Người lữ hành cô độc

09:07 17/02/2009
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO(Đọc tập ký ''Trên dấu chim di thê'' của Văn Cầm Hải- NXB Phương - 2003)

Trên những bước chân độc hành đi về phía mặt trời mọc, con người là những mảnh vỡ hoàn hảo nhất mà tạo hoá đã ban tặng cuộc đời. Cũng như những dư vị của tình người, văn học luôn là một cuộc chơi tao ngộ giữa những lát cắt chéo chồng của con người và số phận. Tập ký trời Âu của Văn Cầm Hải mang những hơi thở triết lý nhân sinh rất mới lạ, lý giải một khía cạnh của cuộc sống con người trong cấu trúc bát quái ngũ hành. Trong cuộc độc hành ấy, cái tôi của Văn Cầm Hải đi dọc chiều dài của nỗi đau tấy đỏ.  Mỗi nhân vật mang một  hình dáng như những thiên sứ đang đi tìm lai chính giá trị nhân phẩm của mình trong một cuộc đấu tranh sinh tồn không khoan nhượng với nỗi thống khổ, sự nghèo đói và cả thân phận người.

Đọc tập ký của Văn Cầm Hải, tôi tìm thấy một khung trời của những ánh sao băng léo sáng giữa những đêm lạnh Âu Châu xa thẳm. Nhân vật trong ký Văn Cầm Hải mang một cốt cách khá hiền triết, đó là những mảnh đời thực được tác giả lắp ghép cẩn trọng từ lời ăn, tiếng nói, hành động đến tình cảm, xâu chuỗi họ lại với nhau trong cuộc độc hành tìm về chân lý giữa mông lung không gian và  thời gian. Khoảng cách giữa người viết đối với  người đọc, người cảm thụ được rút ngắn bằng sợi dây - tình người- sự bình đẳng trong quan hệ giới tính; sắc tộc và tác giả đã ghi lại rất cảm động hình ảnh họ trên con đường  đi tìm chân lý. Cái chân lý mà như  Đào Chi- một cô gái làm tiền chỉ với một mục đích là có được tiền để đi khắp mọi nơi, được thưởng ngoạn cảnh đẹp và thu thập tư liệu để về viết tiểu thuyết. Rồi người em gái hát dân ca trong một đêm trời Âu Châu cháy bỏng nỗi nhớ nhà , hay chính Dyly đã  không thể hôn người bạn cố tri ân của mình bởi vì lưỡi cô đã bị cắt ngắn...

Tôi không tưởng tượng ra nỗi đau của cô gái tội nghiệp ấy nhưng tôi linh cảm được hẳn nét bút Văn Cầm Hải đã rung động rất nhiều khi viết lên được nỗi lòng đau xót ấy.  Đó là một trong hàng ngàn giấc mơ thánh thiện nhất mà tôi đã bắt gặp trong những trang bút ký của Văn Cầm Hải. Anh đã biến giấc mơ của chính những con người mang nhiều nỗi đau riêng như Đào Chi, Hoa Thuỷ Tiên, chị Thuý, Quyên.... thành nỗi lòng không riêng chỉ cho một người mà cho cả nhân loại. Cái khó khi viết thể ký là  kể lại sự việc xảy ra phải hoàn toàn là sự thật và người viết phải thổi vào đó linh hồn của văn chương; từ đó đời sống hiện thực sẽ đi vào từng câu chữ như chính tình cảm của con người len lỏi giữa dương gian. Văn Cầm Hải không phô bày vốn ngôn từ nhưng phải khẳng định lại một điều là anh đã có một cuộc thanh lọc ngôn từ rất kỹ khi hoàn thành tập ký. Một lần được đắm mình trong những thân phận ký của Văn Cầm Hải , người đọc hẳn sẽ lớn thêm trong những nghĩ suy về cuộc đời, về  những thân phận làm người.

