Họa sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Hoài Hương được nhiều người biết đến không chỉ vì tài năng của anh, mà cả vì ngôi nhà gỗ đầy phong cách.
Từ những năm cuối thập niên 90, nhiều nghệ sĩ đã quây quần về khu Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TP HCM để tạo một thế giới màu sắc phong phú và đa dạng, như một bức tranh làng quê Việt Nam thu nhỏ.
Chạy dọc hơn 1km theo bờ sông Sài Gòn với chiều rộng khoảng 8 héc-ta, hơn 30 hộ gia đình, làng nghệ nhân Hàm Long đã nổi tiếng với những kiến trúc nhà đẹp của một nhóm họa sĩ lão làng Việt Nam như Bạch Trường Sơn, Lý Khắc Nhu, Hữu Thủ, Hoài Hương…
Những ngôi nhà ở đây chủ yếu làm bằng gỗ quí hiếm mang phong cách của ba miền như nhà Mường của Bắc Bộ, kiến trúc gỗ của Huế, nhà mồ Tây Nguyên... Một trong những ngôi nhà đẹp nhất khu Hàm Long là nhà của họa sĩ Hoài Hương.
Không chỉ những nổi tiếng với nhiều bức tranh có cá tính, họa sĩ Hoài Hương còn được nhiều người biết đến bởi các công trình kiến trúc vừa mang tính ứng dụng cao mà không kém phần tao nhã. Sự đan xen giữa kiến trúc và hội họa được kết tinh lại trong không gian của Nguyen Art Garden (Q.2, TP.HCM).
Cổng nhà tuyệt đẹp xanh rợp cây xanh, điệu đà với dàn hoa giấy đỏ trắng và mái ngói cong cong của họa sĩ Hoài Hương.
Đây là vừa nơi ở, nơi làm việc, sáng tạo nghệ thuật vừa là không gian để du khách thưởng ngoạn không gian nhà vườn mang đậm phong cách kiến trúc Việt.
Đằng sau cánh cổng uy nghi là không gian nhà vườn Huế thuần khiết.
Với công trình tâm huyết này, Hoài Hương đã sử dụng kết cấu gỗ và gạch, một kỹ thuật xây nhà có truyền thống lâu đời của Việt Nam. Bên cạnh đó, toàn bộ khu nhà đều được dựng bằng hệ thống vì kèo, làm từ những thân gỗ quý mà anh sưu tầm được. Ngôi nhà được chia thành 3 khu: không gian sống, không gian tiếp khách và khu vực bờ sông. Gian tiếp khách và gian riêng của gia đình được nối với nhau bằng một trường lang bao quanh ao sen.
Phải nói dù mang phong cách nhà vườn Huế rất thuần khiết, nhưng ở mỗi góc của ngôi nhà, Hoài Hương đều đưa vào những biến tấu nhỏ từ các vật trang trí đến cách điều phối ánh sáng khiến ngôi nhà trở nên hiện đại, sang trọng. Cảnh vật tuy tĩnh tại nhưng không lạnh lùng mà ngược lại, rất gần gũi.
Gian tiếp khách cũng là nơi họa sĩ Hoài Hương làm việc.
Gian này được trang trí bằng những món đồ cổ mà chủ nhân đã sưu tầm được và cũng là nơi anh trưng bày những tác phẩm của mình.
Dù mang phong cách nhà vườn Huế rất thuần khiết, nhưng họa sĩ Hoài Hương đưa vào một vài biến tấu nhỏ từ vật trang trí, cách điều phối ánh sáng khiến ngôi nhà trở nên hiện đại, sang trọng.
Ở công trình Nguyên’s Art của Hoài Hương, mọi sự sắp đặt đều được cân nhắc kỹ lưỡng theo phong thủy. Anh cho biết tất cả gian nhà đều có ao sen ở giữa như trọng tâm vừa là nơi để thoát nước, tượng trưng cho việc đào thải những điều không hay, đồng thời giúp đón khí trời trong lành và những điều tốt đẹp.
Nét đẹp độc đáo chính là dãy trường lang nối khu nhà ở với khu nhà tiếp khách được bao quanh bởi ao sen.
Dãy trường lang và ao sen có thiết kế kết hợp phong thủy chặt chẽ.
Trường lang được xây dựng hoàn toàn bằng hệ thống vì kèo, mái ngói và sử dụng vật liệu gỗ quý.
Theo kiến trúc Huế, nhà lợp mái ngói "vỏ cua" bằng đất nung xoa dịu cái nắng, cái rét, cản lại những giọt mưa tạt vào trong nhà.
Sát cạnh trường lang là đài vọng cảnh tam cấp.
Xung quanh ngôi nhà có nhiều không gian chòi nghỉ ngơi, thư giãn.
Chòi tứ giác cạnh sát bờ sông. Đối với họa sĩ Hoài Hương, âm thanh sông nước là thứ âm thanh dễ chịu, ôn hòa nhất mà ông rất yêu thích.
