Trong giờ phút hay tin người bạn của mình hấp hối, nhà văn Tô Nhuận Vỹ đã nhớ về người bạn của mình và viết bài viết này ngay trong đêm. Khi chữ cuối cùng của bài viết được viết xong, cũng là lúc nhà văn hay tin: ông Ngô Kha sắp trút hơi thở cuối cùng... SH xin giới thiệu bài viết cùng bạn đọc.
Nhà văn Tô Nhuận Vỹ (trái) và nhà sử học Ngô Kha (phải) ở chiến khu Thừa Thiên
Cuối năm 1965 tôi từ Hà nội vào được đưa về báo Giải phóng của tỉnh Thừa thiên Huế,sau hơn một tháng đi bộ vượt Trường sơn (trước đó tôi dạy ở trường cấp 3 Hậu Lộc,Thanh hóa).Lúc đó,các bộ phận báo,tuyên truyền,giáo dục,huấn học… đều ở trong Ban Tuyên Huấn và đều ở chung một cơ quan,mỗi bộ phận ở một chòi,quần tụ quanh nhau ở một ngọn núi rậm rạp vừa phải và dĩ nhiên gần một khe suối để dựng bếp nấu ăn chung cho tất cả.Báo lúc đó do anh Nguyễn Sự - kính phụ trách,anh Phan Nhơn là thư ký tòa soạn(sau đó là anh Ngô Kha).
Khi ở trạm giao liên trung tâm của Tỉnh,tôi đã nghe nhân viên ở đây kể ở báo có anh Ngô Kha là no rồi.Tôi hỏi vì sao thì mấy anh hì hì nói anh ấy mở miệng ra là anh em cười nghiêng ngửa,bụng dạ mô nữa mà đói.À,ra rứa.Tôi về cơ quan ít hôm thì có tin dưới khu 3 Phú lộc mình vừa làm chủ được mấy thôn ở Vĩnh lộc,cần có người về đó đưa tin,viết bài ngay.Tôi xin đi.Ngô Kha cũng có việc phải về căn cứ của Hương thủy nên tôi được cùng anh đi một đoạn dài đường rừng.Khi đến căn cứ của huyện Hương thủy,tôi theo anh leo dốc vô chào mấy anh lãnh đạo đang họp.Nhà họp ở trên cao,nên mấy anh đã thấy chúng tôi trước.Anh Đắc,bí thư huyện ủy nói to:
- Chào Cụ Kha!
- Chào Cụ Đắc! - Kha đáp lại và cười rổn rảng
Cả mấy anh huyện ủy cũng cười rổn rảng,lăn ra mà cười vang cả rừng.Cái cung cách lịch sự đèn sách của tôi bỗng tan biến,trong lòng thấy ấm áp lạ thường mà lúc đó chưa hiểu vì răng.Đêm ấy,chúng tôi mắc võng ngủ lại.Gần bên võng Ngô Kha là võng của chú Thu,thường vụ tỉnh ủy đang về chỉ đạo mấy huyện phía Nam.Chú bị thương thời đánh Tây,méo cả miệng,nên mọi người hay gọi là Thu-méo(dĩ nhiên khi không có chú).Đêm đó,chú lên cơn đau dạ dày.Cô y tá của huyện tới chăm sóc,cho uống thuốc rồi mà chú vẫn rên ,chắc đau dữ lắm.Cô đành hơ tay vô bếp lửa rồi áp vô bụng chú cho chú đỡ đau.Nhưng chú vẫn rên,lần sau có vẻ rên to hơn lần trước nữa,khiến cô y tá có vẻ cuống.Cô kéo cái quần bà ba của chú xuống thấp rồi áp bàn tay nóng lên bụng.Chú bớt rên hơn nhưng chú nói,miệng chú méo nên giọng nói cũng như …rên:
- Cháu…cho tay… xuống tý nữa. Rồi… xuống tý nữa…
Ngô Kha nãy giờ cũng thương cho chú Thu lắm nên nằm yên cả buổi không dám nói năng chi, nhưng đến đây thì cái máu khôi hài át tình thương,bèn nói đổng:
- Xuống vừa vừa thôi,chớ xuống mãi à…
- Cha mi Kha! Cha mi Kha! Tau đau gần chết đây mà mi…ọe ọe…
Chú Thu như lên cơn. Nhưng ọe khan xong thì tự dưng cơn đau của chú cũng biến mất! Tôi thì đau cả ruột và đau cả mảng sườn vì cười quá nên ngã lộn nhào một phát từ trên võng xuống nền nhà toàn đá ụ với rễ cây.
Ngay chiều hôm đó, mấy o cấp dưỡng của huyện ủy, có vẻ đã quen biết Ngô Kha từ trước, cứ tranh thủ khi rảnh tay là xê tới giục Kha kể chuyện
- Kể chuyện chi mới được chớ? - Kha ra vẻ suy nghĩ
- Chuyện chi cũng được hết- mấy o há miệng đồng thanh
- Nhưng nhờ mấy o vá dùm tui cái quần đã…
- Khi mô vá mà không được! Eng kể đi đã.
- Mấy o thương thì vá ngay cho tui thì tui mới yên tâm kể chuyện, chớ thấy mấy o nuôi quá nhiều chuột, khi hồi hắn tới khới cả móng chân tui đây này,cứ ngồi kể mà hắn chi vô chỗ thủng khới mất… cái của quý thì vợ tui chết giấc!
Tiếng cười như bưng cả mái nhà mà tung lên trời. Nhưng có một o, chắc dưới đồng bằng mới lên cơ quan, hỏi thực tình:
- Eng Kha mà có vợ rồi à?
- Ngoài Bắc thì có rồi,nhưng vô đây thì chưa!
Đó là lần đầu tiên tôi được “thưởng thức” tài khôi hài của Ngô Kha, người mà sau này nhiều anh em đã đặt tên cho là “nguồn Phi-la-tốp” của rừng chiến khu (Phi-la-tốp là một loại thuốc bổ nước rất phổ biến thời đó). Nhất là giữa những ngày gian khổ sau Mậu Thân, “đói xanh mang”, tiếng cười Ngô Kha còn hơn cả thuốc bổ nữa, là tiếng cười ngạo nghễ kiên gan của cả thế hệ kháng chiến.
Ngày tôi bị thương, phải về Viễn Trình, nằm hầm bí mật làm ngay trong cái nhà - hầm của thím Phép cũng có Ngô Kha. Thêm Cúc- nữ sinh Đồng khánh, là cơ sở nội thành và sau này là nhà tôi, đang ở đây chăm sóc tôi và chờ giao liên đưa lên căn cứ. Vị chi là 3 người, chèn nhau trong căn hầm hẹp mà thường chỉ để dành cho một mình tôi. Trong tình yêu thiêng liêng thời kháng chiến của tôi cũng có hình bóng anh Ngô Kha
Trong hầm bí mật lèn ba đứa
Nằm đếm bước đi bọn Mỹ càn
Lắng nghe tim em đang gấp nhịp
Thương quá em mình chịu gian nan
Ngô Kha ơi, tôi đang ngồi viết những dòng này thì nghe tin anh vừa ra đi! Nước mắt tôi chảy tràn mà tôi lại nhớ những tiếng cười Ngô Kha ngày kháng chiến . Ở mảnh đất này, ai đã đi kháng chiến mà không biết Ngô Kha? Và có ai không nhớ một vài chuyện, hàng chục chuyện cười mà anh kể,không có chuyện anh cũng kể ra cười. Cười để mà vui kháng chiến, cười để mà qua cơn đói mà vượt quốc lộ về đồng bằng bám dân, cười để thương yêu nhau hẹn ngày chiến thắng. Cười để sống cho ra con người.
Lần anh cùng đoàn cán bộ đi công tác bị biệt kích sục rừng của Mỹ phục kích, nhiều người chết và bị thương, anh đã tuôn rừng chạy vượt lửa,chạy mãi, chạy mãi…khi thấy một cái chòi của một đơn vị sản xuất, anh mới biết mình còn sống. Khi tim vẫn còn đập như trống trận, vậy mà còn kịp lục túi lấy ảnh chị Thanh (vợ anh,lúc đó ở Thanh Hóa) mà anh luôn đem theo bên mình,cười vang một tràng và ứng khẩu như đọc cho cả rừng chiến khu nghe:
Những tưởng không mong sum họp nữa,
Ai ngờ đạn tránh Cụ Ngô Kha!
Ôi, Ngô Kha!
Tô Nhuận Vỹ
Chiều ngày 17/4, Tạp chí Sông Hương đã tổ chức buổi họp báo giới thiệu triển lãm tranh của các họa sĩ khuyết tật mang tên “Ngày Mới”, diễn ra tại Tòa soạn tạp chí, số 09 Phạm Hồng Thái, Huế.
Huế hiện có khoảng 50 đình làng cổ nhưng một số đã bị xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ biến mất. Nhiều nơi là di tích quốc gia mà nhếch nhác hơn cả… quán cóc.
UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 675/QĐ-UBND ban hành Quy chế xét tặng Giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô tỉnh Thừa Thiên Huế.
Triển lãm sắp đặt của nghệ sỹ người Đức Dorothee Berkenheger sẽ khai mạc vào ngày 13/4 tới tại New Space Arts Foundation (N.S.A.F.), 15 Lê Lợi, thành phố Huế. Dự kiến sẽ có ba tác phẩm phản ánh chủ đề “Bộ sưu tập” được trình bày lần này.
Chiều 7/4, trên Sân vận động Tự Do (TP Huế) đã diễn ra trận chung kết giữa hai đội: Khoa Giáo dục Thể chất (ĐH Huế) và ĐH Khoa học Huế. Hàng ngàn khán giả đã đến sân và cổ vũ cuồng nhiệt cho trận đấu được dự báo là khá gay cấn và đáng mong đợi này.