Trong chuyến đi công tác ngắn ngủi, chỉ ba tháng  ở trời Âu Châu, Văn Cầm Hải đã ninh nóng cảm xúc của mình và phôi thai những mẫu ký như tự lòng mình nung gạch. Những viên gạch hồng có chứa cả nỗi thống khổ và nước mắt. Trên những vùng đất xa xôi của địa cầu, có hàng triệu con người đang sống ấy, có cả những người VIỆT lưu vong. Có biết bao nhiêu nỗi niềm được góp nhặt ở đó để rồi tiếng nói đồng cảm của kiếp người cứ thoai thoải trượt về bên này triền dốc của lòng hướng thiện. Đó là nỗi cô quạnh bị tổn thương trong không gian, thời gian sống. Người ta có thể đọc được những lỗi lầm khi quay mặt về nhìn thực tại. Nhưng cũng có thể bỏ qua không biết bao nhiêu giấc mơ về hạnh phúc. Trên tấm thảm trải dọc những nỗi  đau là nước mắt đưa con người về với ngọn nguồn đau khổ. Một người con gái Việt trước khi lưu vong đã mang theo năm nén nhang để thắp vào đêm 30 Tết ở phương người. Nén nhang cuối cùng chị thắp khi ngồi với Văn Cầm Hải ở một đêm lạnh Âu Châu, khi con người cô đơn đến đỉnh điểm, họ tìm về nhau như một niềm tự tại, an ủi. Đêm ba mươi Tết đối với truyền thống người Việt là những gì linh thiêng cao cả nhất của hồn thiêng sông núi, của xương máu cha ông trong cuộc chinh phục quân thù dành lại hoà bình cho con cháu hôm nay. Nhưng với những người sống lưu vong, họ không thể được hưởng trọn niềm hạnh phúc ấy. Bởi vì LƯU VONG. Nghĩa là sự lệ thuộc chua xót đối với những người đồng loại. Để khỏi rơi vào bi kịch của cuộc sống, nếu thắp hết năm nén nhang mà chưa trở lại Việt thì người con gái ấy đã thành thiên cổ với người thân trên đất khách quê người.

Hoa Thuỷ Tiên là tên người con gái Việt mà Văn Cầm Hải đã được tiếp xúc và bày tỏ nỗi lòng mình trong một đêm giao thừa đầy kỷ niệm. Giữa những điều giản dị ấy của cuộc đời, ký Văn Cầm Hải có sự hiện thân và tranh đấu giữa cái Thiện và cái Ác. Tuy nhiên không phải chỉ là cách nói tượng trưng mà là một cách bày tỏ thấu đáo. Cũng như khi Văn Cầm Hải đến thăm thành phố Pari tráng lệ, anh đã gặp được những tâm hồn rất trong sáng. Đó là người đàn ông có mái tóc như một chậu bonsai đặt lên một khuôn mặt có đôi mắt sáng ngời đầy tình yêu cuộc sống. Chính những cuộc thăm viếng bất ngờ hay những đêm la cà khắp xó xỉnh trời Âu ấy đã hun đúc trong tâm hồn người viết một luồng suy nghĩ không nguôi nghĩ. Đó là thân phận những con người- đồng loại đang lưu vong và sống khắp nơi nơi trên thế giới. Họ có những nỗi niềm, những khát vọng bỏng cháy không dễ  gì lay chuyển dẫu xã hội có đối xứ thậm tệ với họ. Hay nói cách khác những nỗi niềm ấy đã được tái hiện bằng những câu chuyện kể đầy cảm động, ''Trên dấu chim di thê'' là một sự khẳng định hay cốt truyện chính là sự giãi bày thấu đáo của người viết trước mâu thuẫn của cuộc sống. Thế giới ảo trong tập ký của Văn Cầm Hải là một sự khởi đầu của loài người khi bước vào thế giới văn minh theo chủ nghĩa hiện sinh.

