Tiểu thuyết về một chàng trai nổi loạn, dính vào ma túy được viết bằng tình cảm của nhà văn với con trai thứ hai.
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp tại sự kiện.
Sách Tuổi 20 yêu dấu được ra mắt trong buổi tọa đàm: "Chúng ta nói gì khi nói về tuổi 20 yêu dấu", tổ chức tối 4/10 tại Trung tâm Văn hóa Pháp, Hà Nội. Sách vốn hoàn thành vào tháng 1/2003, đã được dịch ra tiếng Pháp và xuất bản từ năm 2005, cũng như được phát hành ở nhiều nước như Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ, Canada. Vì ngôn ngữ nhạy cảm, cuốn tiểu thuyết phải chờ đợi 15 năm trước khi phát hành trong nước.
Buổi ra mắt sách là dịp hiếm hoi để Nguyễn Huy Thiệp "xuống núi". Tuy đã lâu không có hoạt động văn chương mới, sự xuất hiện của ông vẫn mang sức hút lớn. Trước khi buổi tọa đàm bắt đầu, hội trường gần chật ních. Ngoài độc giả và người hâm mộ còn có những nhà thơ, nhà văn nổi tiếng là bạn bè tác giả tới dự.
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện trong bộ quần áo nâu sồng của nhà Phật. Với giọng điệu vui vẻ, ông chia sẻ nhiều về chuyện nghề, chuyện đời và chuyện tu thân. Ông cũng nói về những câu chuyện "hậu trường" của Tuổi 20 yêu dấu. Câu chuyện viết về con trai ông và những bạn bè của anh. Khi con trai ông biết mình là nguyên mẫu của chàng trai nổi loạn tên Khuê, anh đùa rằng bố phải trả tiền bản quyền nhân vật cho mình.
![]() |
Bìa sách "Tuổi 20 yêu dấu" của Nguyễn Huy Thiệp. |
Tuổi 20 yêu dấu được viết chỉ trong vòng một tháng, trong một căn phòng nhỏ trên đảo Cát Bà (Hải Phòng). Nhân vật Khuê là một thanh niên thành phố có bố là nhà văn nổi tiếng, nhưng cậu ta lại thấy chán ghét mọi thứ quanh mình. Biến cố xảy ra khi hai bố con hiểu lầm nhau và Khuê bị bố đuổi khỏi nhà. Tai vạ này dẫn đến tai vạ khác, đẩy cậu "công tử bột" dần lún sâu vào giới giang hồ. Từ "nhẹ nhàng" như cầm đồ, cậu "liều mạng" hơn với những hành động đua xe, gặp gái điếm, tham gia buôn lậu, hít heroin... Rồi cậu bị đánh cho thừa sống thiếu chết và bị ném ra đảo hoang. Ở đây, cậu bắt đầu học cách sống tự lập.
Tuổi 20 yêu dấu tiếp tục xoay quanh một nam thanh niên mới lớn - mô típ trong những tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp. Nhà văn lý giải việc thường xuyên lựa chọn nhân vật chính ở độ tuổi 17 đến 20 vì đó là tuổi đẹp nhất, cũng là tuổi mà con người phải bước qua cửa tình: "Nó là cửa đầu tiên trong quá trình tu luyện thành người của con người". Ông coi sống là một quá trình tu luyện, đi tìm "bản lai diện mục" (bộ mặt vốn có của mỗi người), đi tìm đạo.
Hai diễn giả Mai Anh Tuấn và Nguyễn Hoàng Diệu Thủy - những người nghiên cứu lâu năm về văn chương Nguyễn Huy Thiệp - đưa ra nhiều phân tích. Mai Anh Tuấn giải thích những gửi gắm của nhà văn về cái nhìn bao dung đối với tuổi trẻ, tình yêu và sự cúi đầu trước thiên nhiên, tinh thần Phật giáo và con đường tìm về "bản lai diện mục"... Diệu Thủy nói về phong cách và chủ đề của nhà văn từ những tác phẩm trước, đồng thời nhận định Khuê trong Tuổi 20 yêu dấu đã làm dày dặn thêm hệ thống nhân vật thanh niên mới lớn trong các cuốn sách trước của tác giả. Theo chị, việc bố đuổi Khuê ra khỏi nhà chỉ là cái cớ cho một khát vọng mà cậu đã có từ lâu, vì Khuê cũng giống cũng như Nhâm, Ngọc, Chương, Hiếu - những chàng trai trong các truyện ngắn trước đây của Nguyễn Huy Thiệp, đều là những kẻ "khước từ trật tự nên rất cô đơn, và sự lựa chọn bao giờ cũng là ra đi".
Cuộc trò chuyện giữa nhà văn, diễn giả và khán giả diễn ra sôi nổi trong hai tiếng đồng hồ và khép lại đầy nuối tiếc. Nhiều câu hỏi từ người hâm mộ vẫn chưa được giải đáp vì sự hạn chế về thời gian.
Theo Hà Đỗ - Vnexpress
(Đọc Áp tai vào đất, Lê Quang Trạng, Nxb Hội Nhà văn, 2017)
Nhà văn Nguyễn Thành Nhân (ảnh) được biết đến với tiểu thuyết Mùa xa nhà viết về những tháng năm anh làm nghĩa vụ quốc tế trên đất bạn Campuchia. Đây là tác phẩm đầu tay tạo được tiếng vang giúp anh tiến sâu hơn với nghề viết.
