Nhà văn Ma Văn Kháng trăn trở với “Cõi nhân gian”

15:36 17/07/2020

Đến nay, nhà văn Ma Văn Kháng đã cho ra đời hơn 20 tiểu thuyết, gần 200 truyện ngắn, chủ yếu lấy cảm hứng từ sử thi và thế sự đời tư, đề cập phần nhiều đến cuộc sống và con người vùng Tây Bắc.

Nhà văn Ma Văn Kháng.

Ở vào tuổi "xưa nay hiếm" - tuổi 80, ông vẫn miệt mài sáng tạo như người nông dân cần mẫn trên cánh đồng văn chương để cuối năm 2019 giới thiệu đến bạn đọc tập truyện ngắn "Người khách kỳ dị".

Dòng chảy bất tận

Tập truyện "Người khách kỳ dị" gồm 16 truyện ngắn do NXB Phụ nữ ấn hành. Tập truyện dày 260 trang này tiếp tục là dòng chảy cho cảm hứng bất tận của Ma Văn Kháng về những đề tài vốn đã trở thành thế mạnh trong bút lực của ông.

Có thể thấy, để sáng tạo nên những tác phẩm mang hơi thở của cuộc sống hiện đại nhưng vẫn chứa đựng những nét huyền bí về phong tục, quan niệm tâm linh, sự linh thiêng của con người nơi miền núi Tây Bắc heo hút trước hết là nhờ những năm tháng Ma Văn Kháng gắn bó với tỉnh miền núi Lào Cai. 

Ma Văn Kháng đã từng là một thanh niên tràn đầy tình yêu lý tưởng, xung phong lên miền núi công tác. Gần 20 năm sống ở Lào Cai, ông có điều kiện tiếp xúc, gần gũi, thấu hiểu cuộc sống và con người ở mảnh đất này. Quãng thời gian đó đã giúp ông tích lũy một vốn sống dày dặn, làm tiền đề cho sáng tác của mình, góp phần làm nên những truyện ngắn chân thực, sinh động của một ngòi bút giàu trải nghiệm và có tầm nhìn sâu rộng trước hiện thực.

"Người khách kỳ dị" không thuần túy kể chuyện miền núi. Không gian trong tập truyện được trải rộng từ Hà Nội đến Lào Cai, thậm chí cả vùng biển miền Trung. Đó là những truyện ngắn vừa có sự giản dị, gần gũi, rất đời lại vừa hàm chứa những bài học nhân sinh sâu sắc. Người đọc như được chứng kiến những con người thực, việc thực, sống động đang hiển hiện trước mắt hoặc đã từng gặp ở đâu đó nhưng cũng không kém phần li kỳ. 

Chính những yếu tố kỳ dị, có phần hoang đường được nhà văn khéo léo lồng ghép vào một số truyện ngắn đã tạo nên sự hấp dẫn, khiến ta đã đọc là bị lôi cuốn đến tận dòng chữ cuối cùng (người có gương mặt giống vợ anh, Cám ơn anh nhé, Rơi xuống biển cả, Nhà mới tậu). 

Sự kỳ dị thể hiện ở những chi tiết nửa thực nửa hư, nửa nghĩ là người, nửa nghĩ là một thế lực siêu nhiên nào đó. 

Thế giới tâm linh huyền bí được nhà văn đề cập, gợi một cái gì thiêng liêng như mạch ngầm từ quá khứ nối với hiện tại (Cát bụi, Một đám cổ khâu) giúp những thành viên trong gia đình xích lại gần nhau. 

Đằng sau những yếu tố kỳ bí, nhuốm màu hư ảo trong truyện "Mùa săn ở Na Lê" là cuộc chiến cam go của con người với sức mạnh tàn bạo hủy diệt của thiên nhiên; là cuộc đấu lực, đấu trí giữa tinh người và tinh hổ, giữa cái thiện và cái ác.

Tập truyện đã chứng tỏ khả năng quan sát tinh tế và bao quát đời sống cũng như trăn trở, suy tư của nhà văn trước những vấn đề nhân sinh nóng hổi. Đó chính là sự tha hóa của con người trong xã hội hiện đại nơi thành thị. Những mối quan hệ thiêng liêng như tình thầy trò, lứa đôi, gia đình… bị chà đạp, đảo lộn như một hồi chuông cảnh tỉnh khi vật chất chi phối cách nhìn, cách sống của con người (Đất dữ, Giời có mắt, Quán ăn nổi). 

Ma Văn Kháng còn vạch trần thói xu thời: Tham lam, ích kỷ, mê tín dị đoan. Chuyện giải hạn, xem ngày tốt để động thổ, tìm mộ… với sự xuất hiện của những nhân vật thầy bói, thầy cúng, nhà ngoại cảm chỉ làm tăng thêm sự phê phán, khiến người ta phải suy ngẫm về những giá trị thực của cuộc đời, của hiện tại.

