Dù nằm giữa thành phố Huế, nhưng Thủy Biều lại mang dáng dấp của một làng quê yên bình với khu vườn thanh trà ngát hương và những ngôi nhà rường hàng trăm năm tuổi.
Phường Thủy Biều, TP. Huế ngày nay là sự hợp nhất của hai làng cổ thời xưa là Nguyệt Biều và Lương Quán. Thủy là nước, Biều là cái bầu nên có thể hiểu nôm na Thủy Biều tức là cái Bầu Nước. Phải chăng tên gọi này xuất phát từ vị trí ba mặt Thủy Biều đều được bao bọc bởi dòng sông Hương thơ mộng?
Với vị trí ấy, có lẽ không nơi đâu trong thành phố Huế có được may mắn tiếp cận dòng sông Hương từ nhiều góc độ mà đẹp và lạ như ở Thủy Biều. Lên đồi Vọng Cảnh - ngọn đồi nằm giữa khúc uốn sông Hương sẽ mang đến cho bạn góc nhìn tuyệt đẹp về thiên nhiên trữ tình xứ Huế. Từ đây nhìn sang bên kia sông là điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ và cầu Tràng Tiền.
Cách trung tâm thành phố khoảng 4 km về phía tây nam, phường Thủy Biều ngày nay còn lưu giữ được nhiều công trình kiến trúc cổ, độc đáo, trong đó phải kể đến đấu trường Hổ Quyền Voi Ré. Trải qua 183 năm, đấu trường có dáng hình vành khăn này vẫn còn nguyên vẹn với thành trong, thành ngoài, khán đài, cổng vào và bậc đá, khiến du khách đến thăm có thể hình dung phần nào về những trận đấu sống còn giữa voi và cọp năm xưa.
Nhưng điểm nhấn ở Thủy Biều có lẽ là hệ thống nhà rường cổ hơn 100 năm tuổi. Đây là loại nhà có nhiều rường cột, rường kèo và trong không có vách ngăn với lối kiến trúc theo chữ Đinh, Khẩu hoặc Công. Đa số ngôi nhà rường ở Huế được đặt về hướng nam, làm từ gỗ kiền, gõ hoặc mít rừng.
Là nét kiến trúc tiêu biểu của Huế nên đến với Thủy Biều bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng các hình mây cuộn, hoa lá hoặc đường diềm trang trí chạm trổ tinh vi trên các đòn, kèo, xà, cột như họa nổi.
Để chống lại khí hậu khắc nghiệt miền Trung, những ngôi nhà rường ở Huế được lợp bằng ngói liệt, với hai lớp dày chồng lên nhau. Nhờ vậy, mùa hè mát mẻ còn mùa đông thì ấm áp. Mái nhà có độ dốc lớn nên chống được những cơn bão mà không hề bị sụt ngói. Bình dị, đơn sơ nhưng bất kể ai bước vào nhà rường ở Huế cũng dễ dàng nhận thấy kiến trúc vững chắc, thiết kế tiện nghi của mỗi ngôi nhà, đặc biệt là không thể thiếu sân vườn trước mặt.
Các khu vườn ở Thủy Biều gần như không rào, chỉ có những hàng cây xén thấp phân định vườn nọ với vườn kia như một ý nghĩa tượng trưng. Trong các loại cây trái ở đây, hấp dẫn nhất là cây thanh trà - một loại bưởi đặc sản của Huế.
Bưởi thanh trà tuy không to và nặng nhưng róc vỏ, có vị ngọt thanh và không có dư vị đắng khi uống nước sau ăn. Dẫu chỉ thu hoạch một mùa nhưng quanh năm bưởi thanh trà mang đến cho làng quê ở Thủy Biều những vẻ đẹp khác nhau.
Mùa xuân là màu trắng xóa của những chùm hoa bưởi ngát hương, mùa hè là màu xanh mơn mởn của những trái bưởi non. Thu đến, Thủy Biều mời gọi bằng những cây thanh trà trĩu quả, vươn cành phủ rợp đường làng, lủng lẳng, đong đưa trên đầu du khách. Đông về, cây ấp ủ chờ nắng xuân chiếu rọi.
Vào bất cứ thời điểm nào, chỉ cần bước vào những khu vườn trồng thanh trà nổi tiếng ở Thủy Biều, du khách đều có thể đắm mình trong không khí mát rượi, thanh bình của làng quê xứ Huế. Và sẽ chẳng thể nào quên được nếu bạn được một lần cảm nhận hương vị thơm, ngọt, mát của giống thanh trà trứ danh.
