Ngô Đức Tiến và tập thơ “Nước mắt gừng”

14:25 07/04/2009
THẠCH QUỲSuốt đời cần mẫn với công việc, luôn mang tấm lòng canh cánh với thơ, vì thế, ngoài tập “Giọng Nghệ” in riêng và bao lần in chung, nay Ngô Đức Tiến lại cho ra tập thơ này.

Anh làm thơ
Không giống như mẹ như cha
Cuốc cày theo mùa vụ
Thức trắng đêm
Như vạc
Như cò
Lúc lên đồng anh hát vu vơ...
Muốn có vài câu để có thể khiêm tốn tự nhận là “hát vu vơ” thì nhà thơ đã phải “thức trắng đêm như vạc, như cò”. Nghề thơ khắt khe, nghiệt ngã thử thách những tấm lòng tâm huyết.

Thơ Ngô Đức Tiến có vẻ ngoài chân, mộc và giản dị nhưng ẩn chứa bên trong là những tình cảm chân thành. Ngay cả sự giản dị đó cũng nên được nhìn nhận như là những vẻ đẹp đã vượt qua tính trang sức, hoa mỹ của ngôn từ.
Con gái làng Nồi
Tháng ngày Bộng Vẹo
Bộng Vẹo là một danh từ riêng, tên một vùng đất. Nhưng, dưới ngòi bút của Ngô Đức Tiến bỗng nhiên hai từ đó biến thành một hình dung từ rất ám ảnh, khơi gợi về dáng nét thân thể của những cô gái lao động bùn đất ở vùng quê này. Tại sao có phép biến hoá đó? Truy nguyên ra thì cũng ở tấm lòng của nhà thơ. Nhà thơ yêu mến và cảm thông với những người lao động nên từ ngữ trong thơ mới có phép liên tưởng và biến hoá tự nhiên như vậy. Tôi không nói đấy là câu thơ hay mà chỉ muốn lưu ý bạn đọc về cái vẻ bề ngoài và cái ẩn chứa bên trong khi tiếp xúc với thơ Ngô Đức Tiến. Ngoài ra, sự liên tưởng trong thơ Ngô Đức Tiến có nhiều cái khác lạ, có thể nói là mới mẻ, táo bạo.
Nồi đất thì tròn
Vồng ngực em bên đầy bên lép

Sau khi viết “Bên đầy giành cho con” thì khá bất ngờ, anh viết tiếp: “Bên lép để cho chồng”.
Nhưng bất ngờ hơn là hai câu này:
Ai chưa chồng
Để thiên hạ nhìn nghiêng
Vậy là vồng ngực phụ nữ ngoài những giá trị tất yếu cho chồng, cho con, Ngô Đức Tiến còn đẩy sự việc đến một giá trị khác. Đó là món quà của thượng đế đầy đặn vẻ đẹp trong mắt nhìn nghiêng của tất cả mọi người. Vồng ngực phụ nữ đã “lên ngôi” trong mắt nhìn và trong thơ Ngô Đức Tiến.

Đã từng là một giáo viên dạy văn, sau đó Ngô Đức Tiến đi làm nhiệm vụ giáo dục ở chiến trường B theo tiếng gọi của đất nước. Đến ngày thống nhất, anh trở về quê hương và tiếp tục gắn bó sâu đậm với mảnh đất, con người nơi anh đã sinh ra và lớn lên. Hiểu đất, hiểu người bởi trách nhiệm. Thương đất, thương người bởi tấm lòng. Những tên làng, tên phố, tên núi, tên sông trong thơ anh luôn hiện lên thân thương, gần gũi và đằm thắm biết bao:
Ai cũng có sông Bùng xanh trong mắt
Có sông Bùng chấp chới cánh cò bay

Tôi gặp trong thơ anh đất “Đông Yên nhị huyện” những kẻ Gám, kẻ Găng, kẻ Vĩnh, kẻ Cuồi, kẻ Vạn... Những “Đường 38 mặn mòi hai chiều gió” những “Tiếng còi thổn thức một đêm Sy”. Tôi từng yêu tiếng còi tàu trong đêm khuya ở những ga lẻ, phố huyện từng được tái hiện trong truyện ngắn của Thạch Lam. Nay lại gặp một phố huyện đang được hình thành trong thời đại mới, cơ chế mới.
Nhà cao tầng thấp thoáng bóng tre xanh
Mảnh ruộng chia đôi
Người quạt Nhật, quạt Tàu
Người quạt mo phe phẩy gió
Người viết sách soạn bài bên ngọn đèn hạt đỗ
Người bia rượu xập xình dưới ánh điện nê-ông

Cái luộm thuộm buổi đầu ấy sao mà đáng yêu thế! Phải chăng đằng sau cái sự luộm thuộm ấy là cả một thế giới rộng mở hứa hẹn cả tương lai sáng sủa cho con đường phát triển của một vùng đất, một phố huyện? Tôi tin những ghi chép sinh động về cái buổi đầu thức giấc trở mình của vùng đất sẽ là những tư liệu quý đáng giữ lại cho người đọc về sau. Và thơ Ngô Đức Tiến có nhiều những ghi chép như thế.

Nhớ lại một ngày ở Huế - Festival thơ Huế - Ngô Đức Tiến mang đến cho bạn bè một can rượu trắng. Tôi gọi đêm ấy là “đêm rượu nếp Yên Thành và thơ Huế”. Anh Tiến ít nói. Anh chưa bao giờ là chủ hội tao đàn nhưng luôn là người trong cuộc.
Những gì lặn vào thơ
Là điều không thể nói
Chuyện nghĩa tình chắp nối...
Ta uống và ta say
Men lòng thời trẻ dại
Bây giờ dù xa ngái
Thôi đừng trách chi nhau
Hạnh phúc và khổ đau
Lại tìm về kỷ niệm
Lại tìm trong sâu thẳm
Những mất còn trong nhau...

Đúng thế, những gì lặn vào thơ là điều không dễ nói. Những gì thơ anh Tiến có sẽ ở lại trong lòng bạn đọc. Với tình cảm chân thành, xin lấy câu thơ của anh để mừng anh nhân dịp tập thơ Nước mắt gừng ra mắt bạn đọc.
Trong lành mạch nước giếng khơi
Và long lanh một khoảng trời tháng giêng
Vinh, tháng 1/2005
T.Q
(199/09-05)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NGUYỄN KHẮC PHÊBộ trường thiên tiểu thuyết “Sông Côn mùa lũ”(*) của nhà văn Nguyễn Mộng Giác, được bạn đọc chú ý trước hết vì bề dày 4 tập 2000 trang với nhân vật trung tâm là người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ; sau nữa, đây là tác phẩm văn học dày dặn nhất của một Việt kiều được xuất bản trong nước.

  • ĐỖ NGỌC YÊN…Thơ Hoàng Trần Cương là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa những chất liệu, hình ảnh và ngôn ngữ của đời sống, với sự đào sâu những suy tư, khát vọng sống của con người và một vùng quê mà anh đã nặng nghĩa sinh thành...

  • THỦY THANHCơn đại hồng thủy đầu tháng 11 năm 1999 được coi như "bản tổng kết thủy tặc" đầy bi tráng của thiên nhiên trong thế kỷ 20 đối với mảnh đất Thừa Thiên Huế. Nó đã gây ra nỗi kinh hoàng, đau thương, mất mát to lớn và cũng để lại không ít những hệ lụy nặng nề cho con người ở nơi đây. Và cũng chính nó - cơn lũ chưa từng có này - đã đi vào lịch sử.

  • BẾ KIẾN QUỐCNăm ấy, vào quãng mùa hè 1982, khi đang trực Ban văn xuôi của báo Văn Nghệ, tôi nhận được một bản thảo truyện ngắn kèm theo lời nhắn: “ Cái truyện này rất quan trọng đối với tôi. Rất mong được tòa soạn đọc kỹ và cho ý kiến. Mấy hôm nữa tôi sẽ quay lại”.

  • THÁI DOÃN HIỂUNgô Văn Phú là thi sĩ của đồng quê. Anh có thể viết nhiều đề tài như xây dựng, chiến tranh, lịch sử, tình yêu..., nhưng như lá rụng về cội, ngược về nguồn, Ngô Văn Phú trở lại nơi làng quê yêu dấu với một tình yêu bẩm sinh, yêu đến tận cùng gốc rễ như Nêruđa đã viết.

  • MAI VĂN HOANTrong số bạn bè cùng lứa thì Ngô Minh bước vào làng thơ muộn màng hơn cả. Nếu Lâm Thị Mỹ Dạ được chú ý ngay khi còn ngồi trên nghế nhà trường, Hải Kỳ có thơ in trên báo Văn nghệ những năm 69,70 thì Ngô Minh vẫn chưa hề có ai hay biết.

  • HOÀNG VŨ THUẬTCó những bài thơ đọc lên và bắt gặp ngay cái đẹp trong từng câu chữ. Lại có những bài thơ đọc đi đọc lại thấy hay mà không dễ gì tìm thấy ngay được. Nó như vẻ đẹp của người con gái có duyên thằm. Cái đẹp thầm kín, ẩn náu.