Lấp lánh ánh sáng nhân văn

"Người khách kỳ dị" một lần nữa chứng tỏ sở trường của Ma Văn Kháng là mảng đề tài thế sự bởi trong tập truyện này ông đã dựng lên một bức tranh sinh động về hiện thực cuộc sống với những gam màu phong phú, nhiều cung bậc.

Thế giới nhân vật khá đa dạng, vận động theo sự chuyển biến của xã hội hiện đại. Ở đó có nhiều loại người: Từ anh lái xe Quý thèm thịt chó đến phát cuồng, liều lĩnh lao xe đuổi theo một cái bóng trắng nhỏ bé (Xe chạy đêm) đến vợ chồng anh lính Đường trong xóm trọ nghèo bị thói tham lam, thực dụng khiến cho những trận bạo hành thường xuyên diễn ra (Đất dữ).

Một số truyện đã xây dựng thành công những nhân vật rõ nét về cá tính, được đặt trong những tình huống điển hình của đời sống khiến người đọc như bắt gặp phần nào con người của chính mình ở trong đó. 

Nhà văn đưa ra lời cảnh tỉnh con người cần phải luôn cảnh giác, tránh xa cái xấu cái ác đồng thời lên án những việc làm sai trái, vô đạo đức, mù quáng. 

Bên cạnh những thói hư tật xấu, những xót xa, tủi nhục, nhẫn nhịn là vẻ đẹp của tình người ngời sáng mà ta bắt gặp qua các nhân vật: Thuyết (Nửa đêm), thầy giáo Phùng (Thầy Phùng kỳ quặc khác người), ông Ngọ (Con chuồn ớt và ông già cổ giả), ông Biền (Cám ơn đàn chim rừng). 

Những truyện ngắn ấy lấp lánh ánh sáng nhân văn, khơi gợi bản tính thiện trong mỗi con người đem lại cho chúng ta niềm tin, niềm hi vọng vào những điều tốt đẹp luôn song hành trên đường đời.

Là nhà văn ưa triết lý, Ma Văn Kháng thường xen vào trong truyện của mình những triết lý thâm thúy, những chiêm nghiệm về đời, về người khiến ta phải suy ngẫm: "Đời người như căn nhà lớn có nhiều căn buồng nhỏ, buồn vui, cay đắng ngọt bùi đều đủ chỗ chứa" (tr 202). "Thiên toán bất do nhân toán, người tính không bằng giời tính" (tr 188)… Những triết lý ấy vẫn còn nguyên giá trị bởi nó được viết bằng trải nghiệm của cả cuộc đời nhà văn.

Tập truyện được viết bằng một thứ ngôn ngữ biến hóa và giọng điệu linh hoạt: Khi nhẹ nhàng, rủ rỉ gần gũi, đậm chất đời; khi ly kỳ lôi cuốn bởi những chi tiết độc đáo, chỉ có trong tưởng tượng của nhà văn.

Nhiều truyện tạo được cao trào khiến ta hồi hộp rồi vỡ òa với những cách "cởi nút" tất tự nhiên, lôgic (Người khách kỳ dị, Mùa săn ở Na Lê, Giời có mắt…).

Với Ma Văn Kháng, viết chính là cuộc sống. Viết để gửi gắm những trăn trở về "cõi nhân gian". Vì vậy, đọc tập truyện, ta càng hiểu hơn về hành trình lao động nghệ thuật miệt mài của nhà văn, càng trân trọng tài năng cũng như tâm huyết của ông dành cho văn chương nghệ thuật, cho cuộc đời.

Theo Nam Hồng - GD&TĐ

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Cảm hứng thi ca gợi lên từ những dòng sông lâu nay đã đeo, đã bám vào nhiều nhà thơ. Và quả thật, cũng có nhiều bài thơ hay được hình thành. Nhưng làm hẳn 108 bài thơ về một dòng sông - sông Thương - như Nguyễn Phúc Lộc Thành vừa công bố, thì quả là hiếm.

  • Các tập truyện vừa "tái ngộ" bạn đọc gợi nhớ phong vị văn chương đặc sắc của làng viết hơn 20 năm trước.

  • Những ồn ào, náo nhiệt dừng sau cánh cửa. Phan Hồn Nhiên bước vào quán cà phê, ít nhiều gợi liên tưởng tới hình ảnh của phụ nữ Hà Nội xưa, nhưng ẩn trong dáng vẻ ấy là đam mê văn chương đầy mãnh liệt. 

  • Diệu Ái (31 tuổi) là một trong những tác giả trẻ hiện nay của Quảng Trị, đang nỗ lực không ngừng để dần khẳng định tên tuổi của mình trong lòng bạn đọc yêu văn chương.

  • Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2018, Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam uỷ quyền cho Liên chi hội Nhà văn Việt Nam khu vực phía Bắc tổ chức Hội thảo: “Tác phẩm hay - đích đến và giải pháp”. Hội thảo diễn ra ngày 7/9/2018 tại Nhà khách Đoàn 16 - Khu du lịch Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên.

