Người gửi trái tim ở lại Hội An

08:47 04/03/2014

NGUYỄN NHÃ TIÊN

Có một con đường mà tôi đi hoài không hết Hội An. Dường như cái phố cổ ấy luôn thường hằng phát đi một tín hiệu: nhớ. Lại thường chọn rất đúng cái khoảnh khắc con người ta nhớ mà rót cái tín hiệu ấy tới.

Vậy thì làm sao đi cho hết nhớ, đi cho hết thương, đi cho hết yêu! Đi không hết nên cứ ham hố về Hội An vào bất cứ lúc nào trái tim mình nhận được tín hiệu mơ hồ ấy. Khổ nỗi, nhiều lần có mặt ở Hội An, loanh quanh trên những con đường Lê Lợi, Trần Phú, Nguyễn thị Minh Khai, rồi vòng xuống Bạch Đằng ngồi ngắm… sông, ấy vậy mà, ở Hội An lại nhớ Hội An, cứ như thi sĩ Nguyễn Bính “Ở Ngự Viên mà nhớ Ngự Viên” vậy.

 Những ngày cuối năm, bỗng nhiên cái tâm thế lơ ngơ của tôi ứ đầy nỗi nhớ mơ hồ thế kia, thì nhà văn Hà Khánh Linh bất ngờ từ Huế vào, ấn vào tay tôi cái món quà mang tên “Trái tim tôi ở Hội An”. Lại thêm một tình nhân của Hội An nữa đây! Ấy là tôi nói theo hơi hướm của Tagore vĩ đại: “Thi sĩ là tình nhân của nhân loại”. Mà chị Hà Khánh Linh vừa là nhà văn lại cũng vừa là một thi sĩ, một nhân vật huyền ảo trong “Trăng hoàng cung- Thiên tiểu thuyết thơ tình 13 chương viết trên giấy có kẻ dòng” của nhà thơ Phùng Quán. Một con người huyền thoại đến thế ấy, lại bê nguyên trái tim mình đặt ở Hội An, thì quả, nếu không là một “tình nhân” ắt cũng là một niềm đam mê cháy bỏng tột cùng.

 Thực ra từ xưa cho đến bây giờ, nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhiều văn nghệ sĩ nức tiếng trên văn đàn, bằng nhiều cách khác nhau, cũng đã từng… gửi trái tim của mình ở lại Hội An. Ví như Kazimier Kwiatkowsky, Lưu Công Nhân, hay ruột rà gần gũi là nhà Hội An học Nguyễn Bội Liên chẳng hạn. Nhưng chị Hà Khánh Linh là một nhà văn xứ Huế, hầu như hơn 40 năm cầm bút, với hơn 20 tác phẩm đã xuất bản, bao gồm: tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký, hồi ký và thơ, thì đây là tập truyện ngắn lần đầu chị viết riêng một chủ đề về vùng đất Quảng, lấy Hội An làm bối cảnh trung tâm, chọn tên gọi truyện ngắn đầu tiên làm tiêu đề của sách; TRÁI TIM TÔI Ở HỘI AN.

Nhà văn Hà Khánh Linh và tác giả


 Đọc văn Hà Khánh Linh tuy chưa hầu hết các tác phẩm đã xuất bản, nhưng nếu rút ra hồn phách văn chương của chị, thì xuyên suốt từng tác phẩm, cái độc đáo của nhà văn không ở sự lấp lánh của từng câu văn, trang văn, mà là cách xây dựng nhân vật. Chừng như nỗi hoài thai cho một lý tưởng cao cả, hướng tới siêu việt là nỗi ám ảnh thường trực trong tâm hồn của chị ký gửi vào mỗi nhân vật. Chiến tranh, Hòa bình, Tình yêu, Đức tin, Tôn giáo… là thế giới bao la cho những nhân vật của chị phiêu lưu. Gấp từng tập sách của Hà Khánh Linh lại, người ta có thể không nhớ một dòng văn, một câu văn nào, nhưng từ hình ảnh cho tới nội tại nhân vật thì người đọc khó mà quên được. Từ một “anh Giám” (trong Trường Sơn ngày ấy) cho đến “Lộ Đức” (trong Người cắm hoa nhà thờ) là những nguyên mẫu nhân vật lý tưởng như thế. “Trái tim tôi ở Hội An” cũng nằm trong motif nghệ thuật đó. Có một cách thế khác hơn, mới hơn, mà tôi ngờ rằng, tuổi tác hay nói như người ta thường nói là sự trải nghiệm, mà cũng có thể là Hội An đã truyền cho nhà văn nguồn cảm hứng ẩn mật dày trong tầng tầng rêu xanh kia những con đường vô tận mang tên: thời gian, mà muốn đi trên những lối ấy không chọn lựa nào đẹp hơn bằng hành trình của vô thức. Nhân vật cô gái (tôi) có cha là người Pháp làm ở Tòa Công sứ Hội An thời xưa, mẹ là người Quảng Nam, cô theo cha về Paris khi còn nằm trong thai mẹ. Sinh ra và lớn lên ở Pháp, cô đã tìm về Hội An theo con đường huyền ảo vô thức ấy. Và kịch tính xuất hiện, từ cái nhân vật nhuốm màu định mệnh (người đàn ông tâm thần) ở Hội An trong cuộc hôi ngộ bất ngờ và cũng khá mơ hồ. Ở đây, tình yêu, hay một thứ tình cảm còn hơn thế nữa – siêu tình yêu chăng? Đó là kỳ công của tác giả. Cái đẹp của “Trái tim tôi ở Hội An” bắt đầu từ đó.

 Vậy là với tôi lại có thêm một con đường về Hội An. Cố nhiên là không phải những lối rêu xanh lớp lớp ấy, mà là những trang sách, những nhân vật mà tôi chưa từng gặp mặt bao giờ, dẫu có xới tung ký ức tìm kiếm một gương mặt thân quen mơ hồ nào đó. Nếu là thi sĩ Lưu Trọng Lư thì ít ra tôi cũng loáng thoáng cái bóng dáng của người nghệ sĩ chạy xe thổ mộ ở Hội An (trong Nửa đêm sự tỉnh). Nếu là nhà thơ Chế Lan Viên thì ít ra ở phố cổ này tôi cũng nghe ra nụ hôn mà đoán phương bể rộng, “Yêu ở đâu thì yêu/ Về Hội An xin chớ/ Hôn một lần ở đó/ Một lần vang thủy triều” (Thơ CLV). Milan Kundera viết về “Nghệ thuật tiểu thuyết” có nói một ý thế này “ Biết về tác giả chẳng thể làm tăng thêm giá trị tác phẩm” (Bản dịch Nguyên Ngọc, NXB Văn Hóa). Cái lý của nó quả là như thế thật, nhưng cũng có những trường hợp không thể không biết về tác giả bởi những tương quan giữa cuộc đời thật và tác phẩm. Như Đại thi hào Nguyễn Du, đọc truyện Kiều thì không thể không tìm hiểu về cuộc đời ông, như Hồ Dzếnh, đọc “Chân trời cũ” thì không thể không biết về cuộc đời Hồ Dzếnh. Gần gũi nhất trong vùng quê đất Quảng là thi sĩ dị thường Bùi Giáng, dường như cái bóng dáng phiêu bồng của ông tỏa bóng lên tất cả tác phẩm của Bùi thi sĩ, cho dù thơ hay dịch, triết học hay giảng luận. Nói lên ý này là để tôi nói về một Hà Khánh Linh- nhà văn đương đại xứ Huế trót duyên nợ với Hội An, lúc bóng đời ánh lên cái quầng ráng phía tà dương.

 Dường như thi sĩ Phùng Quán là người phát hiện ra nhan sắc của Hà Khánh Linh, cả nhiên thể và thức thể, để từ đó đem lòng cuồng si ra mà thơ dại yêu, thơ dại ghen, thơ dại làm nên một “Trăng hoàng cung” lung linh trong tình yêu đại chúng. Đố ai có con mắt thần sầu như ông mô tả nhan sắc của người mình yêu: “Nhưng em ơi anh không biết/ từ chất liệu gì trăng bày đặc ra em/ Một vùng tóc như một vùng biển tối/ Vũng mắt em thăm thẳm tia nhìn/ Những ngón tay ngón chân có mùi hoa đại/ Cái cổ trần như rong dưới đáy sông Hương” (Trăng hoàng cung). Đấy là một Hà Khánh Linh hư thực trong tiểu thuyết (thơ) Phùng Quán. Còn một Hà Khánh Linh thật ở cuộc đời với tôi thật gần gũi, chân thật và đầy nhân hậu, dù đôi khi cái chất “mệ” khuôn thước nghiêm cẩn của chị có làm tôi chột dạ đôi phần. Tính cách này đọc văn chị dễ nhận thấy. Nó như một thứ dây cương vô hình chợt ghìm lại để tránh sự quá đà của sức ngựa say nước đại đường trường.

