“Giải thưởng sự nghiệp văn học” - một giải thưởng mới của Hội Nhà văn Việt Nam đã được trao cho nhà văn Vũ Hùng – cây viết đã bền bỉ dành cả cuộc đời mình để viết về trẻ em, muông thú, thiên nhiên.
Nhà văn Vũ Hùng
Từng trang viết của ông là những câu chuyện kỳ thú gợi tả vẻ đẹp của thiên nhiên và thức tỉnh tâm hồn trẻ thơ trong các em nhỏ. Nhà văn Vũ Hùng đã có cuộc trò chuyện với phóng viên Báo An ninh Thủ đô và “bật mí” về những ý tưởng của ông khi viết bộ sách văn học 18 tập dành cho thiếu nhi.
PV: Hẳn ông đang rất xúc động khi là người đầu tiên nhận được “Giải thưởng sự nghiệp văn học” của Hội Nhà văn Việt Nam?
Nhà văn Vũ Hùng: Bộ sách của tôi ra đời đã hơn 30 năm rồi, đến bây giờ nó được NXB Kim Đồng tái bản lại và giới thiệu tới độc giả, tôi thực sự rất mừng. Văn phong của tôi được các độc giả nhiều lứa tuổi có lòng yêu mến, đó là một cái duyên may.
Trước nay, tôi luôn nghĩ mình có nhu cầu viết thì cứ viết miệt mài thôi. Sách có cuộc đời của nó, sách được phổ biến hay không đối với người viết không quan trọng bằng quãng thời gian cầm bút được thỏa những suy nghĩ, cảm xúc trong lòng. Tôi không nghĩ trước mình viết ra sẽ được in hay nhận giải thưởng. Vì vậy mà việc nhận được “Giải thưởng sự nghiệp văn học” của Hội Nhà văn Việt Nam với tôi là một điều bất ngờ.
PV: Từ đâu mà ông có một tình yêu thiên nhiên mãnh liệt, rồi gửi gắm tình yêu ấy vào những trang viết của mình, thưa ông?
Tôi sinh ra ở làng Láng, Hà Nội. Nhà tôi có một khu vườn đẹp. Gần nhà lại có một bãi cỏ xanh rộng thênh thang. Tôi thường nhớ về không gian ấy, nơi có cây cối um tùm, những con châu chấu voi to... mà thưở nhỏ tôi hay đem sách đến đó đọc. Nằm giữa thiên nhiên, đọc những cuốn sách viết về thiên nhiên là một niềm yêu thích của tôi. Tôi đã có một tuổi thơ vừa lòng như thế.
Vì vậy, tôi hình thành nên mong muốn được viết về thiên nhiên. Thiên nhiên bao giờ cũng thế, nó không bao giờ cũ. Ý tưởng viết sách của tôi chỉ có vậy, viết để giới thiệu về đất nước, thiên nhiên Việt Nam, về muông thú, con người...
Những cuốn sách viết về thiên nhiên, muông thú của nhà văn Vũ Hùng hấp dẫn độc giả nhiều lứa tuổi
PV: Ông có thể “bật mí” về loài vật nào được ông ưu ái nhất khi viết sách không?
Tôi viết nhiều về loài voi. Sở dĩ viết về loài voi bởi loài vật to lớn nhưng rất thông minh và tình cảm. Nó có thể hiểu được khá nhiều lời nói và cử chỉ của con người. Khoảng những năm 50 của thế kỷ trước, có một thời gian tôi phụ trách Đài trưởng Đài Vô tuyến điện của Trung đoàn quân tình nguyện Việt Nam tại Lào, các làng ở đây họ nuôi voi nhiều như nuôi trâu, bò ở Việt Nam nên tôi tiếp xúc nhiều với voi. Đối với tôi, con voi vì thế không hung dữ.
PV: Ông mong mỏi điều gì đọng lại trong lòng độc giả khi đọc những tác phẩm viết về thiên nhiên mà mình viết ?
Tình nhân ái ở trong thiên nhiên được thể hiện ở việc không có hiện tượng chiến tranh cùng loài: các bầy voi không đánh nhau với nhau, các con hổ chỉ đánh nhau khi tranh giành một con cái... Vậy mà bây giờ con người lại dễ xô xát, nổi cáu với nhau bởi những chuyện rất nhỏ.
