Dù nằm giữa thành phố Huế, nhưng Thủy Biều lại mang dáng dấp của một làng quê yên bình với khu vườn thanh trà ngát hương và những ngôi nhà rường hàng trăm năm tuổi.
Phường Thủy Biều, TP. Huế ngày nay là sự hợp nhất của hai làng cổ thời xưa là Nguyệt Biều và Lương Quán. Thủy là nước, Biều là cái bầu nên có thể hiểu nôm na Thủy Biều tức là cái Bầu Nước. Phải chăng tên gọi này xuất phát từ vị trí ba mặt Thủy Biều đều được bao bọc bởi dòng sông Hương thơ mộng?
Với vị trí ấy, có lẽ không nơi đâu trong thành phố Huế có được may mắn tiếp cận dòng sông Hương từ nhiều góc độ mà đẹp và lạ như ở Thủy Biều. Lên đồi Vọng Cảnh - ngọn đồi nằm giữa khúc uốn sông Hương sẽ mang đến cho bạn góc nhìn tuyệt đẹp về thiên nhiên trữ tình xứ Huế. Từ đây nhìn sang bên kia sông là điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ và cầu Tràng Tiền.
Cách trung tâm thành phố khoảng 4 km về phía tây nam, phường Thủy Biều ngày nay còn lưu giữ được nhiều công trình kiến trúc cổ, độc đáo, trong đó phải kể đến đấu trường Hổ Quyền Voi Ré. Trải qua 183 năm, đấu trường có dáng hình vành khăn này vẫn còn nguyên vẹn với thành trong, thành ngoài, khán đài, cổng vào và bậc đá, khiến du khách đến thăm có thể hình dung phần nào về những trận đấu sống còn giữa voi và cọp năm xưa.
Nhưng điểm nhấn ở Thủy Biều có lẽ là hệ thống nhà rường cổ hơn 100 năm tuổi. Đây là loại nhà có nhiều rường cột, rường kèo và trong không có vách ngăn với lối kiến trúc theo chữ Đinh, Khẩu hoặc Công. Đa số ngôi nhà rường ở Huế được đặt về hướng nam, làm từ gỗ kiền, gõ hoặc mít rừng.
Là nét kiến trúc tiêu biểu của Huế nên đến với Thủy Biều bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng các hình mây cuộn, hoa lá hoặc đường diềm trang trí chạm trổ tinh vi trên các đòn, kèo, xà, cột như họa nổi.
Để chống lại khí hậu khắc nghiệt miền Trung, những ngôi nhà rường ở Huế được lợp bằng ngói liệt, với hai lớp dày chồng lên nhau. Nhờ vậy, mùa hè mát mẻ còn mùa đông thì ấm áp. Mái nhà có độ dốc lớn nên chống được những cơn bão mà không hề bị sụt ngói. Bình dị, đơn sơ nhưng bất kể ai bước vào nhà rường ở Huế cũng dễ dàng nhận thấy kiến trúc vững chắc, thiết kế tiện nghi của mỗi ngôi nhà, đặc biệt là không thể thiếu sân vườn trước mặt.
Các khu vườn ở Thủy Biều gần như không rào, chỉ có những hàng cây xén thấp phân định vườn nọ với vườn kia như một ý nghĩa tượng trưng. Trong các loại cây trái ở đây, hấp dẫn nhất là cây thanh trà - một loại bưởi đặc sản của Huế.
Bưởi thanh trà tuy không to và nặng nhưng róc vỏ, có vị ngọt thanh và không có dư vị đắng khi uống nước sau ăn. Dẫu chỉ thu hoạch một mùa nhưng quanh năm bưởi thanh trà mang đến cho làng quê ở Thủy Biều những vẻ đẹp khác nhau.
Mùa xuân là màu trắng xóa của những chùm hoa bưởi ngát hương, mùa hè là màu xanh mơn mởn của những trái bưởi non. Thu đến, Thủy Biều mời gọi bằng những cây thanh trà trĩu quả, vươn cành phủ rợp đường làng, lủng lẳng, đong đưa trên đầu du khách. Đông về, cây ấp ủ chờ nắng xuân chiếu rọi.
Vào bất cứ thời điểm nào, chỉ cần bước vào những khu vườn trồng thanh trà nổi tiếng ở Thủy Biều, du khách đều có thể đắm mình trong không khí mát rượi, thanh bình của làng quê xứ Huế. Và sẽ chẳng thể nào quên được nếu bạn được một lần cảm nhận hương vị thơm, ngọt, mát của giống thanh trà trứ danh.
Đến Huế, hãy dành thời gian ghé lại Thủy Biều để được hòa mình vào khung cảnh thơ mộng với những con đường làng rợp bóng cây, điểm xuyết những mái ngói, những ngôi nhà rường cổ kính, yên bình cư ngụ trong một thiên nhiên xanh rờn hoa trái.
Theo Vy An (Vnexpress)
Sáng ngày 25/5, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV năm 2022.
Chiều ngày 24/5, Liên hiệp các Hội Văn học Nghê thuật Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND Huyện Phú Vang đã tổ chức Bế mạc trại sáng tác “Phú Vang ngày mới”.
Ngày 23/5/2022, UBND thành phố Huế phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tổ chức Lễ khởi động Dự án “Xây dựng thành phố Huế văn hoá và du lịch thông minh”.
Sáng ngày 19/05, Nhân kỉ niệm 132 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 -19/5/2022), tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tỉnh Thừa Thiên Huế, Đoàn lãnh đạo tỉnh đã đến dâng hoa, báo công lên Bác và khai mạc Triển lãm chuyên đề “Những tấm gương bình dị mà cao quý”.
Sáng 18/5, tại Nhà Gươl huyện Nam Đông đã diễn ra chương trình tái hiện lại lễ hội Mừng lúa mới. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động “Ngày hội văn hoá, thể thao, du lịch các dân tộc miền núi” tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV năm 2022.
Festival Huế 2022 là Festival đầu tiên được tổ chức theo định hướng bốn mùa, mà điểm nhấn là tuần lễ Festival văn hóa, nghệ thuật mang tầm quốc gia và quốc tế với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”.
Tối ngày 17/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên- Huế tổ chức Lễ Tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ tỉnh Thừa Thiên - Huế lần thứ VI, năm 2022.
Tối ngày 17/5, tại Thị trấn Khe Tre - huyện Nam Đông đã diễn ra Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV, năm 2022. Tham dự ngày hội có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.
Sáng ngày 15/5, tại Tổ đình Từ Đàm, TP. Huế, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh tổ chức trọng thể Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566 với sự tham dự của đông đảo tăng, ni và đồng bào Phật tử. Đến dự có Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, ông Phan Thiên Định, Bí thư Thành uỷ và đại diện HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh và các ban ngành, đoàn thể.
Chiều 14 tháng 4 năm Nhâm Dần (14/5/2022); Ban Trị sự GHPGVN tỉnh – Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Pl.2566 đã trang nghiêm cử hành lễ Mộc dục và Rước Phật từ Diệu Đế Quốc tự lên Tổ đình Từ Đàm, nguyện cầu tổ quốc vinh quang, đạo pháp trường tồn, thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc.
Tối ngày 13/5/2022 (13.4 Nhâm Dần) tại Nghinh Lương đình, thành phố Huế; Ban Trị sự GHPGVN tỉnh - Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Pl.2566-Dl.2022 đã tổ chức khai mạc và diễu hành xe hoa trên các trục đường của thành phố Huế đón mừng Phật đản.
Chiều 13/5/2022 (13.4 Nhâm Dần) tại Công viên Lý Tự Trọng, thành phố Huế; Ban Trị sự - Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Pl.2566-Dl.2022 đã tổ chức khai mạc không gian Ẩm thực chay với chủ đề “ Suối nguồn từ bi”.
Chiều 12/5, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật phối hợp với UBND huyện Phú Vang tổ chức khai mạc trại sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề "Phú Vang ngày mới".
Ngày 11/5, Đoàn lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh do đồng chí Phan Ngọc Thọ, Phó Bí Thư Thường trực Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Thừa Thiên Huế tại chùa Từ Đàm nhân dịp Đại lễ Phật đản năm 2022 - Phật lịch 2566.
Chủ tịch UBND tỉnh - ông Nguyễn Văn Phương vừa có cuộc họp rà soát các nội dung triển khai, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm đảm bảo tiến độ khởi công dự án cầu vượt sông Hương trên đường Nguyễn Hoàng vào tháng 9/2022.
Tối 08/5, tại Nghinh Lương đình, Ban Trị sự - Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Pl.2566 tổ chức lễ Thắp sáng 7 hoa sen trên sông Hương cầu quốc thái dân an.
Chiều 08/5, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, thành phố Huế); Ban Trị sự – Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Pl.2566 tại Thừa Thiên Huế đã khai mạc triển lãm văn hóa Phật giáo với chủ đề “Dấu ấn nghệ thuật Phật giáo trên gốm sứ Bát Tràng”.
Chiều 29/4, tại vườn Thiệu Phương, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trường đại học Nghệ thuật – Đại học Huế tổ chức vừa khai mạc Triển lãm “Mỹ thuật và di sản”.
Chiều ngày 29/4, tại Hội trường Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra Đại hội Hiệp hội Văn hóa ẩm thực tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ nhất nhiệm kỳ 2020 – 2017.