Nguyên Tiêu viếng mộ thi nhân

22:14 14/02/2022

Sáng ngày 14/2 (tức ngày 14 tháng giêng năm Nhâm Dần),  Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật và Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế đã tổ chức chuyến đi Viếng mộ thi nhân tại các nghĩa trang trên địa bàn thành phố Huế tưởng nhớ các văn nghệ sĩ đã khuất.

Đoàn viếng mộ thi nhân tại nghĩa trang Phan Bội Châu

Đoàn viếng mộ Thi nhân đã Khu lưu niệm Phan Bội Châu, nơi lưu giữ những hình ảnh, những áng thơ văn bất hủ của Ông già Bến Ngự - chí sĩ Phan Bội Châu, nhà yêu nước, nhà tư tưởng, nhà thơ, nhà văn nổi tiếng của đất nước đầu thế kỷ XX.

Rời Khu lưu niệm cụ Phan, đoàn đến Nghĩa trang Phan Bội Châu. Nghĩa trang Phan Bội Châu được xây dựng năm 1934 là nơi an nghỉ của 21 ngôi mộ của những người có công với nước: chiến sĩ cộng sản Nguyễn Chí Diễu, liệt sĩ Lê Tự Nhiên, nhà văn Hải Triều (Nguyễn Khoa Văn), nhạc sĩ Nguyễn Huy Nhu, Tam lang tịch Nguyễn Văn Soạn, Đạm Phương nữ sử…

Tiếp tục hành trình, đoàn tiếp tục viếng nghĩa trang sau đồi Từ Hiếu. Tại đó, các văn nghệ sỹ viếng thăm vợ chồng nhà thơ Vĩnh Mai – Phương Chi; ngôi mộ chung của hai nhà yêu nước Thái Phiên – Trần Cao Vân; lăng của Hoàng triều Tham tri Bộ Lễ Trần Thúc Nhẫn; và không thể không kể ngôi mộ rất đẹp dưới tán thông xanh của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm (1819 - 1870), người được tôn xưng Văn như Siêu Quát vô tiền Hán/Thi đáo Tùng Tuy thất Thịnh Đường, cũng là người từng được vua Tự Đức xưng tặng là Nhất đại thi ông.

Tiếp tục lên đường đến nghĩa trang Nhân dân, đoàn viếng mộ họa sỹ Bửu Chỉ - người vẽ những bức tranh bút sắt nổi tiếng về tiếng thét đòi tự do, và những bức tranh luận đề sơn dầu cực kỳ ấn tượng sau này. Tiếp đó là thăm mộ nhà thơ Phương Xích Lô - một thi sĩ kỳ dị của Huế lang bạt hải hồ. Rồi đoàn đến thăm nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, nhà thơ Thái Ngọc San, nhà văn Hoàng Việt Hùng, họa sĩ Vĩnh Phối...

Viếng mộ thi nhân là hoạt động thường niên của hội Nhà văn Thừa Thiên Huế nhằm tri ân những nhân sỹ trí thức, văn nghệ sỹ đã cống hiến cuộc đời cho đất nước, đóng góp nên diện mạo của nền văn học nghệ thuật Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng.

Triển lãm ảnh hưởng ứng Ngày thơ Việt Nam lần thứ XX


Hưởng ứng ngày thơ Việt Nam lần thứ XX, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm ảnh “Di sản Cố đô Huế” nhằm hưởng ứng Festival Thơ Huế.

Triển lãm giới thiệu đến người xem 50 bức ảnh của 32 tác giả là hội viên Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế. Các tác phẩm khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên, di sản và con người miền sông Hương núi Ngự. Đáng chú ý là những hình ảnh đặc sắc về lễ hội, sắc xuân, vẻ đẹp của thành quách, kinh thành qua bốn mùa…

 

Triển lãm diễn ra từ chiều 13 đến 16/2 tại khu vực sân vườn số 1 Phan Bội Châu, TP. Huế.

 

 

 

 

 

Phương Anh

 

 

 

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Có những người cháu nội vua Thành Thái chỉ mong được một lần về thăm Huế nhưng ước mơ ấy trở nên quá xa vời bởi gánh nặng áo cơm.

  • Sau 6 tháng khai trương “Gác Trịnh” vào dịp kỷ niệm 12 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, chiều ngày 26/9/2013, căn gác nhỏ của người nhạc sĩ tài hoa xứ Huế tràn ngập tiếng đàn, tiếng hát của các chị cựu nữ sinh Huế xưa với chương trình văn nghệ “ Nhìn những mùa thu đi”.

  • (SHO) - Vừa qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định điều chỉnh phân công quản lý di tích khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

  • (SHO) - Nhằm đẩy mạnh xã hội hóa công tác xây dựng bảo tàng, UBND TP Huế đã kêu gọi các nhà nghiên cứu, nhân sĩ trí thức cùng xây dựng Bảo tàng văn hóa Huế trong thời kỳ mới.

  • Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam-những bằng chứng lịch sử” khai mạc sáng 20/9 tại Bảo tàng văn hóa Huế.

  • Nằm trên địa thế "minh đường", "long mạch", miếu Bà bên gốc cây thị hàng trăm năm tuổi tại làng cổ Phước Tích (Thừa Thiên - Huế) vẫn còn giữ được nét cổ kính và những bí ẩn chưa lời giải đáp về sự giao lưu hai nền văn hóa Chăm - Việt. 

  • Trong Hội thảo Văn hóa quốc tế năm 1995 tổ chức tại Đà Nẵng, bà Điềm Phùng Thị có kể lại những gian khổ trong thời gian du học ở châu Âu, những năm sau Thế chiến thứ hai. Vừa hành nghề nha sĩ, vừa làm học viên “tự do” theo học điêu khắc, rồi tổ chức triển lãm và đã có nhiều tượng đài xây dựng trên đất Pháp.  

  • UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa mới ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư  phục hồi công trình tả Tùng Tự - Đại nội Huế.

  • Chiều 18/9, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, triển lãm Dĩa sứ thời Nguyễn của 2 nhà sưu tập cổ vật Đoàn Phước Thuận và Trần Đắc Lực đã được khai mạc.

  • (SHO) - Tháng 10/2012, dự án “Tu bổ, phục hồi di tích Quan Tượng Đài” trong hệ thống dự án “Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế” đã được khởi công. Trong đó, đình Bát Phong được phục dựng mới hoàn toàn theo kiến trúc cũ. Công trình đã được hoàn thành vào đầu tháng 9/2013.
     

  • Ở Huế, có một người phụ nữ đam mê với nghề làm trống, sau tiếng trống là cả một bầu tâm huyết, bà là Hồ Thị Thương, nổi danh với hiệu trống Âm Hồn.

  • Sáng ngày 15/9/2013, Hội Sân khấu Thừa Thiên Huế đã tiến hành tổ chức bế mạc Trại sáng tác Sân khấu 2013

  • Sáng ngày 15/9, Hội Nghệ sĩ sân khấu Thừa Thiên Huế tổ chức kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam (12-8 Âm lịch). 

  • Huế là một trung tâm Phật giáo lớn của cả nước, với hệ thống chùa chiền dày đặc, nhiều chùa được liệt vào hàng quốc tự. Tuy nhiên, tiềm năng về du lịch văn hóa tâm linh vẫn chưa trở thành thế mạnh, góp phần phát triển KT-XH của thành phố

  • Cách Huế khoảng chừng 40 km, làng Phước Tích thuộc xã Phong Hòa- huyện Phong Điền từ lâu được biết đến với những ngôi nhà rường in bóng thời gian và nghề gốm truyền thống lâu đời.

  • Như dải lụa vắt ngang qua kinh thành Paris hoa lệ và cố đô Huế rêu phong, cả sông Seine và sông Hương đều là chứng nhân của thăng trầm của lịch sử. Những năm tháng rực rỡ cũng như ngày tàn của nhiều triều đại phong kiến đã trôi qua trên dòng chảy của chúng.

  • Đại sứ quán Israel tại Việt Nam cho biết, sẽ cử nhóm vũ nhạc “Tararam” sang tham gia biểu diễn tại Festival Huế 2014. Đây là lần đầu tiên nhóm vũ nhạc này đến với Festival Huế và sẽ hứa hẹn những tiết mục ấn tượng, sôi động.

  • Chức Phó giám đốc một Nhà xuất bản cấp tỉnh thì thiếu chi thứ để bày vẽ kiếm... tiền? Thế mà dài dài ngày lại nuôi chí dựng một bảo tàng bằng cách dành tiền để mua hiện vật đến nỗi thường xuyên phải gặm mỳ gói...

  • Năm 2013, kỷ niệm 100 năm ra đời (1913-2013) của Hội những người bạn Huế xưa hay cũng gọi Hội Đô Thành Hiếu Cổ (Association des Amis du Vieux Huế). Đối với một người nghiên cứu lịch sử văn hóa Huế thì sự kiện 100 năm ra đời của Hội những người bạn Huế xưa là hấp dẫn nhất. Nhưng sự kiện này đã được UB Văn hóa Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức vào tháng 9/2010 tại Huế một Hội thảo Khoa học với nội dung Thân thế và sự nghiệp của Léopold Michel Cadière. 

     

  • Họa sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Hoài Hương được nhiều người biết đến không chỉ vì tài năng của anh, mà cả vì ngôi nhà gỗ đầy phong cách.