  • HOÀNG VŨ THUẬTTrong một bài thơ viết trên giường bệnh, trước khi mất vài hôm Thanh Hải tâm sự:     Ta làm con chim hót     Ta làm một cành hoa                                   Ta nhập trong hòa ca                                   Một nốt trầm xao xuyến                                          (Mùa xuân nho nhỏ)

  • Tiểu thuyết "Vạn Xuân" (Dix mille Printemps) của nữ văn sĩ Pháp Yveline Féray viết về cuộc đời Nguyễn Trãi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn dày trên 1200 trang, do Nguyễn Khắc Dương và một số cộng tác viên dịch, do Nhà xuất bản Văn học in năm 1997 đã được độc giả Việt Nam đón nhận nồng nhiệt.

  • PHAN VĂN CÁCTuy Lí Vương Nguyễn Miên Trinh (1820- 1897) là con thứ 11 vua Minh Mệnh triều Nguyễn, tự là Khôn Chương, lại có tự là Quý Trọng, hiệu là Tĩnh Phố (tên ngôi vườn ông ở) lại có hiệu là Vi Dã. Tuy Lí Vương là tước phong cuối cùng của ông (trước đó từng có tước Tuy Quốc công năm 19 tuổi).

  • HOÀNG CẦM(Lời Bạt cho tập thơ ĐÓA TẦM XUÂN của Trịnh Thanh Sơn - Nhà Xuất bản Văn học 1999)

  • NGUYỄN KHẮC PHÊTác phẩm đầu tay của tôi - tập ký sự “Vì sự sống con đường” (NXB Thanh Niên, Hà Nội, 1968) viết về những đồng đội của tôi trong cuộc chiến đấu anh hùng bảo vệ tuyến đường 12A lên đèo Mụ Dạ, một đoạn đường trọng yếu trong hệ thống đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1965-1966, được xuất bản năm 1968, nhưng bài viết đầu tiên của tôi được in trên báo chí khi tôi vừa tròn 20 tuổi và đang học tại Hà Nội.

  • Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn. Anh sinh ngày 4 tháng 11 năm 1930, quê ở xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhà thơ mất ngày 15 tháng 12 năm 1980, tại thành phố Huế.

  • LÊ VĂN DƯƠNG1. Quý II năm 2005, Nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh phát hành, nói đúng ra là tái bản lần thứ nhất cuốn Tản mạn nhớ và quên của Nguyên Ngọc. Cuốn sách dày 560 trang, tập hợp 15 bài viết của tác giả ở những thời điểm khác nhau nhưng đa phần là vào những năm 90 của thế kỷ XX và một vài năm mở đầu thế kỷ XXI.

  • PHAN CHÍNSau khi làm tròn vai một nhà chính trị, không giống như nhiều người khác, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm rời Thủ đô Hà Nội về Huế sinh sống.

  • NGUYỄN THỊ KIM THANH(Nhân đọc Tập thơ Ngày đầu tiên của Trần Hữu Lục - NXB Hội Nhà Văn, 01-2010)

  • HOÀNG NHƯ MAI - NGUYỄN VĂN HẤN Cùng với những tập quán cổ truyền ngày Tết dân tộc, từ cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay, nhân dân ta đã có thêm một tập quán quý báu nữa: đọc thơ chúc Tết của Bác Hồ.

  • NGÔ MINHTôi đọc và để ý đến thơ Đông Hà khi chị còn là sinh viên khoa văn Trường Đại học Sư phạm Huế. Thế hệ này có rất nhiều nữ sinh làm thơ gây được sự chú ý của bạn đọc ở Huế và miền Trung như Lê Thị Mỹ Ý, Nguyễn Thanh Thảo, Huỳnh Diễm Diễm.v.v... Trong đó có ấn tượng đối với tôi hơn cả là thơ Đông Hà.

  • NGUYỄN ANH TUẤNKhông gian trữ tình không là một địa danh cụ thể. Mặc dù có một “thôn Vĩ” luôn hiện hữu hết sức thơ mộng trên toàn đồ trực diện thẩm mỹ của bài thơ, với những màu sắc, hình ảnh, đường nét:…

  • KHÁNH PHƯƠNGNhân cách văn hóa của nhà văn có thể được biểu hiện bằng những hành động, thái độ trong đời sống, nhưng quan trọng hơn, nó chi phối nhân cách sáng tạo của nhà văn.