Họa sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Hoài Hương được nhiều người biết đến không chỉ vì tài năng của anh, mà cả vì ngôi nhà gỗ đầy phong cách.
Từ những năm cuối thập niên 90, nhiều nghệ sĩ đã quây quần về khu Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, TP HCM để tạo một thế giới màu sắc phong phú và đa dạng, như một bức tranh làng quê Việt Nam thu nhỏ.
Chạy dọc hơn 1km theo bờ sông Sài Gòn với chiều rộng khoảng 8 héc-ta, hơn 30 hộ gia đình, làng nghệ nhân Hàm Long đã nổi tiếng với những kiến trúc nhà đẹp của một nhóm họa sĩ lão làng Việt Nam như Bạch Trường Sơn, Lý Khắc Nhu, Hữu Thủ, Hoài Hương…
Những ngôi nhà ở đây chủ yếu làm bằng gỗ quí hiếm mang phong cách của ba miền như nhà Mường của Bắc Bộ, kiến trúc gỗ của Huế, nhà mồ Tây Nguyên... Một trong những ngôi nhà đẹp nhất khu Hàm Long là nhà của họa sĩ Hoài Hương.
Không chỉ những nổi tiếng với nhiều bức tranh có cá tính, họa sĩ Hoài Hương còn được nhiều người biết đến bởi các công trình kiến trúc vừa mang tính ứng dụng cao mà không kém phần tao nhã. Sự đan xen giữa kiến trúc và hội họa được kết tinh lại trong không gian của Nguyen Art Garden (Q.2, TP.HCM).
Cổng nhà tuyệt đẹp xanh rợp cây xanh, điệu đà với dàn hoa giấy đỏ trắng và mái ngói cong cong của họa sĩ Hoài Hương.
Đây là vừa nơi ở, nơi làm việc, sáng tạo nghệ thuật vừa là không gian để du khách thưởng ngoạn không gian nhà vườn mang đậm phong cách kiến trúc Việt.
Đằng sau cánh cổng uy nghi là không gian nhà vườn Huế thuần khiết.
Với công trình tâm huyết này, Hoài Hương đã sử dụng kết cấu gỗ và gạch, một kỹ thuật xây nhà có truyền thống lâu đời của Việt Nam. Bên cạnh đó, toàn bộ khu nhà đều được dựng bằng hệ thống vì kèo, làm từ những thân gỗ quý mà anh sưu tầm được. Ngôi nhà được chia thành 3 khu: không gian sống, không gian tiếp khách và khu vực bờ sông. Gian tiếp khách và gian riêng của gia đình được nối với nhau bằng một trường lang bao quanh ao sen.
Phải nói dù mang phong cách nhà vườn Huế rất thuần khiết, nhưng ở mỗi góc của ngôi nhà, Hoài Hương đều đưa vào những biến tấu nhỏ từ các vật trang trí đến cách điều phối ánh sáng khiến ngôi nhà trở nên hiện đại, sang trọng. Cảnh vật tuy tĩnh tại nhưng không lạnh lùng mà ngược lại, rất gần gũi.
Gian tiếp khách cũng là nơi họa sĩ Hoài Hương làm việc.
Gian này được trang trí bằng những món đồ cổ mà chủ nhân đã sưu tầm được và cũng là nơi anh trưng bày những tác phẩm của mình.
Dù mang phong cách nhà vườn Huế rất thuần khiết, nhưng họa sĩ Hoài Hương đưa vào một vài biến tấu nhỏ từ vật trang trí, cách điều phối ánh sáng khiến ngôi nhà trở nên hiện đại, sang trọng.
Ở công trình Nguyên’s Art của Hoài Hương, mọi sự sắp đặt đều được cân nhắc kỹ lưỡng theo phong thủy. Anh cho biết tất cả gian nhà đều có ao sen ở giữa như trọng tâm vừa là nơi để thoát nước, tượng trưng cho việc đào thải những điều không hay, đồng thời giúp đón khí trời trong lành và những điều tốt đẹp.
Nét đẹp độc đáo chính là dãy trường lang nối khu nhà ở với khu nhà tiếp khách được bao quanh bởi ao sen.
Dãy trường lang và ao sen có thiết kế kết hợp phong thủy chặt chẽ.
Trường lang được xây dựng hoàn toàn bằng hệ thống vì kèo, mái ngói và sử dụng vật liệu gỗ quý.
Theo kiến trúc Huế, nhà lợp mái ngói "vỏ cua" bằng đất nung xoa dịu cái nắng, cái rét, cản lại những giọt mưa tạt vào trong nhà.
Sát cạnh trường lang là đài vọng cảnh tam cấp.
Xung quanh ngôi nhà có nhiều không gian chòi nghỉ ngơi, thư giãn.
Chòi tứ giác cạnh sát bờ sông. Đối với họa sĩ Hoài Hương, âm thanh sông nước là thứ âm thanh dễ chịu, ôn hòa nhất mà ông rất yêu thích.