Biết cách đọc sự khổ đau và nỗi tê tái của nhân vật là tính cách đáng khâm phục trong phong cách ký Văn Cầm Hải. Không phải đó là một sự bằng lòng về cách viết mà ở chỗ Văn Cầm Hải biết được cách mớm câu chuyện mình sắp kể bằng một thái độ làm việc đúng quy cách, nghiêm túc trong từng câu, chữ. Tập ký làm rung động lòng người là ở chỗ tác giả biết cách mặc định nỗi thống khổ của con người trên cây bút của mình. Độc hành một mình trên những nẻo đường với những cuộc viếng thăm tình cờ như nơi sinh ra nhà triết học Nietzsche, hay cuộc gặp thân tình với nhà văn Nguyễn Hiền ở Hà Lan, rồi cánh đồng với những người Việt thuộc bài hát “Làng quan họ quê tôi'” của nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo. Đó là cuộc hạnh ngộ mang tính nhân văn cao cả trong văn hoá Việt khi ở trên trời Âu. Từ đó ý thức, nhân cách của người viết được bộc lộ một cách khác sắc sảo. Khi đưa ra những sự liên tưởng, so sánh khăng khít trong từng mẩu chuyện bắt gặp trên chuyến du ngoạn tây Âu. Như  khi Văn Cầm Hải viết về cuộc thảm sát tàn khốc ở Apcaxtang đã đưa Khan và Mary đến một nỗi đau thống khổ bởi những cuộc chiến không khoan nhượng giữa hai luồng đạn của những người ''ngoại đạo''. Cuộc chia ly đầy nước mắt vì sắc tộc màu da  để tìm đến chốn yên thân trong đau đớn của hai người bạn mới đã khiến Văn Cầm Hải xót xa về thân phận làm người. Con người có thể thuộc về nhiều chủng tộc, nhiều quốc gia, nhiều tôn giáo, nhiều thời đại khác nhau, nhưng tình yêu và thù hận là chung cho tất cả. Trong ký của Văn Cầm Hải, điều này được khẳng định như một sự tiền định cho số phận con người. Điều này thể hiện trong ngôn ngữ ký có chút ngạo nghễ của một người từng trải qua nhiều nỗi chua chát bởi cuộc sống hàng ngày ngoài xã hội. Tìm cách đưa đời sống xã hội vào văn học là một việc làm rất khó, dễ gây ra sự bằng phẳng, kể lể. Nhưng chính Văn Cầm Hải đã tạo được hưng phấn cho cảm xúc của mình trong đa thức ngôn ngữ. Tách bạch và sử dụng được phần mềm nền móng cho mọi sự khởi đầu, chính điều này đã mang lại cho tập ký của anh một nguồn mạch sống riêng đối với thể loại ký.

Khi con người ta cô độc, mọi suy nghĩ sẽ xuất hiện không chút gợn đục, nghĩa là sự cọ xát không con làm ảnh hưởng đến đời sống thực. Cũng chính vì cái lý thuyến suông ấy mà hầu như những người cầm bút ít nhiều đều tự thấy mình cô độc chăng? Văn Cầm Hải là một người làm việc khá nghiêm túc, sự kết dính giữa đời sống thực tiễn và đời sống văn học không làm cho tình cảm chi phối anh. Khi một mình đối diện với những mảnh tâm hồn lưu vong trên những vùng đất anh đặt chân đến, ngòi bút anh đã bật lân những tiếng lòng ngưng đọng mãi. Cách vận dụng đời sống tâm linh cũng là điều đáng chú trọng khi tìm hiểu tập ký. Tuy một vài chi tiết trong tập ký vẫn còn thiếu sự đánh giá cụ thể, đó là những vỹ thanh trầm trong vạn ngàn thanh âm đồng điệu bên ngoài cuộc sống chưa được sắp xếp hoàn hảo. Nhưng những trang viết đượm chất nhân văn của Văn Cầm Hải đã làm cho người cảm thụ hiểu được tính đa thức của ngôn ngữ ký và nghệ  thuật hùng biện trong thể ký.

Phát hiện vấn đề, sự kiện trong tập ký của Văn Cầm Hải là một phát hiện mới mẻ của văn học Việt . Đó không chỉ đơn thuần là việc ghi lại chân dung người thật việc thật mà đây là câu chuyện kể cảm động về số phận những con người LƯU VONG. Ở những khía cạnh khác nhau của cuộc sống, con người ta có thể chua cay, khinh rẻ lẫn nhau nhưng chung quy lại vẫn là tình người. Sống không có tâm thì cũng chỉ là một thể xác cứng nhắc không hơn không kém. Bởi vậy Văn Cầm Hải đã rất nhân đạo khi cho nhân vật của mình tự bạch tất cả. Đó là nét thành công nhất trong tập ký của Văn Cầm Hải- Người lữ hành cô độc đi tìm chân lý cho những tâm hồn đồng cảm trong dòng chảy bộn bề của cuộc sống ngoài kia.
N.T.A.Đ

(nguồn: TCSH số 193 - 03 - 2005)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • FAN ANH 1. Sự đồng hành của “ba thế hệ viết trẻ”

  • HOÀNG THÁI SƠN (Về nhà thơ trẻ Xích Bích)

  • NHỤY NGUYÊN

    Đọc bài thơ, thương hốc mắt sâu thẳm của người mẹ chờ con lạc lối, bơ vơ ngay trên ngọn sóng quê nhà.

  • Kỷ niệm 100 năm ngày bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước & Ngày báo chí cách mạng Việt NamPHẠM PHÚ PHONG - HỒ DŨNGHơn ai hết, trong buổi bình minh của cách mạng nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người ý thức rất đầy đủ về sức mạnh của báo chí và dư luận xã hội trong đấu tranh cách mạng. Nó không chỉ là phương tiện giao lưu tư tưởng, mở đường cho văn hóa phát triển mà còn là vũ khí, là công cụ đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc trên mặt trận tư tưởng.

  • ĐÔNG HÀHuế không phải là đất ở để thương mà chỉ là đất đi để nhớ. Nhiều thế hệ học sinh sinh viên đã đến, ở lại nơi này và rồi sau đó lại khăn gói ra đi. Nhưng đi không đành, nên thường để lại bằng những nỗi lòng trải dài theo khói sương bãng lãng của đất trời cố đô. Thành thử có một thời, Huế nên thơ trong mỗi áng văn chương của những người trẻ tuổi là vì vậy.

  • Mới đó mà đã gần ba mươi năm trôi qua, kể từ khi những văn nghệ sỹ trẻ xứ Huế cùng hội ngộ với nhau trong Câu lạc bộ Văn học Trẻ Huế những năm tám mươi thế kỷ hai mươi.

  • LTS: Nhà văn, nhà thơ Thanh Tịnh là người con của xứ Huế, ông sinh ra, trưởng thành và định hình như là một nhà văn ở đây.

  • PHẠM THƯỜNG KHANH - TRẦN XUÂN TUYẾT Trong số những di sản mà Hồ Chí Minh dành cho ngành Công an thì bức thư của Người gửi đồng chí Hoàng Mai - Giám đốc Công an Khu 12, ngày 11 tháng 3 năm 1948 - nói về Tư cách người Công an Cách mệnh là một di sản quý báu.

  • NGÔ MINH Nhà xuất bản Tri thức vừa ấn hành cuốn sách quý: “Đất nước Việt Nam qua Cửu Đỉnh Huế” của nhà văn Dương Phước Thu. Sách: biên khảo, lý giải rất chi tiết, rất sâu và cảm động từng chữ, từng hình ảnh khắc trên Cửu Đỉnh.

  • NGUYỄN ĐẮC XUÂNCuốn sách non 220 trang không có phụ bản, bản đồ, tranh ảnh nào khác, giới thiệu. “Bức tranh chung về văn hoá Huế”.