Chiều ngày 12/4, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam diễn ra tọa đàm giới thiệu hai cuốn tiểu thuyết “Phố Academy” ( tác giả Mary Costello, Hà Nguyễn dịch) và “Tuần lễ náu mình” (tác giả Maeve Binchy, Nguyễn Nhật Tuấn dịch) do Nhà xuất bản Phụ nữ cùng sự tài trợ của Đại sứ quán Ireland.
Tập sách 'Mỗi người một chỗ ngồi' mang phong vị văn chương "lạnh, sắc và tinh tế" của cây bút truyện ngắn tiêu biểu một thời.
Theo nhà nghiên cứu Trần Nhật Vy, đó là thời kỳ đầu của văn chương Sài Gòn gắn liền với thuở bình minh của báo chí chữ Quốc ngữ. Trần Nhật Vy đã tìm thấy nhiều tác phẩm có giá trị văn học sử trong quá trình nghiên cứu báo chí chữ Quốc ngữ cuối thế kỷ 19.
Nhà văn Vũ Hùng là tác giả của 40 đầu sách, trong đó có 2 tác phẩm được giải thường niên của Hội Nhà văn Việt Nam: truyện đồng thoại Sao Sao (1982) truyện ký Sống giữa bầy voi (1986).
Sau một gian nghiên cứu tìm tòi thể nghiệm, nhà văn Nguyên Hương vừa “trình làng” bộ ba “Tớ muốn đi cùng trời cuối đất” dành cho lứa tuổi học trò với cách viết mới mẻ, sử dụng yếu tố kì ảo khiến tác phẩm thêm phần cuốn hút.
“Bãi vàng và những chuyện tình nho nhỏ” bao gồm 15 truyện ngắn của nhà văn Ma Văn Kháng viết về tình yêu và thân phận người phụ nữ trong những cuộc tình trái ngang. Dưới ngòi bút của ông, tình yêu được miêu tả là “thuộc tính của những kẻ mang danh tính là con người,” (trích truyện ngắn “Bãi vàng”).
Truyện Linda Lê phản ánh thời biến động khó quên của một xứ sở, song hành hồi ức của một người đàn bà tâm thần, sống cô độc ở Paris.
Sáng nay (27/2), chuỗi sự kiện Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XVI chính thức khởi động với hội thảo về thơ với chủ đề “Những vấn đề của thơ Việt Nam hiện nay” tại Hà Nội.
Ba cuốn sách của cố nhà văn Tô Hoài (“Giữ gìn 36 phố phường,” “Những ký ức không chịu ngủ yên” và “Người con gái xóm Cung”) chính thức ra mắt độc giả vào trong dịp đầu năm 2018.
“Giải thưởng sự nghiệp văn học” - một giải thưởng mới của Hội Nhà văn Việt Nam đã được trao cho nhà văn Vũ Hùng – cây viết đã bền bỉ dành cả cuộc đời mình để viết về trẻ em, muông thú, thiên nhiên.
Liên tiếp hai năm qua, Ma Văn Kháng trình làng 2 cuốn tiểu thuyết mới và mới đây một NXB cùng lúc phát hành 8 cuốn cả tiểu thuyết và truyện ngắn của cây bút có sức viết bền bỉ hàng hiếm ở Việt Nam. Nhưng Ma Văn Kháng liệu có còn phù hợp với đọc giả trẻ hôm nay, theo nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên vẫn là “câu hỏi khó”. Còn nhà văn Nguyễn Khánh Tình nói “đọc Ma Văn Kháng, tâm hồn tôi dịu đi”.
Đầu năm 2018, nhiều tựa sách văn học nước ngoài thú vị được các nhà xuất bản trong nước giới thiệu tới độc giả Việt Nam.
Sáng 25/1, Hội Nhà văn Việt Nam đã chính thức công bố danh sách Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 2017.
Với 66 bài viết được chia làm 3 phần, cuốn sách “Như mây thong dong” của tác giả Lưu Đình Long do NXB Văn hóa - Văn nghệ và công ty Saigonbooks ấn hành là một trong những thông điệp đẹp và tình yêu và người trẻ hiện nay.
Tối 5/1, tọa đàm “Văn chương nói với ta điều gì về kẻ khác” được Bảo tàng thấu cảm và Khóa học mùa thu và phát triển (ASOD) đồng tổ chức nhằm hướng tới cái nhìn đa chiều và khoa học xung quanh vấn đề thấu cảm nói chung và vấn đề thấu cảm trong văn chương nói riêng.
Không hẹn mà gặp, gần như cùng một lúc NXB Kim Đồng cho ra mắt hai tập chân dung văn học “Đi tìm giấc mơ” của tác giả Trần Hoàng Thiên Kim và “Như cánh chim trong mắt của chân trời” của Văn Thành Lê.
Được viết từ trước năm 1975, bộ 3 tác phẩm truyện dài gồm “Áo tím qua đường”, “Mối tình như sương khói” và “Còn những bóng mưa tan” của nhà văn Từ Kế Tường về tình yêu tuổi mới lớn từng được đông đảo các thế hệ độc giả đón nhận.
Cảm nhận đầu tiên khi đọc “Văn nghệ Hà Nội những năm 1947 – 1954”, hồi ức - biên khảo của Lê Văn Ba (NXB Hội Nhà văn, 2017) là cuốn sách ngồn ngộn tư liệu và hấp dẫn. Lê Văn Ba có đủ điều kiện, hoàn cảnh và tư cách để làm việc này. Ông sống, sáng tác và hoạt động bí mật trong Hà Nội tạm chiếm, từng bị địch bắt và giam ở Nhà tù Hỏa Lò (hòa bình lập lại năm 1954 ông tròn 20 tuổi).