Đầu tư cho công trình tâm huyết, Hoài Hương mong muốn có một nơi vừa để thư giãn và thỏa sức sáng tạo vừa có thể giới thiệu cho bạn bè quốc tế tinh hoa văn hóa của dân tộc. Xa hơn, nhà vườn Huế Nguyên’s Art của họa sĩ Hoài Hương cùng những công trình của các họa sĩ khác tại Hàm Long sẽ trở thành không gian nghệ thuật lý tưởng để đào tạo lớp họa sĩ tương lai và cho du khách tới thăm quan.
Theo hn.eva.vn
Sáng ngày 17/6, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố Huế tổ chức trưng bày chuyên đề: “Một số tư liệu áo dài Huế - xưa và nay”.
Sáng ngày 15/8, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế và Bảo tàng gốm cổ sông Hương tổ chức trưng bày chuyên đề “Câu chuyện từ những dòng sông”.
Ngày hội Áo dài cộng đồng Huế năm 2022 sẽ diễn ra từ ngày 17/6-23/6/2022 do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức với nhiều chương trình và hoạt động cộng đồng.
Chiều ngày 10/6, tại Lầu Ngũ Phụng - Ngọ Môn (Đại Nội - Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Nghệ nhân nhân dân Trần Độ tổ chức khai mạc triển lãm “Phiên bản Kim Ấn triều Nguyễn”.
Chiều 10/6, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tổ chức buổi ra mắt sách “Đưa em về nhận mặt quê hương” và những bài thơ tìm lại của nhà thơ Lê Viết Tường.
Sở Du lịch Thừa Thiên Huế vừa khởi động tổ chức Cuộc thi viết “Huế - Kinh đô ẩm thực.
Chiều ngày 09/6, tại Vườn Thiệu Phương - Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư & Lưu trữ Nhà nước, tiến hành tổ chức khai mạc triển lãm “Thuật trị quốc của Hoàng đế Minh Mạng qua Di sản Tư liệu Châu bản triều Nguyễn”. Triển lãm diễn ra nhằm hưởng ứng Festival Huế 2022, chào mừng kỷ niệm 40 năm thành lập Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.
Tối ngày 08/6, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An tổ chức chương trình nghệ thuật “Hành trình theo bước chân Cụ Đồ Chiểu”.
Quý bạn đọc thân mến.
Từ số 397 (3/2022), Tạp chí Sông Hương được cấp giấy phép mới, thực hiện Thông tư 41/2020/TT-BTTTT ngày 24/12/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông phải thêm chữ “Tạp chí” ở phía trước măng sét. Từ tháng 6 này, chào mừng số 400, Tạp chí Sông Hương thay đổi hình thức trình bày song vẫn giữ nguyên logo và măng sét truyền thống của Tạp chí những ngày đầu thành lập.
Sáng ngày 07/6, tại Bia Quốc học Huế, Viện Nghiên cứu Phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam tổ chức sự kiện “Đạp xe – Câu chuyện về lộ trình xanh” và Khai mạc triển lãm “Copenhagen – Thành phố đáng sống – Thành phố xe đạp”.
Chiều ngày 06/6, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã trao Quyết định số 1325 /QĐ-UBND cho phép hoạt động đối với Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
Sáng 5/6, Ủy ban Nhân dân Thành phố Huế phối hợp với với Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GIZ) và các đơn vị liên quan chính thức đưa vào hoạt động mô hình xe đạp chia sẻ công cộng.
Tối ngày 04/06, tại công viên Tứ Tượng, Sở Du lịch tổ chức Ngày Hội Sen Huế 2022 với chủ đề “Sen - tinh hoa của đất trời”. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.
Nhà sản xuất phim “Em và Trịnh” vừa có thông báo sẽ cho ra mắt cùng lúc hai bộ phim điện ảnh về nhạc sĩ huyền thoại Trịnh Công Sơn.
Chiều 31/5, nhân kỷ niệm 220 năm ngày vua Gia Long thống nhất đất nước và đặt niên hiệu Gia Long, Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm khoa học”Công lao và những đóng góp quan trọng về mặt lịch sử của Hoàng đế Gia Long (1802-1820)”.
Sáng 28/5, tại Viện Nghiên cứu Phát triển Thừa Thiên Huế (53 Nguyễn Huệ- TP Huế) đã diễn ra khai mạc Vietnam Summer Fair 2022 (VSF2022) chủ đề “Hừng Đông khai hội” do Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế, tổ chức Legend of Hue phối hợp tổ chức.
Chiều 27/5, tại Trung tâm VHPG Liễu Quán – TP Huế đã diễn ra buổi khai mạc triển lãm có chủ đề “Không lời”. Triển lãm được tổ chức nhằm hưởng ứng Festival Huế 2022 và giới thiệu những sản phẩm tranh Trúc chỉ mang tính sáng tạo mới của Nghệ thuật Trúc chỉ.
Nhằm hưởng ứng Lễ hội Festival Huế 2022 và đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020, UBND huyện Quảng Điền sẽ tổ chức Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” năm 2022.
Sáng ngày 26/5, UBND tỉnh tổ chức Tuyên dương, khen thưởng huấn luyện viên, vận động viên đạt thành tích xuất sắc tại Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31). Tham dự có Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương.