Nhớ mãi lời Bác dặn năm xưa

09:22 22/01/2025
Sau một thời gian thành lập Mặt trận Việt Minh, ngày 25/1/1942, tại căn nhà lá của một người nông dân cơ sở cách mạng ở làng Xuân Kỳ, Sóc Sơn, Sơn Tây  nay thuộc Hà Nội, báo Cứu Quốc - Cơ quan của Tổng bộ Việt Minh đã ra đời.

Năm 1951, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thống nhất thành Mặt trận Liên Việt, báo Cứu Quốc trở thành cơ quan Trung ương của Mặt trận Liên Việt. Tháng 9/1955, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành lập, báo Cứu Quốc với danh nghĩa là cơ quan Trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ngày 5/2/1977, Cứu Quốc nhập với báo Giải Phóng và báo Thống Nhất, cơ quan Trung ương của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam thành báo Đại Đoàn Kết phát triển đến ngày nay.

Lúc báo Cứu Quốc mới ra đời, tòa soạn có “anh Nhân” tức đồng chí Trường Chinh phụ trách, lại có “anh Tân” tức đồng chí Lê Toàn Thư, và Lê Quang Đạo, sau thêm Nguyễn Khang và đặc biệt là Xuân Thủy, người chủ bút giữ vai trò quan trọng nhất của tờ báo. Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, báo Cứu Quốc được bổ sung nguồn lực mới, có các cây bút nổi tiếng như Trần Huy Liệu, Như Phong, Văn Tân, Tô Hoài, Trần Đình Thọ, Nguyễn Thành Lê…

Tính đến trước Tổng khởi nghĩa, Cứu Quốc đã xuất bản được 30 số báo, có thể coi như một cuốn sử thi về Cách mạng Tháng Tám năm 19451.

Từ đây, một trang sử mới mở ra với báo Cứu Quốc. Tờ báo đóng vai trò tiếng nói chính thức của cả chính quyền cách mạng và của mặt trận. Báo Cứu Quốc đăng nhiều bài viết của các đồng chí Trung ương. Trên số báo ra ngày 8/9/1945, báo Cứu Quốc đăng nguyên vẹn Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc chiều ngày 2/9 tại Quảng trường Ba Đình lịch sử…

Chỉ mới 45 ngày sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, với tư cách và trách nhiệm của người đứng đầu nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất sáng suốt chỉ ra những cỏ dại đầu tiên trong vườn hoa của chính quyền mới giành được. Báo Cứu Quốc số 69, ra ngày 17/10/1945 có đăng “Thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Ủy ban Nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng”. 79 năm đã qua, nhưng tính chất thời sự của những lời dạy ấy vẫn đầy sức sống, như Người mới nói với cán bộ, đảng viên chúng ta ngay sáng hôm nay vậy.

Người viết: “Tôi vẫn biết trong các bạn có nhiều người làm theo đúng chương trình của Chính phủ và rất được lòng dân. Song, cũng có nhiều người phạm những lầm lỗi rất nặng nề. Những lầm lỗi chính là:

1. Trái phép - vì tư thù, tư oán mà bắt bớ và tịch thu làm dân oán thán.

2. Cậy thế - cậy thế mình trong ban này, ban nọ rồi ngang tàng phóng túng, muốn sao được vậy, coi khinh dư luận, không nghĩ đến dân. Quên rằng dân bầu mình ra để làm việc cho dân chứ không phải để cậy thế với dân.

3. Hủ hóa - ăn muốn cho ngon, mặc muốn cho đẹp, càng ngày càng xa xỉ, càng ngày càng lãng phí, thử hỏi tiền bạc ấy ở đâu ra?

Thậm chí lấy của công dùng vào việc tư, quên cả thanh liêm, đạo đức. Ông ủy viên đi xe hơi, rồi bà ủy viên, cho đến các cô, các cậu ủy viên cũng dùng xe hơi của công. Thử hỏi những hao phí đó ai phải chịu?

4. Tư túng - kéo bè, kéo cánh, bà con bạn hữu mình không tài năng gì cũng kéo vào chức này chức nọ. Người có tài, có đức, không vừa lòng mình thì đẩy ra ngoài. Quên rằng việc là việc công, chứ không phải việc riêng gì dòng họ của ai.

5. Chia rẽ - bênh vực lớp này, chống lại lớp khác, không biết làm cho các tầng lớp nhân nhượng lẫn nhau, hòa thuận với nhau…

6. Kiêu ngạo - tưởng mình ở trong cơ quan Chính phủ là thần thánh rồi. Coi khinh dân gian, cử chỉ lúc nào cũng vác mặt “quan cách mạng” lên. Không biết rằng thái độ kiêu ngạo đó sẽ làm mất lòng tin cậy của dân, sẽ hại đến uy tín của Chính phủ”.

Người cho rằng: “Những kẻ tham ô, lãng phí và quan liêu phá hoại tinh thần, phí phạm sức lực, tiêu hao của cải của Chính phủ và Nhân dân, tội lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi Việt gian, mật thám”. Mặt khác, Người ân cần nhắc dạy chúng ta: “Trước mắt quần chúng không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến…”.

Giữa năm 1947, trong thời gian chuẩn bị cho “Chiến dịch Thu Đông”, Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi viết “Sửa đổi lối làm việc”, đến tháng 10/1947 thì hoàn thành, dưới bút danh X.Y.Z. Trong suốt 77 năm qua, Sửa đổi lối làm việc được xem như là cẩm nang xây dựng, chỉnh đốn Đảng, là “kim chỉ nam hành động” của cán bộ, đảng viên. Những người tốt, việc tốt rất cần được tuyên truyền, làm tấm gương soi rọi và ngợi ca. Đối với những cán bộ mắc sai lầm, Người nêu “một không sợ” và “hai sợ”. Người chỉ ra:

- Không sợ có sai lầm, khuyết điểm.

- Sợ thứ nhất: không chịu cố gắng sửa chữa sai lầm và khuyết điểm…

- Sợ thứ hai: những người lãnh đạo không biết tìm cách đúng để giúp cán bộ sửa chữa sai lầm và khuyết điểm. Trừ những người cố ý phá hoại, ngoài ra không ai cố ý sai lầm. Sai lầm là vì không hiểu, không biết. Vì vậy đối với cán bộ bị sai lầm, ta quyết không nên nhìn nhận rằng họ muốn như thế… Sự sửa đổi khuyết điểm một phần cố nhiên là trách nhiệm của cán bộ đó. Nhưng một phần cũng là trách nhiệm của người lãnh đạo.

Sửa chữa sai lầm, cố nhiên dùng cách giải thích, thuyết phục, cảm hóa. Song không phải tuyệt nhiên không dùng xử phạt. Lầm lỗi, có việc to, việc nhỏ. Nếu nhất loạt không xử phạt thì sẽ mất cả kỷ luật, thì sẽ mở đường cho bọn cố ý phá hoại. Vì vậy hoàn toàn không dùng xử phạt là không đúng…

Trong công tác xét xử, Người nhắc nhở: “Không vì công mà quên lỗi - không vì lỗi mà quên công, thuyết phục giáo dục là hàng đầu, nhưng phải có kỷ luật rất nghiêm. Phải phân tích rõ ràng cái cớ sai lầm, phải xét kỹ lưỡng việc nặng hay nhẹ, phải dùng xử phạt cho đúng”. “Người đời ai cũng có khuyết điểm. Có làm việc thì có sai lầm”. “Đảng ta không phải trên trời sa xuống. Nó ở trong xã hội mà ra. Vì vậy, tuy nói chung, thì đảng viên phần nhiều là những người tốt, nhưng vẫn có một số chưa bỏ hết những thói xấu tự tư, tự lợi, kiêu ngạo, xa hoa… Những thói xấu đó có từ lâu, nhất là trong 80 năm nô lệ. Những thói xấu đó, họ mang từ xã hội vào Đảng. Cũng như những người hàng ngày lội bùn, mà trên mình họ có hơi bùn, có vết bùn. Như thế thì có gì là kỳ quái?”.

“Cũng như một nhà có rể khờ, dâu dại không thể cấm họ gặp gỡ bà con. Đảng ta dù muốn giấu những người và những việc không tốt kia, cũng không thể giấu. Quần chúng luôn luôn liên lạc với Đảng ta… Họ chẳng những trông thấy những người tốt, việc tốt mà họ cũng trông thấy những người xấu, việc xấu trong Đảng. Họ sẽ ngơ ngác mà hỏi Đảng này là Đảng tốt, đảng viên đều là người tốt, vì sao lại có những người vu vơ, những việc mờ tối như thế nhỉ?”.

Dù đang trong giai đoạn chống Pháp cam go ác liệt, nhưng với trách nhiệm của người lãnh đạo cao nhất đất nước, Người đã chỉ ra cho cán bộ, đảng viên, nhất là đối với những cán bộ có chức có quyền biết những sai lầm, khuyết điểm và hướng khắc phục, xử lý trong công tác cán bộ, công tác Con Người.

Đã nhiều chục năm trôi qua, ngày nay, mỗi lần đọc lại những lời dạy bảo chí tình chí nghĩa sâu sắc ấy của Bác Hồ, chúng ta giật mình, thấy nhức nhối trong tim.

H.P
(TCSH431/01-2024)

 

----------------------
[1] Đỗ Quang Hưng (Chủ biên), Lịch sử báo chí Việt Nam 1865 - 1945, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tr. 197.

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Tin nổi bật
  • Hai tay tôi nắm chặt một nắm tro cốt của người bạn thân thuở thiếu thời tung ra xa, trên những lùm cây xanh tươi tốt nằm sâu hun hút dưới chân đèo, long lanh nhiều giọt mưa từ đêm qua còn đón đợi, rồi quỳ phục xuống với mấy lời khấn vái: - Chi ơi, hôm nay sau 49 ngày mất, bạn được vợ con đưa về quê hương, đúng như di nguyện của mình! Vậy là xong một cuộc đời, với bao buồn vui, lo toan và hy vọng... Mong bạn thanh thản về với đất trời và không còn điều gì phải hối tiếc!

  • Đêm chong đèn ngồi nhớ lại Từng câu chuyện ngày xưa Mẹ về đứng dưới mưa Che từng căn hầm nhỏ Xóa sạch vết con về…             (Huyền thoại Mẹ - Trịnh Công Sơn)

  • Ngày 26/3/1975, tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế trực thuộc Trung ương) hoàn toàn giải phóng. Từ căn cứ kháng chiến, bộ máy của chính quyền cách mạng lâm thời trở về Huế tiếp quản thành phố.

  • Năm tháng đời người trôi dần theo dòng thời gian như một ý niệm chân không vô cùng minh triết, đến rồi đi. Với quy luật tự nhiên của kiếp nhân sinh thì ngoài cái tuổi lục tuần, chúng ta - ai rồi cũng nhẹ chân bước vào ngưỡng cửa tay chậm, mắt mờ, tai lãng, rồi một ngày rất đỗi tự nhiên, trí nhớ từng “uyên bác” của ta bỗng quên đi nhiều thứ, quên đi bao nỗi buồn vui thăng trầm với những kỷ niệm nhạt nhòa.

  • Tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt dưới chân núi Slam Cao, thuộc địa bàn hai xã Tam Kim và Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, nơi 80 năm về trước, vào chiều ngày 22 tháng 12 năm 1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân ra đời, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày nay, hiện trưng bày rất nhiều tư liệu hiện vật quý hiếm về cách mạng kháng chiến, trong đó có những số báo của tờ Việt Nam Độc Lập cơ quan của Mặt trận Việt Minh.

  • Sau hành trình dài phấn đấu, cuối cùng Thừa Thiên Huế đã cán đích khi chính thức mang tên Huế - thành phố trực thuộc Trung ương!

  • Ngày 30/11/2024, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương với 458/461 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, với tỷ lệ bằng 95.62% trong tổng số đại biểu Quốc hội.

  • Vào sáng ngày 30/11/2024, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương với tỷ lệ 95,62% đại biểu tán thành. Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2025.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ
                     Ghi chép

    Hơn 15 năm trước, khi giới thiệu cuốn sách Trường Thanh niên Tiền tuyến Huế - 1945 - “Một hiện tượng lịch sử” (Nxb. Công an nhân dân, 2008), tôi đã viết: “Cuộc đời 43 sinh viên Trường Thanh niên tiền tuyến Huế (TTNTTH) đều có thể viết thành tiểu thuyết…” (Trích “Bài học về hội tụ nhân tài” - Báo Tuổi trẻ ngày 25/8/2008).

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    Dưới sự lãnh đạo của Việt Minh, chưa đầy hai mươi ngày sau phát lệnh Tổng khởi nghĩa, cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành chính quyền về tay nhân dân đã thành công trên cả nước.

  • Sáng ngày 28/9, tại tòa nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên họp cho ý kiến về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.


  • Chiều 20/9/2024, tại Hội nghị lần thứ mười, Ban Chấp hành Trung ương đã đồng ý chủ trương thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Theo đó Trung ương giao Ban cán sự đảng Chính phủ phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo các cơ quan có liên quan và địa phương hoàn thiện Đề án trình Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024), Quốc hội khoá XV xem xét, quyết định.

  • NGUYỄN TẤT THẮNG - CHU TIẾN LỰC

    I. Dẫn nhập

    Quốc hiệu là tên gọi chính thức của một nước, một quốc gia. Đối với các dân tộc, việc đặt quốc hiệu, tên nước gắn liền với một sự kiện có tầm quan trọng, mang ý nghĩa của một phương thức khẳng định sự tồn tại của một nước, một quốc gia có lãnh thổ riêng, có dân cư nhất định và có nền độc lập, chủ quyền riêng biệt.

  • Chủ trì họp báo sau khi được bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Tô Lâm khẳng định tận tâm, tận lực, tận hiến vì sự nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam vinh quang, vì nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, Nhân dân Việt Nam có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

  • Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Phát biểu nhậm chức của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Tô Lâm.

  • Sáng ngày 3/8, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp để giới thiệu nhân sự và bầu đồng chí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII. Đồng chí Phạm Minh Chính, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ thay mặt Bộ Chính trị điều hành Hội nghị.

  • Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.

  • Các đoàn quốc tế viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

    Trong niềm tiếc thương sâu sắc trước sự ra đi mãi mãi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đoàn đại biểu nhiều nước anh em, bè bạn đã đến viếng và có những dòng viết chân tình về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

  • Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghi thức Quốc tang.