  • LÊ THỊ BÍCH HỒNGTôi đến thăm gia đình cố nhạc sĩ Trần Hoàn trong tiết xuân lây phây mưa bụi. Bác Thanh Hồng - vợ nhạc sĩ, người con gái xứ Nghệ tạo thi hứng cho ca khúc Lời người ra đi bất tử cùng năm tháng niềm nở đón khách.

  • HỒNG NHU“Cánh chim trong bão tố” - NXB Hội Nhà văn Việt Nam - tự truyện của Nguyễn Thanh Song Cầm đến tay tôi vào một ngày mưa dầm xứ Huế ngày tháng 10 chưa cười đã tối. Một cây bút mới xuất hiện. Tôi đọc liền một mạch từ đầu cho đến cuối sách, từ lời giới thiệu cho đến phần vĩ thanh 476 trang.

  • ĐẶNG TIẾNNhật nguyệt dấu yêu là một mùa hoa trái trễ tràng, tập thơ đầu tay được tác giả gửi đến người đọc như một ủy thác, sau khi đã trải nghiệm cuộc đời, thực tế và văn học.

  • MAI VĂN HOAN(Nhân đọc “Quãng cách lặng im” của Xuân Hoàng)

  • TRẦN HIỆPTừ một nhà giáo, theo tiếng gọi “chống Mỹ , cứu nước”, Nguyễn Quang Hà lên đường ra trận, liên tục “bám trụ” chiến trường Thừa Thiên - Huế. Năm 1975 anh bị thương phải ra Bắc dưỡng bệnh và dự lớp bồi dưỡng viết văn của Hội Nhà văn Việt Nam ở Quảng Bá. Sau đó anh trở lại Thừa Thiên - Huế chiến đấu và công tác cho đến bây giờ. Cũng vì thế, hầu như đa phần sáng tác của anh dù là thơ, ký hay truyện đều viết về vùng đất này.

  • HOÀNG THỊ THU THỦY1. “Ngày khai trường áo lụa gió thu bay” không chỉ có trong “Mối tình đầu” của nhà thơ Đỗ Trung Quân, mà niềm háo hức, tươi xanh, mong đợi có cả trong bài thơ “Mỗi ngày” của thầy giáo Hoàng Ngọc Quý.

  • TRẦN ĐÌNH SỬHoàng Ngọc Hiến là nhà giáo, nhà phê bình văn học, nhà triết luận văn hoá, nhà dịch thuật. Người ta đã biết nhiều về ông với tư cách nhà phê bình văn học mà ít biết về ông như nhà triết luận văn hoá. Về mặt này ông thể hiện một niềm trăn trở khôn nguôi đối với các vấn đề văn hoá Việt Nam hiện đại.

  • LTS: Tiểu thuyết Biết đâu địa ngục thiên đường đã lập “hattrick” nhận liền ba giải thưởng trong năm 2010 (Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, Giải thưởng Nguyễn Du, Tặng thưởng công trình Văn học nghệ thuật xuất sắc của Hội LHVHNT TT Huế). Để giải đáp phần nào thắc mắc từ phía bạn đọc về tính chất “tự truyện” cũng như chuyện bếp núc của cuốn tiểu thuyết “gia đình” này, Sông Hương xin giới thiệu bài viết của chính tác giả cầm tinh con Mèo - nhà văn Nguyễn Khắc Phê.

  • PHẠM TẤN HẦUCó tập thơ chỉ là tập hợp những bài thơ. Nhưng Thi ca mùa ngái ngủ của Lê Huỳnh Lâm, dù là tập thơ đầu tay nhưng đã thể hiện một cái nhìn nhất quán về thế giới thi ca mình khám phá. Đó là thế giới được mở to trước những “cơn đau”, trước “nỗi kinh hoàng vây quanh trái đất”, “trong đền thờ quỷ ma” và trong ca “ngôi nhà không thần thánh”…

  • TRẦN VĂN SÁNG - NGUYỄN THỊ TỐ LOANKỷ niệm 100 năm Bác Hồ đi tìm đường cứu nước (1911 - 2011)