 Cũng chả rõ chị ghìm cương ở quãng nào trên đường về Hội An, nhưng xem ra nhà văn còn say sưa lắm. Chị nói với tôi: “Sắp tới mình sẽ thực hiện một chuyến lội khắp Quảng Nam để khởi đầu cho một tiểu thuyết mới, cũng lấy bối cảnh đất Quảng làm trung tâm”. Ở vào lớp ngưỡng cửa “thất thập” mà sức viết của chị cứ như thời trai trẻ. Thời cô sinh viên Nguyễn Khoa Như Ý bỏ dở đại học Sài Gòn lên chiến khu làm quân giải phóng, rồi thành nhà báo, nhà văn, nhà thơ. Mượn ý của chị giải thích về cái bút hiệu của mình: “Trong chữ Hán, Hà là hoa sen- biểu tượng của sự tinh khiết. Linh là loài hoa linh thoại. Trong kinh Pháp Hoa, Phật nói: Hoa linh thoại là hoa quí hiếm, hàng ngàn năm mới nở một lần. Khi có cả hai loài hoa: hoa sen và hoa linh thoại cùng nở, ắt có khánh hỷ”. Vâng, tôi cầu mong mùa xuân này người đẹp của“Trăng hoàng cung” sẽ khánh hỷ trong những khát khao gieo cấy mùa màng văn chương trên vùng đất Quảng, như đã từng một lần gửi “Trái tim tôi ở Hội An”!

  Đà Nẵng, những ngày đầu năm 2014
  NNT







 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRẦN ĐÌNH SỬTôi có duyên làm quen với Trần Hoàng Phố đã hai chục năm rồi, kể từ ngày vào dạy chuyên đề thi pháp học ở khoa Văn Đại học Sư phạm Huế đầu những năm 80. Hồi ấy anh đã là giảng viên nhưng theo dõi chuyên đề của tổi rất đều, tôi biết anh rất quan tâm cái mới. Sau đó tôi lại tham gia Hội đồng chấm luận án tiến sĩ của anh, được biết thêm anh là một người đọc rộng, uyên bác.

  • TRẦN THUỲ MAI(Đọc tập thơ "Quê quán tôi xưa" của Trần Hoàng Phố, NXB Thuận Hoá - Huế 2002)

  • NGUYỄN KHẮC PHÊNhà văn Nguyễn Quang Hà, trong lời bạt cuốn tiểu thuyết mượn câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Cao Bá Quát (“Trường giang như kiếm lập thiên thanh”) làm nhan đề, đã xem đây là “những kỷ niệm đầy yêu thương suốt dọc đường chiến tranh” của mình.

  • VỌNG THẢO(Về tập sách "Vì người mà tôi làm như vậy" của Hà Khánh Linh – NXB Hội Nhà văn – 2002)

  • NGUYỄN THỊ GIANG CHIF.Kafka là một trong những nhà văn lớn nhất của thế kỷ XX, một hiện tượng văn học rất phức tạp, có ảnh hưởng rộng lớn đối với tiến trình phát triển của văn học thế giới, đặc biệt là ở phương Tây.

  • YÊN CHÂU(Đọc “Gặp lại tuổi hai mươi”(*) của Kiều Anh Hương)Ngay bài thơ in đầu tập “Vùng trời thánh thiện” có hai câu đã làm tôi giật mình, làm tôi choáng ngợp:                “Những lo toan năm tháng đời thường                Như tấm áo chật choàng lên khát vọng”

  • VỌNG THẢO... " Đôi trai gái đến nhót từ trong thau ra mỗi người một con cá ngậm ngang mồm, trút bỏ áo quần, trần truồng dắt tay nhau xuống nước. Hai con cá ấy là lễ vật dâng Thần Đầm. Chúng sẽ chứng kiến cái giờ phút linh thiêng hòa nhập làm một của đôi vợ chồng mới cưới, ngay trong lòng nước... Cuộc giao phối xong, đôi trai gái mới được há miệng. Hai chú cá liền bơi đi...".

  • VŨ NGỌC KHÁNH.(Đọc sách Phan Bội Châu- Toàn tập do Chương Thâu sưu tầm, biên soạn. Nhà xuất bản Thuận Hoá và Trung tâm Văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây- 2000)

  • VỌNG THẢO(Đọc “Quỷ trong trăng’ của Trần Thuỳ Mai)Đối với người cầm bút, trong những ý niệm thuần khiết nhất của trí tưởng tượng, mỗi người đều có những nhận thức và ám ảnh khác nhau. Riêng Trần Thuỳ Mai, ý niệm thuần khiết trong trí tưởng tượng của chị là một bến bờ xa vắng, nơi ẩn chứa những hạn cuộc huyễn hoặc và khát khao tận cùng trước giả, thật cuộc đời. Đó cũng là điều chị đã gửi gắm trong tập truyện mới: “Quỷ trong trăng” (NXB Trẻ - 2001), tác phẩm văn xuôi được giải tặng thưởng hàng năm của Liên hiệp Hội VHNT Thừa Thiên Huế.

  • NGUYỄN THỊ LÊ DUNGBao đời nay, thơ vẫn là một hằng số bí ẩn bảo lưu chất trẻ thơ trong tâm hồn con người. Nó gắn với đời sống tâm linh mà tâm linh thì không hề có tuổi, do vậy, nên dù ở chu kì sinh học nào, người ta cũng sống với thế giới thi ca bằng trái tim không đổi màu.

  • TẠ VĂN SỸĐọc tập thơ CÁT MẶN của LÊ KHÁNH MAI, NXB Hội nhà văn - Hà Nội 2001

  • LÊ THỊ MỸ ÝĐọc tập truyện ngắn "NGƯỜI ƠI" - Lê Thị Hoài - NXB Thuận Hoá 2001

  • HỒNG DIỆUVâng. Thơ của nhà thơ Nguyễn Bính (1918-1966) viết ở Huế, trong đó có thơ viết về Huế và thơ viết về những nơi khác.

  • HÀ VĂN LƯỠNGBài viết này như là một nén nhang tưởng niệm nhà văn Aitmatov vừa qua đời ngày 11-6-2008)

  • UYÊN CHÂU(Nhân đọc “Mùa lá chín” của Hồ Đắc Thiếu Anh)Những ai từng tha phương cầu thực chắc chắn sẽ thông cảm với nỗi nhớ quê hương của Hồ Đắc Thiếu Anh. Hình như nỗi nhớ ấy lúc nào cũng canh cánh bên lòng, không dứt ra được. Dẫu là một làn gió mỏng lướt qua cũng đủ rung lên sợi tơ lòng: Nghe hương gió thổi ngoài thềm / Trái tim rớm lệ trở mình nhói đau (Đêm nghiêng).

  • LGT:Rainer Maria Rilke (1875 – 1926) người Áo, sinh tại Praha, đã theo học tại Praha, Muenchen và Berlin triết học, nghệ thuật và văn chương, nhưng không hoàn tất. Từ 1897 ông phiêu lưu qua nhiều nước Âu châu: Nga, Worpswede (Ðức) (1900), Paris (1903) và những nước khác trong và sau thời thế chiến thư nhất (Thụy sĩ, Ý…). Ông mất tại dưỡng viện Val-Mont vì bệnh hoại huyết.

  • Giới thiệu tập thơ đầu tiên của anh Khúc ru tình nhà thơ Ngô Minh viết: “Toàn từng làm thơ đăng báo từ trước năm 1975. Hơn 20 năm sau Toàn mới in tập thơ đầu tay là cẩn trọng và trân trọng thơ lắm lắm”.

  • 1. Trước khi có cuộc “Đối thoại với Cánh đồng bất tận” trên báo Tuổi trẻ tháng 4. 2006, Nguyễn Ngọc Tư đã được bạn đọc biết đến với tập truyện ngắn Ngọn đèn không tắt, giải Nhất trong cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi XX (lần 2) năm 2000, được tặng thưởng dành cho tác giả trẻ của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2000, giải B của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001…

  • Nhân ngày 9/5 chiến thắng phát xít Đức.

  • ...Đưa người ta không đưa qua sôngSao có tiếng sóng ở trong lòng?...