Nguyên Tiêu viếng mộ thi nhân

22:14 14/02/2022

Sáng ngày 14/2 (tức ngày 14 tháng giêng năm Nhâm Dần),  Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật và Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức chuyến đi Viếng mộ thi nhân tại các nghĩa trang trên địa bàn thành phố Huế tưởng nhớ các văn nghệ sĩ đã khuất.

Đoàn viếng mộ thi nhân tại nghĩa trang Phan Bội Châu

Đoàn viếng mộ Thi nhân đã Khu lưu niệm Phan Bội Châu, nơi lưu giữ những hình ảnh, những áng thơ văn bất hủ của Ông già Bến Ngự - chí sĩ Phan Bội Châu, nhà yêu nước, nhà tư tưởng, nhà thơ, nhà văn nổi tiếng của đất nước đầu thế kỷ XX.

Rời Khu lưu niệm cụ Phan, đoàn đến Nghĩa trang Phan Bội Châu. Nghĩa trang Phan Bội Châu được xây dựng năm 1934 là nơi an nghỉ của 21 ngôi mộ của những người có công với nước: chiến sĩ cộng sản Nguyễn Chí Diễu, liệt sĩ Lê Tự Nhiên, nhà văn Hải Triều (Nguyễn Khoa Văn), nhạc sĩ Nguyễn Huy Nhu, Tam lang tịch Nguyễn Văn Soạn, Đạm Phương nữ sử…

Tiếp tục hành trình, đoàn tiếp tục viếng nghĩa trang sau đồi Từ Hiếu. Tại đó, các văn nghệ sỹ viếng thăm vợ chồng nhà thơ Vĩnh Mai – Phương Chi; ngôi mộ chung của hai nhà yêu nước Thái Phiên – Trần Cao Vân; lăng của Hoàng triều Tham tri Bộ Lễ Trần Thúc Nhẫn; và không thể không kể ngôi mộ rất đẹp dưới tán thông xanh của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (1819 - 1870), người được tôn xưng Văn như Siêu Quát vô tiền Hán/Thi đáo Tùng Tuy thất Thịnh Đường, cũng là người từng được vua Tự Đức xưng tặng là Nhất đại thi ông.

Tiếp tục lên đường đến nghĩa trang Nhân dân, đoàn viếng mộ họa sỹ Bửu Chỉ - người vẽ những bức tranh bút sắt nổi tiếng về tiếng thét đòi tự do, và những bức tranh luận đề sơn dầu cực kỳ ấn tượng sau này. Tiếp đó là thăm mộ nhà thơ Phương Xích Lô - một thi sĩ kỳ dị của Huế lang bạt hải hồ. Rồi đoàn đến thăm nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, nhà thơ Thái Ngọc San, nhà văn Hoàng Việt Hùng, họa sĩ Vĩnh Phối...

Viếng mộ thi nhân là hoạt động thường niên của hội Nhà văn Thừa Thiên Huế nhằm tri ân những nhân sỹ trí thức, văn nghệ sỹ đã cống hiến cuộc đời cho đất nước, đóng góp nên diện mạo của nền văn học nghệ thuật Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng.

Triển lãm ảnh hưởng ứng Ngày thơ Việt Nam lần thứ XX


Hưởng ứng ngày thơ Việt Nam lần thứ XX, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm ảnh “Di sản Cố đô Huế” nhằm hưởng ứng Festival Thơ Huế.

Triển lãm giới thiệu đến người xem 50 bức ảnh của 32 tác giả là hội viên Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế. Các tác phẩm khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên, di sản và con người miền sông Hương núi Ngự. Đáng chú ý là những hình ảnh đặc sắc về lễ hội, sắc xuân, vẻ đẹp của thành quách, kinh thành qua bốn mùa…

 

Triển lãm diễn ra từ chiều 13 đến 16/2 tại khu vực sân vườn số 1 Phan Bội Châu, TP. Huế.

 

 

 

 

 

Phương Anh

 

 

 

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • (SHO). 2000 con tem và những cánh diều đã cùng trình diễn trong ngày 20/8 ở Bảo tàng Văn hóa Huế. Đây là triển lãm do Bảo tàng phối hợp tổ chức với Hội Tem Thừa Thiên-Huế và nghệ nhân Nguyễn Đăng Hoàng.

     

  • Tục thờ “linh khuyển”, “thiên cẩu” dưới hình dạng một chú chó đá có từ lâu ở làng Địch Vĩ (Đan Phượng, Hà Nội), chùa Cầu Hội An (Quảng Nam). Ít người biết rằng, người làng Phổ Trung, Phổ Đông (xã Phú Thượng, Phú Vang, Thừa Thiên-Huế) cũng thờ “thiên cẩu” và kính cẩn nhang khói đều đặn…

  • Cách đây 30 năm, vào ngày 20 tháng 8 năm 1983, Câu Lạc Bộ (CLB) Ca Huế thuộc Nhà Văn Hóa Huế, tiền thân của Trung tâm Văn hóa Huế bây giờ được chính thức ra đời trong niềm hân hoan của các nghệ nhân, nghệ sĩ ca Huế và giới mộ điệu, tri âm trong thành phố Huế. 

  • Đại diện phủ Văn Lãng, hậu duệ của vua Hiệp Hòa và nhóm vận động trùng tu đã tổ chức lễ hoàn công công trình trùng tu xây dựng lăng vua Hiệp Hòa, vị vua thứ 6 của vương triều nhà Nguyễn.
     

  •  (S.HO). Đại sứ quán Ba Lan tại Hà Nội phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế vừa tổ chức lễ khai giảng chương trình "Bảo tồn, trùng tu và đào tạo kỹ thuật tại công trình Bi Đình - lăng Tự Đức" cho các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, họa sỹ và chuyên viên bảo tàng đang tham gia công tác bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.

  •  Từ năm 1996 đến nay, tổng kinh phí đầu tư cho xây dựng cơ bản, tôn tạo cảnh quan hệ thống di tích do Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế quản lý đạt hơn 600 tỷ đồng. Trung tâm đang triển khai gói 800 tỷ để trùng tu di tích Cố đô Huế.

  • Nhật ký ngày thường là triển lãm cá nhân lần đầu tiên của Nguyễn Đình Hoàng Việt tại Không gian nhiệm trú New Space Art Foundation (NSAF), Phú Vang, Thừa Thiên - Huế (từ 11-8 đến 11-9-2013).

  • (S.HO). Sau một thời gian dài gần như thả lỏng, một loạt động thái mới đây cho thấy chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đang nỗ lực chấn chỉnh, đưa dịch vụ ca Huế trên song Hương vào guồng.

  • Năm 2012, sen trong hồ Tịnh Tâm – loài sen nổi tiếng của xứ kinh kỳ lại nở rộ khiến người Huế vui mừng sau bao năm mong mỏi. Cứ ngỡ, sen Tịnh đã theo mùa ấy trở lại, nhưng thực tế thì lại khác. Dáng sen lụi tàn, không thể đấu nổi với bèo tây, cỏ và rau muống.

  • Tạp chí văn nghệ (TCVN) ở các địa phương đã có nhiều đóng góp vào dòng chảy văn học Việt Nam. Đó là nơi góp sức hình thành tên tuổi của nhiều tác giả, tác phẩm từ các địa phương trước khi soi vào gương mặt chung của nền văn học nước nhà. Tuy nhiên, trong tiến trình phát triển, TCVN địa phương đang đối mặt với không ít khó khăn. 

  • Chiều 9/8, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, tỉnh Thừa Thiên-Huế, đã khai mạc triển lãm “Nỗi đau và chiến tranh” của họa sĩ Cao Lê Quang

  • Thầy trò Học viện Âm nhạc Huế cùng nhiều khán giả, bạn bè bàng hoàng trước tin thầy giáo, ca sĩ Hoàng Đức đã đột ngột ra đi ở tuổi 38 do bệnh hiểm nghèo.

  • Góp tên tuổi xứ Huế vào Underground Việt nhờ một số ca khúc, MV hit, những bạn trẻ Huế đang âm thầm truyền tình yêu rap –hiphop, RnB, pop vào đời sống cộng đồng…

  • (SHO) -  Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch ngày 25/7 trong buổi làm việc với tỉnh Thanh Hóa về công tác chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc gia 2015 đã phát biểu: Năm Du lịch quốc gia 2015 nên gắn với chủ đề “Hành trình qua các kinh đô Việt cổ” gồm 5 tỉnh, thành phố đã từng là kinh đô cổ như: Phú Thọ, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa và Thừa Thiên - Huế.

  • (SHO) -  Sáng ngày 22/7, Ban Tổ chức Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V (2008 - 2013) đã tổ chức phiên họp đánh giá việc tiếp nhận các tác phẩm tham dự Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ V.

  • Chiều ngày 22/7,  tại trụ sở Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, 26 lê Lợi ( Huế), phòng tranh  “Màu thời gian” đã được khai mạc với sự tham dự của đông đảo của các họa sĩ và công chúng yêu nghệ thuật trên địa bàn.

  • Với chủ đề “Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật ca Huế”, hội thảo đã thu hút đông  sự tham dự của các giảng viên Học viện Âm nhạc Huế và các nhà nghiên cứu.

  • Trong tháng 7 này sẽ  quảng bá Poster của Festival Huế 2014 rộng rãi trong thành phố Huế, tại ngã ba cầu Phú Xuân và đường Trần Hưng Đạo.

  • Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2013 của Ban quản lý Phát triển Khu đô thị mới (BQL) vừa được tổ chức vào sáng ngày 16/7/2013, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ phát biểu: Tập trung tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư nhưng đảm bảo quy hoạch và phát triển đô thị bền vững

  • Sự thay đổi của xã hội luôn sản sinh những khoảng cách và chính từ những khoảng cách đó tạo ra sự tương phản trong đời sống. Chúng ta nhận thấy điều đó rất rõ trong cách thể hiện của nhiều họa sĩ trẻ Việt Nam gần đây. Nhưng đối với một nghệ sĩ Hàn Quốc thì họ nhìn nhận thế nào về điều này. Liệu xã hội Hàn Quốc, một xã hội phồn thịnh như chúng ta từng thấy qua phim ảnh có sinh ra những khoảng cách, những nghịch lý, tương phản khi họ đi lên từ nền tảng xã hội khác biệt với chúng ta.