Nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình không phải là một cái tên xa lạ của văn chương. Dù khiêm tốn nói rằng mình không phải là nhà văn, nhưng với 16 cuốn sách đã xuất bản, trong đó có 12 tác phẩm dành cho thiếu nhi, chị xứng đáng có một vị trí trong giới, đặc biệt là trong “địa hạt” văn học thiếu nhi.
1. Nguyễn Thị Thanh Bình từng có thời gian im ắng, khiến những người biết và quan tâm đến chị không khỏi tiếc nuối. Rất may, sau đó Nguyễn Thị Thanh Bình đã trở lại, không những vậy, chị còn “lợi hại hơn xưa”.
Chị từng nổi tiếng trên các ấn phẩm văn chương dành cho học trò với bút danh Gai Xương Rồng. Xuất hiện với những truyện ngắn hóm hỉnh dành cho học trò nhưng cuốn sách trình làng đầu tiên của chị lại là một tác phẩm dành cho thiếu nhi, đó là tập truyện ngắn Bạn thành phố, đoạt luôn giải ba trong cuộc Vận động sáng tác cho thiếu nhi “Vì tương lai đất nước” lần II do NXB Trẻ và Hội Nhà văn TPHCM tổ chức vào năm 1997. Cũng tại cuộc thi này lần III năm 2002, Nguyễn Thị Thanh Bình giành tiếp giải nhì với truyện dài Quê ngoại. Không chỉ có duyên với giải thưởng văn học thiếu nhi, chị cũng từng ghi danh với giải tư cuộc thi “Văn học tuổi hai mươi” lần II năm 2000 với truyện dài Hành trình về phía mặt trời.
Trong số những tác giả 7X thành danh hiện nay, có không ít người đi ra từ “cái nôi” của tập san Áo Trắng mà người trực tiếp đỡ đầu là nhà văn Đoàn Thạch Biền. Nguyễn Thị Thanh Bình cũng là một trong số đó. Chính nhà văn Đoàn Thạch Biền đã động viên chị chuyển sang viết cho thiếu nhi sau thời gian ghi tên mình với những truyện ngắn về lứa tuổi học trò.
“Quả thực, tôi luôn biết ơn nhà văn Đoàn Thạch Biền về điều này. Không riêng gì tôi mà có rất nhiều bạn viết trẻ, mỗi lần tìm đến chú, chú cũng đều trao cho những lời động viên, khuyến khích. Với những người mới tập viết, những lời động viên của chú cho họ thêm niềm tin để đi tiếp”, Nguyễn Thị Thanh Bình trải lòng.
Sau các tác phẩm đã xuất bản, ít nhiều được bảo chứng bằng những giải thưởng uy tín, bên cạnh những tác phẩm dành cho người lớn, Nguyễn Thị Thanh Bình tiếp tục trở thành người bạn của thiếu nhi bằng những sáng tác lần lượt được ra mắt như: Quà sinh nhật, Quê ngoại, Từng đôi mắt sáng, Mưa đầu mùa, Ngày khai trường đặc biệt, Hoa nắng xôn xao - Rim chạy, Mèo con xa mẹ… Chỉ riêng năm ngoái, Nguyễn Thị Thanh Bình cùng lúc giới thiệu 2 tác phẩm dành cho thiếu nhi, gồm: Hành trình mùa thu (NXB Trẻ) và Chú chó bảo mẫu (NXB Tổng hợp). Riêng Chú chó bảo mẫu sau một năm ra mắt đã được tái bản và sẽ tái ngộ độc giả nhí trong mùa hè năm nay.
2. Tôi đọc tương đối đầy đủ các tác phẩm của Nguyễn Thị Thanh Bình, từ người lớn cho đến thiếu nhi. Và phải thành thật là tôi thích truyện thiếu nhi của chị hơn, nhất là thể loại truyện đồng thoại, một thể loại tưởng dễ mà khó viết vô cùng. Đọc những tác phẩm viết về loài vật của chị, đôi lần khiến tôi bật cười thích thú, rồi đôi lần rưng rưng vì thương những nhân vật bé nhỏ. Đó là những tác phẩm thực sự sinh động và có hồn.
Có lần, tôi hỏi nhà văn Nguyễn Thị Thanh Bình quan niệm như thế nào về văn học thiếu nhi? Không hoa mỹ, không vòng vo, chị bảo, thiếu nhi cũng là một thế giới. Các em có suy nghĩ, có cá tính và những ý kiến của riêng mình. Nhất là ngày nay, các em được tiếp xúc với nhiều phương tiện truyền thông hiện đại, sức sáng tạo của các em đôi khi vượt cả người lớn, làm người lớn phải giật mình...