Mình học đại học ở Huế. Thời ấy nhà sách Phú Xuân ở đường Trần Hưng Đạo, đầu cầu Trường Tiền phía bờ Bắc, là nhà sách đình đám nhất. Mình khá siêng đi nhà sách, nhưng dẫu là bước vào một cách hiên ngang, mặt có vác lên đến trần nhà cũng chỉ để hưởng cái mát của máy lạnh những ngày nắng nóng kết hợp ngắm sách, sờ sách, suýt xoa sách, rồi… đọc ké sách. Và ra về trong trạng thái thèm thuồng.
Xứ Huế đi vào trong thơ ca với cảnh đẹp mê hồn, người Huế có giọng nói dễ thương, tính cách nhẹ nhàng sâu lắng khiến ai ngỡ một lần đến Huế đều phải thốt lên sự thán phục với vẻ yên bình, chầm chậm, pha một chút tâm linh.
Vừa kết thúc tại Huế, Liên hoan dân ca Việt Nam khu vực Bắc Trung bộ năm 2013 đã để lại nhiều lay cảm và ngẫm ngợi. Trăn trở lớn nhất sau liên hoan là làm sao để dân ca có môi trường diễn xướng rộng hơn.
Lúc sinh thời, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và những người bạn yêu nhạc của ông đã ấp ủ xây dựng "Nhà nguyện tình yêu" với ước mong nơi đây sẽ là nơi thề hẹn, nơi làm chứng, nơi gửi lại ngàn sau từng thời khắc rung động của cõi tình... Năm 2000, lần cuối cùng Trịnh Công Sơn về Huế, ông đã nói lên mơ ước dựng lên ngôi nhà ấy...
Tối ngày 02/4/2013 (tức ngày 22/02 - Quý Tỵ), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã chính thức tổ chức Lễ tế Đàn Xã Tắc năm 2013. Lễ tế đã diễn ra trong không khí hết sức trang nghiêm và thành kính.
Sau ngày đất nước giải phóng, nhiều người con xứ Huế đã dần bén duyên với vùng đất đỏ bazan màu mỡ, trù phú. Đến nay mỗi người đều có một cuộc sống khác nhau, nhưng với họ đây là mảnh đất ân tình, nặng nghĩa.
Chiều ngày 01/4, tại số nhà 203/19 đường Nguyễn Trường Tộ ( tầng 2, dãy nhà C, khu tập thể Nguyễn Trường Tộ) một không gian văn hóa Trịnh Công Sơn đã chính thức được khai trương với tên gọi Gác Trịnh. Gác Trịnh cũng chính là căn nhà cũ mà nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn đã sống và sáng tác những bản nhạc đầu tiên của mình trong thập niên 60 - 70 của thế kỷ trước.
Hàng ngàn khán giả đã đến Trung tâm Văn hóa thông tin Thừa Thiên - Huế tham gia đêm nhạc “Nhớ Trịnh Công Sơn” kỷ niệm 12 năm ngày mất của nhạc sĩ tài hoa.
Vào tối ngày 30/3 tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, Liên hoan Dân ca Việt Nam năm 2013 khu vực Bắc Trung Bộ đã chính thức bế mạc. Đây là Liên hoan do Đài Truyền hình Việt
Nằm ngay trong Kinh thành Huế, hồ Tịnh Tâm là một Ngự Uyển của Hoàng gia triều Nguyễn vốn rất nổi tiếng, được vua Thiệu Trị xếp vào cảnh đẹp thứ 3 (Đệ tam cảnh Tịnh hồ hạ ứng).
Nhìn Huế với vẻ giản dị đời thường dễ khiến du khách có cảm giác mình đã chạm tay được vào nét mê đắm, huyền hoặc của đất cố đô thanh tú, để rồi mãi cũng không thể quên một sắc Huế dịu dàng…
Trong khuôn khổ Liên hoan Âm nhạc các thành phố kết nghĩa, buổi tọa đàm với chủ đề “Ca khúc sáng tác về Hà Nội, Huế, Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành bạn trong giai đoạn hiện nay” đã được tổ chức vào sáng ngày 26/3 tại 26 Lê Lợi, Tp Huế.
Sợ bạn đọc hiểu sai, tôi phải nói rõ cái đầu đề của bài viết này không phải những điều kể ra dưới đây đến bây giờ mới thấy ở Huế, mà tôi muốn nói về những điều chưa thấy có ở nơi nào khác ngoài Huế.
Lăng Cơ Thánh được xếp hạng di tích quốc gia năm 1997 hiện đang bị bỏ hoang và xuống cấp nghiêm trọng.
Triển lãm ảnh về Huế mang tên Thành phố nước của nhiếp ảnh gia người Nhật Hasegawa Taro khai mạc chiều 23/3 tại 15 - Lê Lợi, TP Huế.