Đến Huế, hãy dành thời gian ghé lại Thủy Biều để được hòa mình vào khung cảnh thơ mộng với những con đường làng rợp bóng cây, điểm xuyết những mái ngói, những ngôi nhà rường cổ kính, yên bình cư ngụ trong một thiên nhiên xanh rờn hoa trái.
Theo Vy An (Vnexpress)
Ban tổ chức Festival Huế 2022 cho biết, Đại lễ Phật Đản Phật lịch 2566 sẽ diễn ra từ ngày 8/5 – 15/5/2022 với nhiều hoạt động trải khắp các địa điểm trên TP Huế.
Tối ngày 28/4, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2022 với chủ đề “Gắn kết cộng đồng - Lan tỏa hành động nhân ái”.
Tối 28/4, UBND TP Huế (tỉnh Thừa Thiên-Huế) tổ chức khai mạc Festival Thuận An biển gọi năm 2022 với sự tham dự của hàng nghìn du khách và người dân địa phương.
Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế vừa có buổi làm việc với lãnh đạo Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở Huế về việc bàn giao những hiện vật đồng thời vừa mới sưu tầm giúp Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh để thực hiện công tác trưng bày trong thời gian tới.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Khoa Kiến trúc, Đại học Khoa học Huế triển khai tổ chức Cuộc thi Thiết kế cảnh quan Eo Bầu - Thượng Thành phía Nam và Ký họa kiến trúc chủ đề "Nam Kinh Thành Huế - Dấu ấn thời đại".
Thực hiện “Đề án Phát triển VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030” của UBND tỉnh, chiều ngày 25/4 Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết “ Thừa Thiên Huế trong tôi” năm 2022 dành cho học sinh trung học Thừa Thiên Huế.
Hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), từ ngày 22 - 24/4, tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc thiểu số huyện A Lưới, UBND huyện A Lưới phối hợp với Thư viện Tổng hợp tỉnh, Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức hoạt động Tuần lễ sách và Văn hóa đọc năm 2022 và triển lãm Di sản Cố đô Huế qua nghệ thuật ký họa.
Tối 22/4/2022, tại quảng trường Ngọ Môn, UBND Thành phố Huế long trọng tổ chức Lễ khai trương phố đêm Hoàng Thành Huế.
Sáng 23/4, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ phát động Cuộc thi sáng tác ca khúc "Tôi yêu Huế" và cuộc thi ảnh nghệ thuật "Huế - Những góc nhìn mới" lần thứ IV, năm 2022. Tham dự có ông Hoàng Hải Minh - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Sáng 22/4, tại Trường lang Đại Cung Môn, Đại nội Huế; Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức triển lãm bản Kiều chép tay của hoàng gia triều Nguyễn.
Sáng 21/4, Nhà xuất bản Thuận Hóa đã tổ chức buổi ra mắt cuốn sách “Chủ tịch nước – Đại tướng Lê Đức Anh, niềm tự hào quê hương Thừa Thiên Huế” nhân Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, kỷ niệm 3 năm ngày mất của Chủ tịch nước – Đại tướng Lê Đức Anh (22-4-2019 - 22-4-2022).
Sáng 21/4, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế đã tổ chức buổi lễ tiếp nhận tư liệu, hiện vật của các văn nghệ sĩ Huế trao tặng cho phòng truyền thống của Liên hiệp Hội.
Chiều ngày 20/4, Đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng làm Trưởng đoàn có buổi làm việc tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác phát triển văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch
Sáng ngày 20/4, tại di tích Lầu Tàng Thơ, thành phố Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ Khai mạc ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam năm 2022. Dự buổi lễ có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; UVTV Tỉnh ủy – Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định.
Sáng ngày 20/4, Sở Văn hoá và Thể thao tổ chức Trao giải cho cuộc thi “Sáng tác lời mới dựa trên các bài bản Ca Huế”.
Ủy ban nhân dân Thành Phố Huế vừ có thông báo về việc chính thức khai trương Phố đêm Hoàng thành Huế lúc 20 giờ 00 tối ngày 22/4/2022 tại quảng trường Ngọ Môn.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có Công văn số 3673/UBND-VH cho phép mở cửa miễn phí tham quan Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (số 03 Lê Trực, thành phố Huế).
Chiều 18/4, tại Làng cổ Phước Tích – Huyện Phong Điền đã diễn ra lễ Bế mạc trại sáng tác VHNT với chủ đề "Giấc mơ Phong Điền" năm 2022.
Sáng 17/4, Bảo tàng gốm cổ sông Hương (địa chỉ số 120 Nguyễn Phúc Nguyên, phường Hương Long, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế) chính thức đi vào hoạt động và mở cửa đón du khách, người dân đến tham quan.
Chiều 16/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tổ chức Lễ Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Nhất năm 2022, đồng thời, tổ chức lễ ra mắt 02 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế.