Nhà văn Lê Văn Thảo, sống mãi với bạn đọc

14:16 22/03/2017

Sáng 21-3, tại trụ sở Hội Nhà văn TPHCM, đã diễn ra buổi ra mắt tập tiểu luận, phê bình Nhà văn Lê Văn Thảo trong lòng đồng nghiệp do Hội Nhà văn TP thực hiện (NXB Hội Nhà văn xuất bản).

Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp của nhà văn Lê Văn Thảo trong buổi ra mắt sách

Gần gũi, sâu sắc và trầm lắng

Nhà văn Trung Trung Đỉnh nhớ lại: “Lâu lắm rồi, tôi cứ gọi Lê Văn Thảo là Ông cá Hô (tên một tác phẩm của Lê Văn Thảo). Ông cá Hô viết văn, không bao giờ làm văn. Anh không bao giờ quá nghiêm trọng việc gì, kể cả viết văn. Ở bất cứ cương vị nào, bất kỳ cuộc to nhỏ nào, anh cũng bình thường không chút lo lắng hay lên gân tranh cãi, cao đàm khoát luận. Anh bảo, nhà văn bình thường thôi! Sống bình thường, viết bình thường, không dạy dỗ được ai và giáo huấn được cho ai”.

Có lẽ cũng chính vì cái chất “bình thường”, không nặng nề lên gân đó, nên đọng lại trong tâm trí người thân, bạn bè, đồng nghiệp và nhất là với những bạn đọc yêu mến văn Lê Văn Thảo luôn là hình bóng một con người giản dị, dễ gần. Nhà văn Trần Nhã Thụy nhớ lại những ngày đầu từ vùng quê lên TP mưu sinh, giữa chật vật kiếm sống và những mơ mộng tuổi trẻ, anh tự nhận mình đã may mắn gặp nhiều người tốt, trong đó có nhà văn Lê Văn Thảo, khi đó là Phó Tổng biên tập Tuần báo Văn nghệ TPHCM. Không dạy dỗ về nghề viết, không giáo điều về cuộc sống, cái mà một cây bút trẻ mới chập chững vào nghề học được ở ông là cách sống, cách đối diện với những vấn đề của cuộc đời “như một người đàn ông thực thụ”, điều mà bây giờ chẳng thấy ai dạy.

Hình ảnh giản dị, thân thuộc đó của nhà văn Lê Văn Thảo không chỉ khắc họa ở tâm trí một cá nhân cụ thể nào, nó được thể hiện ở mọi người từng tiếp xúc với ông. Đó là người đồng đội, họa sĩ Trang Phượng, người mà “gặp nhau trên chiến trường nhiều hơn ở cơ quan”, đó là cây bút nữ Trầm Hương “luôn nhớ về chú, một bậc tiền bối gần gũi, luôn khuyến khích những cây bút trẻ phải viết, đừng lo sợ đánh giá của xung quanh”. Hay cũng có khi là câu chuyện của nhà văn Trần Quốc Toàn về sự tôn trọng của một nhà văn giữ cương vị lãnh đạo đối với một tác giả còn chưa mấy tên tuổi. Ấn tượng về ông luôn là một trí thức viết văn, một con người giản dị, bình dân và gần gũi, bất kể ông đang ở vai trò nào, nhà văn hay người quản lý văn hóa.

Văn chương lớn lao từ những điều nhỏ bé

Dù chính nhà văn Lê Văn Thảo đã tự nhận xét là “nhà văn bình thường thôi” nhưng với giới phê bình, ông lại là một tác giả điển hình của văn chương Nam bộ. PGS-TS Võ Văn Nhơn (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM), một chuyên gia về văn học Nam bộ, khẳng định, nhà văn Lê Văn Thảo là người kế thừa xuất sắc truyền thống văn chương Nam bộ. Đó là chất ngôn ngữ xuất phát từ đời thường, gần gũi với đời thường, dễ đọc nhưng lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc.

Văn của nhà văn Lê Văn Thảo có thể chia thành hai thời kỳ, chiến tranh và đổi mới. Với thời chiến, như đánh giá của nhà phê bình Nguyễn Thị Phương Thúy, văn ông đa dạng và phong phú, ông viết về người lính, về người mẹ, người vợ, người con… từ chiến khu, bưng biền bát ngát, đến những ngóc ngách của đô thành Sài Gòn trong những trận đánh lớn. Văn ông ngôn từ đơn giản nhưng hình ảnh lại sống động, bởi chúng được chưng cất từ chính trải nghiệm của ông. Ông từng phải chôn cất em gái sau trận bom, tự tay khâm liệm những người đồng đội như nghệ sĩ Trần Hữu Trang, Lê Anh Xuân… Tất cả những tích lũy đó được ông nung nấu, viết lên Một ngày và một đời. Điểm chung của giai đoạn này là dù đau thương, mất mát nhưng ở mỗi tác phẩm đều chứa đựng một niềm tin không gì lung lay được.

Tiến sĩ Trần Hoài Anh cho rằng, nhà văn Lê Văn Thảo hiền lành, nhẹ nhàng nhưng thâm trầm và sâu sắc. Những tác phẩm của ông sau này hàm chứa những câu chuyện nhẹ nhàng, đó là cả một cõi nhân sinh lớn, cõi nhân sinh của thời kỳ đổi mới, nơi con người phải đối diện với những điều không còn như trước. Vì vậy, đến với văn chương của ông, ai cũng cảm thấy cuộc đời mình trong đó.

Nhà báo Lê Tiền Tuyến, Phó Tổng biên tập Báo SGGP, kể về những kỷ niệm với ông, một người rất dân dã và dí dỏm trong sinh hoạt hàng ngày, thế nhưng, khi bước vào công việc, ông lại là người vô cùng nghiêm túc, trách nhiệm. Nhiều lần đảm đương vai trò chủ tịch hội đồng giám khảo các cuộc thi viết phóng sự - ký sự nhân các dịp kỷ niệm lớn của đất nước do Báo SGGP tổ chức, bao giờ ông cũng làm hết sức mình, giải thưởng không bao giờ bị điều tiếng, tranh cãi. Không những thế, ông còn được xem là một người luôn ủng hộ, dìu dắt các nhà văn trẻ. Trong cuộc thi viết cũng do Báo SGGP tổ chức, một cây bút còn khá trẻ đã cùng đoạt giải cao nhất với một nhà văn lão thành nổi tiếng. Có ý kiến cho rằng, như thế e không phù hợp, nhà văn Lê Văn Thảo đã cương quyết bảo vệ quan điểm của mình: giải không quy định tuổi mà chỉ quy định tác phẩm xứng đáng. Cuối cùng, giải đã được trao cho cả hai tác giả ở hai thế hệ khác nhau và được đánh giá cao về chất lượng, không có bất cứ điều tiếng nào sau đó.

Nguồn: Tường Vy – SGGP






 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • 1. Quan sát tiểu thuyết Việt Nam đương đại, chúng ta sẽ nhận thấy có một số triều đại, nhân vật được các nhà văn tập trung khai khác với mật độ khá dày như nhà Trần với Trần Khánh Dư, Trần Hưng Đạo (xuất hiện trong Sương mù tháng giêng của Uông Triều, Trần Khánh Dư của Lưu Sơn Minh, Chim ưng và chàng đan sọt của Bùi Việt Sĩ, Đức Thánh Trần của Trần Thanh Cảnh…), nhà Lê với Nguyễn Trãi (xuất hiện trong Hội thề của Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Trãi của Bùi Anh Tấn…), nhà Tây Sơn với Nguyễn Huệ (xuất hiện trong Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, Tây Sơn bi hùng truyện của Lê Đình Danh…).

  • Có thể coi “Dế mèn phiêu lưu ký” là một trong những tác phẩm đặc biệt nhất của văn học Việt Nam, khi tính đến nay đã có rất nhiều ấn bản đặc biệt của bộ sách này ra đời. Mới đây, độc giả yêu mến “dế mèn” lại một lần nữa được thưởng thức cuộc phiêu lưu của chú dế lừng danh qua ấn phẩm mới với những bức tranh minh họa hoàn toàn khác biệt của nữ họa sĩ trẻ Đậu Đũa.

  • Ở vào tuổi 99, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư vẫn tỏ ra minh mẫn và tinh anh khi giao lưu cùng bạn đọc nhân dịp tái bản bộ tiểu thuyết lịch sử Loạn 12 sứ quân do NXB Văn hóa - Văn nghệ tổ chức vào sáng ngày 20-9, tại Đường sách TPHCM.

  • Khi nghe tin nhà văn Vũ Tú Nam đã trút hơi thở cuối cùng, lòng tôi dâng lên một nỗi buồn. Nhưng trong nỗi buồn ấy là những ký ức đẹp và ấm áp về ông. Hình ảnh ông hiện lên và ngự trị trên hình ảnh ấy là ánh mắt và nụ cười hiền hậu.

  • "Túc tắc sống/ Ngày nối ngày/ Túc tắc say từng phút giây/ Tới khi nào buông tay bút/ Trời xanh ngút túc tắc bay..." - là những dòng thơ của con trai nhà văn Vũ Tú Nam mới đăng để tiễn biệt cha về cõi vĩnh hằng.

  • Sớm thứ hai ngày 7-9, Trung tướng Triệu Xuân Hòa (Ba Hòa), nguyên Tư lệnh Quân khu 7, gọi cho tôi: “Anh nghe tin buồn chưa, bác Văn Lê đi đêm qua rồi”. Tôi không tin vào tai mình, hỏi lại: “Văn Lê nào, có phải nhà thơ Văn Lê?”. Giọng Ba Hòa buồn rười rượi: “Mới sớm qua, bác ấy còn đi qua ngõ nhà chúng tôi. Bác ấy vẫn cười vui mà?”.

  • “Mở mắt ngày đã trôi” là tập truyện mới của tác giả Hoàng Thanh Hương nằm trong đề án Bảo tồn, phát huy giá trị tác phẩm văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam do Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam thực hiện năm 2020.

  • Kỷ niệm 75 năm Quốc khánh 2.9, NXB Kim Đồng giới thiệu những cuốn sách về quê hương đất nước, lịch sử cách mạng, về Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, nhằm góp phần bồi đắp trong thế hệ trẻ lòng yêu nước thương nòi, tinh thần tự hào, hiểu sâu sắc hơn vị trí, uy tín của Việt Nam trong thế giới hiện đại là khởi nguồn từ ngày 2.9.1945.

  • Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp sinh năm 1950, là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam đương đại, với những sáng tác truyện ngắn đặc sắc, mang hơi hướng huyền thoại, cổ tích, hoặc lịch sử. Với Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Đông A và NXB Văn học), bạn đọc sẽ được gặp lại một cuốn sách vừa quen vừa lạ.

  • Được xem là tác phẩm đỉnh cao trong cuộc đời sáng tác ngắn ngủi của “Ông vua phóng sự đất Bắc” Vũ Trọng Phụng, tiểu thuyết Số đỏ đã từng quen thuộc với nhiều thế hệ độc giả Việt Nam. Mới đây, tác phẩm vừa được trở lại với một diện mạo hoàn toàn mới do Công ty Sách Đông A và NXB Văn học ấn hành.

  • Nhà nghiên cứu Phan Ngọc khi nghiên cứu bản sắc văn hoá của người Việt Nam đã nêu ra bốn yếu tố: Tổ quốc, gia đình, thân phận và diện mạo. Theo tôi trong bốn yếu tố ấy thì quan trọng nhất, khi hai yếu tố kia đã có rồi, là thân phận và diện mạo, vì hai yếu tố này mới xác nhận vị thế một con người trong xã hội.

  • Tôi xúc động rưng rưng khi đọc những trang đầu cuốn sách mới của nhà văn Ngô Thảo với đầu đề “Nghiêng trong bóng chiều” (Nxb. Quân đội nhân dân, 2020), mừng ông tròn tuổi 80. Ông mở đầu: Khi trò chuyện với người già, lớp trẻ sợ nhất là các vị ôn nghèo, kể khổ về thời bao cấp.

  • Trở về với miền Nam để trả món nợ ân tình, đó chính là khát vọng để Nguyễn Thi sáng tạo nên những tác phẩm cố gắng khái quát bức tranh rộng lớn của một thời cả dân tộc lên đường đánh Mĩ.

  • Bao năm qua, những sáng tác về Hà Nội đều đặn ra mắt công chúng. Không phải ngẫu nhiên nhiều tác giả luôn ưu ái dành một góc văn chương của mình để viết về Hà Nội, bởi tình yêu, sự mến thương và cảm giác gắn bó với mảnh đất Thăng Long xưa.

  • Tiểu thuyết “Những ngày cách ly”, tác giả Bùi Quang Thắng, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh dài 160 trang được viết trong 12 ngày, đề tài liên quan đến dịch Covid-19. Đọc xong, điều đầu tiên, cũng đáng nể người viết, người biên tập, đây hẳn là cuộc chạy đua để cuốn sách đến được với bạn đọc trong thời gian nhanh nhất có thể.

  • Bộ sách đồ sộ với độ dày gần 5000 trang tập hợp 30 nhật ký của những người lính trong chiến tranh. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều gọi đây là bộ hồ sơ văn hóa Việt Nam. Còn Trung tướng, Anh hùng LLVTND Đoàn Sinh Hưởng thì coi bộ sách là dấu ấn tâm hồn của các anh hùng liệt sĩ.

  • 5 năm sau khi nữ tác giả Svetlane Alexievich nhận giải Nobel văn học cho những cuốn sách thuộc thể loại phi hư cấu, Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam, bằng sự nỗ lực lớn đã tiếp tục giới thiệu các tác phẩm của bà. Hai cuốn sách được dịch và giới thiệu mới là “Những nhân chứng cuối cùng” và “Những cậu bé kẽm” do dịch giả Phan Xuân Loan thực hiện.

  • Với mong muốn khơi gợi niềm thích thú và sự tò mò của độc giả nhỏ tuổi đến với sách giáo dục truyền thống, Nhà xuất bản Kim Đồng vừa giới thiệu câu chuyện về tấm gương anh hùng của chị Võ Thị Sáu và anh Lý Tự Trọng với phần lời kể được lồng ghép cùng những bức tranh tả thực hoành tráng.

  • Trong lòng tôi, nhà văn Phạm Tường Hạnh là người anh giàu tình nghĩa, sống sôi động, bộc trực, thẳng thắn, nhưng với đồng nghiệp thì luôn biết lắng nghe và tôn trọng. Hôm nay, kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Phạm Tường Hạnh, xin có đôi dòng...

  • Đến nay, nhà văn Ma Văn Kháng đã cho ra đời hơn 20 tiểu thuyết, gần 200 truyện ngắn, chủ yếu lấy cảm hứng từ sử thi và thế sự đời tư, đề cập phần nhiều đến cuộc sống và con người vùng Tây Bắc.