“Văn học cho thiếu nhi, không thể cứ mãi quẩn quanh cây đa, giếng nước, sân đình như thời của tôi, mà cần phải vươn tới công nghệ, cần nắm bắt được suy nghĩ, tình cảm của các em. Phải “lớn” cùng các em”, chị bộc bạch.
Là người viết song song cho cả người lớn và thiếu nhi, nên Nguyễn Thị Thanh Bình dễ dàng có sự đối sánh trong việc sáng tác cho hai đối tượng. Theo chị, viết cho lứa tuổi nào cũng có cái khó riêng. Để viết cho hay, người viết phải tìm tòi, quan sát và phải hòa mình vào lứa tuổi đó. Nhưng viết cho thiếu nhi dễ mang đến niềm vui hơn, vì lứa tuổi đó luôn hồn nhiên, trong trẻo.
Nhắc lại thời điểm im ắng, Nguyễn Thị Thanh Bình kể, lúc đó chị đang làm kế toán tại các khu công nghiệp và công việc vô cùng bận bịu, chưa kể còn chuyện gia đình rồi chăm lo cho hai cậu con trai nhỏ. Suốt 10 năm đó, Nguyễn Thị Thanh Bình không xuất hiện, không xuất bản bất cứ tác phẩm nào thêm.
“Một ngày tình cờ, một biên tập viên ở NXB Trẻ gọi cho tôi để thông báo, sách in trước đó của tôi được tái bản. Anh ấy còn hỏi tôi: “Sao bỏ viết uổng vậy?”. Thế là tôi tập viết lại và tập đến giờ. Nên với văn chương, tôi nghĩ là tôi có chút duyên xíu thôi. Cái duyên không bỏ được!”, Nguyễn Thị Thanh Bình nhớ lại.
Cuộc trở lại với văn chương của Nguyễn Thị Thanh Bình diễn ra vào năm 2013 với tập truyện ngắn Quà sinh nhật. “Thực ra, tập truyện ấy đã được bắt đầu từ 2005, nhưng những năm đó, truyện tranh của Nhật Bản đang “chiếm lĩnh” thị trường và tâm trí các em. Bản thân các NXB cũng không mặn mà lắm với mảng văn học thiếu nhi. Trong khi đó, “đất” dành cho mảng này rất ít, phải nói là hiếm. May sao đến lúc này, tình hình có vẻ khá hơn và Quà sinh nhật đã được ra mắt.
Đến với văn học thiếu nhi từ những năm tháng còn là sinh viên, đến giờ cậu con trai đầu của chị cũng sắp sửa trở thành sinh viên. Đó thực sự là một chặng đường rất dài, nhưng dường như niềm vui được sáng tác cho các em của Nguyễn Thị Thanh Bình chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Tôi nghe bạn bè trong giới tiết lộ, chị còn vài bản thảo dành cho thiếu nhi vẫn còn nằm trong máy tính, chờ ngày được “hạ sinh”.
Chị bày tỏ: “Tôi không biết vì sao những bạn viết khác không tiếp tục với văn học thiếu nhi, có hay không thứ gọi là duyên? Riêng tôi, tôi nghĩ mình sẽ tiếp tục viết cho thiếu nhi. Tôi thích các bạn nhỏ, nên cũng thích quan sát và viết về các bạn ấy. “Ngôi nhà” thiếu nhi, hay tuổi thơ luôn rộng rãi, đủ cho tôi, cho bạn hay cho bất cứ ai yêu thích vẻ hồn nhiên, tự do và một chút mơ mộng”.
Theo Hồ Sơn - SGGP
(Đọc Áp tai vào đất, Lê Quang Trạng, Nxb Hội Nhà văn, 2017)
Nhà văn Nguyễn Thành Nhân (ảnh) được biết đến với tiểu thuyết Mùa xa nhà viết về những tháng năm anh làm nghĩa vụ quốc tế trên đất bạn Campuchia. Đây là tác phẩm đầu tay tạo được tiếng vang giúp anh tiến sâu hơn với nghề viết.
Chiều ngày 12/4, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam diễn ra tọa đàm giới thiệu hai cuốn tiểu thuyết “Phố Academy” ( tác giả Mary Costello, Hà Nguyễn dịch) và “Tuần lễ náu mình” (tác giả Maeve Binchy, Nguyễn Nhật Tuấn dịch) do Nhà xuất bản Phụ nữ cùng sự tài trợ của Đại sứ quán Ireland.
Tập sách 'Mỗi người một chỗ ngồi' mang phong vị văn chương "lạnh, sắc và tinh tế" của cây bút truyện ngắn tiêu biểu một thời.
Theo nhà nghiên cứu Trần Nhật Vy, đó là thời kỳ đầu của văn chương Sài Gòn gắn liền với thuở bình minh của báo chí chữ Quốc ngữ. Trần Nhật Vy đã tìm thấy nhiều tác phẩm có giá trị văn học sử trong quá trình nghiên cứu báo chí chữ Quốc ngữ cuối thế kỷ 19.