Đầu tư cho công trình tâm huyết, Hoài Hương mong muốn có một nơi vừa để thư giãn và thỏa sức sáng tạo vừa có thể giới thiệu cho bạn bè quốc tế tinh hoa văn hóa của dân tộc. Xa hơn, nhà vườn Huế Nguyên’s Art của họa sĩ Hoài Hương cùng những công trình của các họa sĩ khác tại Hàm Long sẽ trở thành không gian nghệ thuật lý tưởng để đào tạo lớp họa sĩ tương lai và cho du khách tới thăm quan.
Theo hn.eva.vn
Sáng ngày 17/4, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ tiếp nhận cổ vật đấu giá thành công ở nước ngoài do Tập đoàn Sunshine hiến tặng và thực hiện Trưng bày Mũ quan đại thần và Áo Nhật bình cung tần triều Nguyễn tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.
Tối ngày 16/4, tại Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Âm sắc Huế”. Đây là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Festival Huế 2022 và hướng đến chào mừng ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chiều 15/4 tại UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban Tổ chức Festival Huế 2022 và Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam đã tổ chức Lễ ký kết hợp đồng tài trợ, tham gia quảng bá thương hiệu với danh vị Nhà tài trợ Vàng.
Sáng 16/4, tại công viên Tứ Tượng, TP Huế, Ban Tổ chức Festival Huế 2022 đã tổ chức khai mạc lễ hội Diều Huế 2022 “Những cánh bay Việt Nam”.
Sáng ngày 13/4 tại Nhà sáng tác Đại Lải, tỉnh Vĩnh Phúc, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ bế mạc trại sáng tác VHNT Đại Lải năm 2022.
Chiều 12/4, tại Viện Pháp tại Huế đã diễn ra khai mạc triển lãm “Spraying Board Vietnam”. Triển lãm là thành quả hợp tác giữa Viện Pháp tại Việt Nam và Hội Superposition tại Lyon, Pháp nhằm giới thiệu sự giao thoa giữa trượt ván và nghệ thuật đường phố.
Sáng ngày 12/04, Nhân kỷ niệm 85 năm ngày tuần báo Nhành Lúa (15/01/1937 – 15/01/2022) và tuần báo Kinh tế Tân văn ra số đầu tiên (9/01/1937 – 9/01/2022), Hội Nhà báo tỉnh phối hợp với Báo Thừa Thiên Huế, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh và các cơ quan ban ngành liên quan tổ chức hội thảo khoa học “ Vai trò chủ đạo của báo Nhành Lúa và Kinh tế tân văn trong Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936 – 1939) ở Thừa Thiên Huế”.
Ủy ban Nhân dân thành phố Huế vừa ban hành kế hoạch tổ chức Festival Thuận An Biển gọi năm 2022.
Ngày 05/4/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Thiết lập và phát triển Tủ sách Huế” giai đoạn 2022-2025.
Ngày 01/4, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã ký văn bản đồng ý chủ trương tiếp nhận hai cổ vật: Mũ quan Triều Nguyễn và Áo Nhật Bình do Tập đoàn Sunshine đấu giá thành công ở Tây Ban Nha hiến tặng cho tỉnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Kế hoạch số 132/KH-UBND tổ chức Hội chợ thương mại Festival Huế năm 2022.
Chiều 01/4, tại Gác Trịnh đã diễn ra Triển lãm “Gác Trịnh và những người bạn” nhân kỉ niệm 21 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (01/4/2001 – 01/4/2022) và 10 năm thành lập Gác Trịnh.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng App (Ứng dụng) có tên “Di tích Huế” nhằm hỗ trợ du khách tham quan Huế thuận tiện trong việc di chuyển và tìm kiếm các điểm đến trong Hoàng Cung Huế.
Ban tổ chức Festival Huế vừa có thông báo quyết định thay đổi thời gian diễn ra Tuần lễ Festival Huế 2022 từ ngày 25/6 đến 30/6/2022 thay vì diễn ra từ ngày 9 đến 13/4 như dự kiến.
Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Huế vừa phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế và UBND các phường, xã tiến hành khảo sát, thống nhất phương án điều chỉnh hồ sơ một số di tích đã được xếp hạng trên địa bàn thành phố Huế.
Sáng 30/3, tại công viên Tứ Tượng – TP Huế đã diễn ra trưng bày Hội sách Alpha Books năm 2022 do Công ty cổ phần Sách Alpha (Alpha Books) tổ chức.
Sáng 30/3, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật phối hợp với UBND huyện Phong Điền khai mạc trại sáng tác “Giấc mơ Phong Điền”.
Sáng 27/3, tại Nghinh Lương Đình, thành phố Huế, Sở Văn hóa và Thể thao đã tổ chức Lễ phát động 'Cuộc vận động Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại'; Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân 27/3 và Khai mạc Giải Việt dã truyền thống lần thứ 30 năm 2022.
Sáng 27/3, Trường Tiểu học Điền Lộc, huyện Phong Điền, Huyện đoàn Phong Điền phối hợp với Đoàn Trường Đại học Nghệ thuật Huế tổ chức Hội thi Mỹ thuật với chủ đề “Tuổi trẻ Thừa Thiên Huế với quê hương, đất nước”, “Trường học xanh - sạch - sáng, 4 mùa hoa”.