Tôi hy vọng độc giả đọc những tác phẩm của tôi sẽ thêm yêu đất nước Việt Nam, yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu muông thú. Đồng thời, văn học có thể khiến con người thân thiện với nhau hơn, và con người thân thiện với giữa con người với nhau, giữa người với động vật.
PV: Điều ông tâm niệm trong suốt quá trình cầm bút của mình là gì thế, thưa ông?
Tôi tâm niệm: viết hết tấm lòng và tâm hồn của mình cho người đọc phán xét. Người viết trước hết phải có một tâm hồn trong sáng và khả năng diễn đạt. Tâm hồn của tôi trở nên rộng mở, phong phú khi tôi đặt chân đến nhiều vùng miền Việt Nam, tiếp xúc với những phong tục, tập quán, con người. Khi công tác tại Lào, tôi cũng học những người dân nơi đây sự hồn hậu, luôn giúp đỡ người khó, biết san sẻ.
Cách diễn đạt của tôi ảnh hưởng từ những nhà văn Pháp. Họ có lối viết thâm sâu, trong trẻo và ít lời. Sự giản dị ấy truyền tải nội dung được tốt. Tôi nhận thấy các cháu nhỏ bây giờ ít tiếp xúc với văn học nước ngoài. Hồi xưa khi học tới bậc tiểu học, tôi có thể đọc nguyên bản các tác phẩm của các nhà văn Pháp. Thế hệ tôi, một người chịu khó học nữa thì có thể đọc thêm được tiếng Anh. Tôi hy vọng thế hệ trẻ sẽ chăm học ngoại ngữ, đọc tác phẩm văn học nước ngoài nhiều hơn, không chỉ đọc bản dịch mà còn đọc nguyên bản để khi viết thêm phần trôi chảy.
PV: Xin cảm ơn những chia sẻ chân thành và thú vị của ông!
Đến nay, nhà văn Vũ Hùng đã viết hơn 40 cuốn sách cho thiếu nhi. Không ít tác phẩm của ông được coi là kinh điển của văn học thiếu nhi Việt Nam như: “Mùa săn trên núi”, “Giữ lấy bầu mật”, “Con cu li của tôi”, “Sao Sao”, “Các bạn của Đam Đam”, “Sống giữa bầy voi”, “Chú ngựa đồng cỏ”, “Những kẻ lưu lạc”, “Con voi xa đàn”, “Vườn chim”, “Phượng hoàng đất”, “Biển bạc”, “Mái nhà xưa”... |
Theo Nguyễn Ngọc Trâm - ANTD
Xưa nay hiếm có những người trong làng văn mà giỏi võ, trong làng võ lại viết văn hay. Chính vì thế, khi nhà văn múa võ và võ sư viết sách thường gây nên những “cơn sốt” thu hút sự chú ý của nhiều người.
(Đọc Áp tai vào đất, Lê Quang Trạng, Nxb Hội Nhà văn, 2017)
Nhà văn Nguyễn Thành Nhân (ảnh) được biết đến với tiểu thuyết Mùa xa nhà viết về những tháng năm anh làm nghĩa vụ quốc tế trên đất bạn Campuchia. Đây là tác phẩm đầu tay tạo được tiếng vang giúp anh tiến sâu hơn với nghề viết.
Chiều ngày 12/4, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam diễn ra tọa đàm giới thiệu hai cuốn tiểu thuyết “Phố Academy” ( tác giả Mary Costello, Hà Nguyễn dịch) và “Tuần lễ náu mình” (tác giả Maeve Binchy, Nguyễn Nhật Tuấn dịch) do Nhà xuất bản Phụ nữ cùng sự tài trợ của Đại sứ quán Ireland.
Tập sách 'Mỗi người một chỗ ngồi' mang phong vị văn chương "lạnh, sắc và tinh tế" của cây bút truyện ngắn tiêu biểu một thời.
Theo nhà nghiên cứu Trần Nhật Vy, đó là thời kỳ đầu của văn chương Sài Gòn gắn liền với thuở bình minh của báo chí chữ Quốc ngữ. Trần Nhật Vy đã tìm thấy nhiều tác phẩm có giá trị văn học sử trong quá trình nghiên cứu báo chí chữ Quốc ngữ cuối thế kỷ 19.