Nhà văn Vũ Hùng là tác giả của 40 đầu sách, trong đó có 2 tác phẩm được giải thường niên của Hội Nhà văn Việt Nam: truyện đồng thoại Sao Sao (1982) truyện ký Sống giữa bầy voi (1986).
Sau một gian nghiên cứu tìm tòi thể nghiệm, nhà văn Nguyên Hương vừa “trình làng” bộ ba “Tớ muốn đi cùng trời cuối đất” dành cho lứa tuổi học trò với cách viết mới mẻ, sử dụng yếu tố kì ảo khiến tác phẩm thêm phần cuốn hút.
“Bãi vàng và những chuyện tình nho nhỏ” bao gồm 15 truyện ngắn của nhà văn Ma Văn Kháng viết về tình yêu và thân phận người phụ nữ trong những cuộc tình trái ngang. Dưới ngòi bút của ông, tình yêu được miêu tả là “thuộc tính của những kẻ mang danh tính là con người,” (trích truyện ngắn “Bãi vàng”).
Truyện Linda Lê phản ánh thời biến động khó quên của một xứ sở, song hành hồi ức của một người đàn bà tâm thần, sống cô độc ở Paris.
Sáng nay (27/2), chuỗi sự kiện Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XVI chính thức khởi động với hội thảo về thơ với chủ đề “Những vấn đề của thơ Việt Nam hiện nay” tại Hà Nội.
Ba cuốn sách của cố nhà văn Tô Hoài (“Giữ gìn 36 phố phường,” “Những ký ức không chịu ngủ yên” và “Người con gái xóm Cung”) chính thức ra mắt độc giả vào trong dịp đầu năm 2018.
“Giải thưởng sự nghiệp văn học” - một giải thưởng mới của Hội Nhà văn Việt Nam đã được trao cho nhà văn Vũ Hùng – cây viết đã bền bỉ dành cả cuộc đời mình để viết về trẻ em, muông thú, thiên nhiên.
Liên tiếp hai năm qua, Ma Văn Kháng trình làng 2 cuốn tiểu thuyết mới và mới đây một NXB cùng lúc phát hành 8 cuốn cả tiểu thuyết và truyện ngắn của cây bút có sức viết bền bỉ hàng hiếm ở Việt Nam. Nhưng Ma Văn Kháng liệu có còn phù hợp với đọc giả trẻ hôm nay, theo nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên vẫn là “câu hỏi khó”. Còn nhà văn Nguyễn Khánh Tình nói “đọc Ma Văn Kháng, tâm hồn tôi dịu đi”.
Đầu năm 2018, nhiều tựa sách văn học nước ngoài thú vị được các nhà xuất bản trong nước giới thiệu tới độc giả Việt Nam.
Sáng 25/1, Hội Nhà văn Việt Nam đã chính thức công bố danh sách Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 2017.
Với 66 bài viết được chia làm 3 phần, cuốn sách “Như mây thong dong” của tác giả Lưu Đình Long do NXB Văn hóa - Văn nghệ và công ty Saigonbooks ấn hành là một trong những thông điệp đẹp và tình yêu và người trẻ hiện nay.
Tối 5/1, tọa đàm “Văn chương nói với ta điều gì về kẻ khác” được Bảo tàng thấu cảm và Khóa học mùa thu và phát triển (ASOD) đồng tổ chức nhằm hướng tới cái nhìn đa chiều và khoa học xung quanh vấn đề thấu cảm nói chung và vấn đề thấu cảm trong văn chương nói riêng.
Không hẹn mà gặp, gần như cùng một lúc NXB Kim Đồng cho ra mắt hai tập chân dung văn học “Đi tìm giấc mơ” của tác giả Trần Hoàng Thiên Kim và “Như cánh chim trong mắt của chân trời” của Văn Thành Lê.
Được viết từ trước năm 1975, bộ 3 tác phẩm truyện dài gồm “Áo tím qua đường”, “Mối tình như sương khói” và “Còn những bóng mưa tan” của nhà văn Từ Kế Tường về tình yêu tuổi mới lớn từng được đông đảo các thế hệ độc giả đón nhận.
Cảm nhận đầu tiên khi đọc “Văn nghệ Hà Nội những năm 1947 – 1954”, hồi ức - biên khảo của Lê Văn Ba (NXB Hội Nhà văn, 2017) là cuốn sách ngồn ngộn tư liệu và hấp dẫn. Lê Văn Ba có đủ điều kiện, hoàn cảnh và tư cách để làm việc này. Ông sống, sáng tác và hoạt động bí mật trong Hà Nội tạm chiếm, từng bị địch bắt và giam ở Nhà tù Hỏa Lò (hòa bình lập lại năm 1954 ông tròn 20 tuổi).