  • Nét chữ áo thơ hiện dáng người là tên buổi tọa đàm về cuốn sách Đốt lò hương cũ của cố thi sĩ Đinh Hùng nhân dịp cuốn sách được tái bản và ra mắt tại Hà Nội vào sáng 6/9. Buổi tọa đàm có sự tham gia của Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, Tiến sĩ văn học Nguyễn Thanh Tâm, Tiến sĩ ngôn ngữ học Đỗ Anh Vũ.

  • "Miếng ngon nhớ lâu". Đọc câu thơ hay cũng tựa như được ăn miếng ngon. Khó quên. Thơ về hạt mưa, xưa nay thiên hạ đã tìm cảm hứng và đã viết.

  • Tác phẩm tái hiện kỷ niệm, tình bạn của những đứa trẻ sống trong khu tập thể cũ ở Hà Nội.

  • Cuộc tình và sự nghiệp của cặp vợ chồng nhà thơ Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh đã nổi tiếng và được ngưỡng mộ như một hiện tượng trong giới văn nghệ sĩ Việt Nam. Dù thời gian chia xa đã 30 năm nhưng người thân, bạn bè và công chúng vẫn chưa bao giờ nguôi quên tài năng của cặp đôi này.

  • Tập truyện ngắn “Đạo sắc màu máu” của tác giả Từ Khôi do NXB Thanh Niên vừa xuất bản gồm 7 truyện viết về 5 nhân vật lịch sử. Mỗi tác phẩm đều có những chi tiết tạo nên dư ba. Những chi tiết này có thể rất ít người biết.

  • 10 năm sau ngày nhà văn Sơn Nam rời cõi tạm, những di sản mà "ông già Nam bộ" để lại khiến nhiều người ngưỡng mộ. Không chỉ những người thân thiết với ông, độc giả khắp nơi cũng chung tay vì những di sản mà ông để lại.

  • Cầm bút từ khi còn mặc áo lính nhưng Trung Trung Đỉnh tự nhận thuộc lớp nhà văn trưởng thành sau 1975. Bên cạnh mảng đề tài lớn về cuộc sống và chiến đấu của đồng bào Tây Nguyên (Lạc rừng, Lính trận, Ngược chiều cái chết...) là những tác phẩm viết về đề tài hậu chiến, với Ngõ lỗ thủng, Tiễn biệt những ngày buồn... đi sâu vào guồng quay âm thầm mà khốc liệt của hiện thực đời sống mới với “trăm chiều dở dang”.

  • NXB Trẻ tái bản sách, trao học bổng cho học trò nghèo, mở cuộc thi bình văn Sơn Nam và nhiều hoạt động tưởng nhớ "Ông già Nam bộ".

  • Nhà văn Trung Trung Đỉnh thuộc thế hệ các nhà văn trưởng thành sau năm 1975 với những tiểu thuyết viết về đề tài Tây Nguyên và cuộc sống, xã hội thời hậu chiến được giới chuyên môn và bạn đọc yêu thích. Sáng 21/8 tại Hà Nội, Nhà xuất bản Trẻ giới thiệu và ra mắt bộ 7 cuốn sách của nhà văn Trung Trung Đỉnh cùng buổi trò chuyện mang tên: Những khoảnh khắc đời người.

  • 32 truyện ngắn, cực ngắn của Nguyễn Hoàng Anh Thư dùng hình ảnh siêu thực để khắc họa ẩn dụ về đời sống.

  • Nhằm góp phần khẳng định tầm vóc của Á Nam Trần Tuấn Khải, hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của ông đã diễn ra ngày 18-8 tại Hà Nội với sự tham dự của nhiều nhà nghiên cứu và đông đảo những người yêu thơ Việt Nam. 

  • Bên cạnh mảng đề tài chiến tranh cách mạng, nhà văn quân đội Hữu Mai (1926 – 2007) còn là cây bút viết truyện trinh thám hàng đầu nước ta.

  • Môi trường thiên nhiên đang bị xâm hại nghiêm trọng trong nhiều năm qua. Ngoài báo chí, không ít tác phẩm văn chương của các nhà văn Việt Nam và thế giới đã cất lên tiếng nói, những lay trở trong đời sống nhân sinh cũng như những mối lo lắng về bầu khí quyển.

  • Ngày 6-8, sau khi rà soát lại toàn bộ cuốn Gạc Ma - Vòng tròn bất tử, NXB Văn học đã công bố 17 đính chính của cuốn sách này, trong đó phần lớn là những lỗi do sai sót về mặt chính tả.

  • Sống ở nhiều nơi, trải nghiệm nhiều nền văn hóa, các trang viết của nhà văn Pháp gốc Việt Thuận không chỉ dừng lại ở vấn đề quê hương hay hiện thực nơi đang sống.