Nhà văn Vũ Hùng là tác giả của 40 đầu sách, trong đó có 2 tác phẩm được giải thường niên của Hội Nhà văn Việt Nam: truyện đồng thoại Sao Sao (1982) truyện ký Sống giữa bầy voi (1986).
Sau một gian nghiên cứu tìm tòi thể nghiệm, nhà văn Nguyên Hương vừa “trình làng” bộ ba “Tớ muốn đi cùng trời cuối đất” dành cho lứa tuổi học trò với cách viết mới mẻ, sử dụng yếu tố kì ảo khiến tác phẩm thêm phần cuốn hút.
“Bãi vàng và những chuyện tình nho nhỏ” bao gồm 15 truyện ngắn của nhà văn Ma Văn Kháng viết về tình yêu và thân phận người phụ nữ trong những cuộc tình trái ngang. Dưới ngòi bút của ông, tình yêu được miêu tả là “thuộc tính của những kẻ mang danh tính là con người,” (trích truyện ngắn “Bãi vàng”).
Truyện Linda Lê phản ánh thời biến động khó quên của một xứ sở, song hành hồi ức của một người đàn bà tâm thần, sống cô độc ở Paris.
Sáng nay (27/2), chuỗi sự kiện Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XVI chính thức khởi động với hội thảo về thơ với chủ đề “Những vấn đề của thơ Việt Nam hiện nay” tại Hà Nội.
Ba cuốn sách của cố nhà văn Tô Hoài (“Giữ gìn 36 phố phường,” “Những ký ức không chịu ngủ yên” và “Người con gái xóm Cung”) chính thức ra mắt độc giả vào trong dịp đầu năm 2018.
Liên tiếp hai năm qua, Ma Văn Kháng trình làng 2 cuốn tiểu thuyết mới và mới đây một NXB cùng lúc phát hành 8 cuốn cả tiểu thuyết và truyện ngắn của cây bút có sức viết bền bỉ hàng hiếm ở Việt Nam. Nhưng Ma Văn Kháng liệu có còn phù hợp với đọc giả trẻ hôm nay, theo nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên vẫn là “câu hỏi khó”. Còn nhà văn Nguyễn Khánh Tình nói “đọc Ma Văn Kháng, tâm hồn tôi dịu đi”.
Đầu năm 2018, nhiều tựa sách văn học nước ngoài thú vị được các nhà xuất bản trong nước giới thiệu tới độc giả Việt Nam.
Sáng 25/1, Hội Nhà văn Việt Nam đã chính thức công bố danh sách Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 2017.
Với 66 bài viết được chia làm 3 phần, cuốn sách “Như mây thong dong” của tác giả Lưu Đình Long do NXB Văn hóa - Văn nghệ và công ty Saigonbooks ấn hành là một trong những thông điệp đẹp và tình yêu và người trẻ hiện nay.
Tối 5/1, tọa đàm “Văn chương nói với ta điều gì về kẻ khác” được Bảo tàng thấu cảm và Khóa học mùa thu và phát triển (ASOD) đồng tổ chức nhằm hướng tới cái nhìn đa chiều và khoa học xung quanh vấn đề thấu cảm nói chung và vấn đề thấu cảm trong văn chương nói riêng.
Không hẹn mà gặp, gần như cùng một lúc NXB Kim Đồng cho ra mắt hai tập chân dung văn học “Đi tìm giấc mơ” của tác giả Trần Hoàng Thiên Kim và “Như cánh chim trong mắt của chân trời” của Văn Thành Lê.
Được viết từ trước năm 1975, bộ 3 tác phẩm truyện dài gồm “Áo tím qua đường”, “Mối tình như sương khói” và “Còn những bóng mưa tan” của nhà văn Từ Kế Tường về tình yêu tuổi mới lớn từng được đông đảo các thế hệ độc giả đón nhận.
Cảm nhận đầu tiên khi đọc “Văn nghệ Hà Nội những năm 1947 – 1954”, hồi ức - biên khảo của Lê Văn Ba (NXB Hội Nhà văn, 2017) là cuốn sách ngồn ngộn tư liệu và hấp dẫn. Lê Văn Ba có đủ điều kiện, hoàn cảnh và tư cách để làm việc này. Ông sống, sáng tác và hoạt động bí mật trong Hà Nội tạm chiếm, từng bị địch bắt và giam ở Nhà tù Hỏa Lò (hòa bình lập lại năm 1954 ông tròn 20 tuổi).