, thành phố Huế.
Trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, lượng khách đến Huế tham quan các điểm di tích, điểm du lịch tăng cao. Từ ngày 07/02 đến ngày 15/02/2024 (nhằm ngày 28 tháng Chạp đến ngày mồng 06 tháng Giêng) Thừa Thiên Huế đón khoảng 102.000 lượt khách đến tham quan.
Ngày 15/2 (tức mồng 6 Tết Giáp Thìn), hội vật truyền thống làng Thủ Lễ (thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế) chính thức khai hội, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia, cổ vũ.
Sau gần 2 tuần diễn ra với không gian đặc sắc trải dài bên dòng Hương, chiều 14/02/2024, (mồng 5 Tết Giáp Thìn), tại khu vực trước trường Quốc Học Huế, UBND thành phố Huế tổ chức Bế mạc Hội Xuân Giáp Thìn - 2024.
Mô hình hai con rồng chầu mặt nguyệt ở bia Quốc Học Huế được lấy cảm hứng từ ấn "Quốc gia tín bảo", thiết kế tạo ra khí thế hiên ngang, ung dung tự tại giữa mây lành của rồng, như một lời cầu chúc cho một năm mới tốt lành, phát triển và bứt phá dành cho tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế vừa thông tin sẽ mở cửa đón cộng đồng nhân dân và du khách nội địa tham quan miễn phí các điểm di tích thuộc Quần thể di tích cố đô Huế.
Chiều 03/2, tại Công viên Lý Tự Trọng, UBND thành phố Huế tổ chức lễ khai mạc Hội Xuân Giáp Thìn 2024.
Sáng ngày 3/2, Công ty Cổ phần KIM LONG Motors Huế tổ chức Chương trình ra mắt xe Bus thương hiệu KIM LONG và Lễ ký kết hợp đồng, bàn giao xe cho đối tác.
Sáng 02/2, Ban tổ chức Chương trình Tết Huế tổ chức lễ khai mạc Festival Tết Huế và Chương trình tết Huế năm 2024.
Sáng 2/2 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hội Nhà báo Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức Hội báo Xuân Giáp Thìn – 2024 chủ đề “Báo chí Thừa Thiên Huế - Tiên phong, đổi mới trước yêu cầu chuyển đổi số”.
Chiều ngày 1/2, tại Tạp chí Sông Hương, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức triển lãm tranh Mùa Xuân – Con giáp năm 2024.
Sáng 30/1, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi họp báo công bố Thể lệ Giải thưởng VHNT Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VII (2018 - 2023).
Sáng 30/1, Ban tổ chức Chương trình Tết Huế năm 2024 tổ chức họp báo để thông tin về mục đích, ý nghĩa và một số hoạt động trong khuôn khổ chương trình Tết Huế năm 2024.
Sáng ngày 29/1, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh tổ chức buổi gặp mặt hơn 1700 nhân sĩ, trí thức nhân dịp xuân Giáp Thìn 2024.
Sáng ngày 28/1, UBND tỉnh tổ chức phát động phong trào "Ngày Chủ nhật xanh" năm 2024. Tham dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; Giám đốc WWF – Việt Nam, Văn Ngọc Thịnh; các vị trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo tỉnh cùng hơn 1.000 cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên và Nhân dân.
Ngày 26/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 108/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.