Nghĩ về một Festival thơ Huế

09:15 05/05/2009
Đêm Nguyên tiêu 15 tháng giêng Quý Mùi 2003, thực hiện chủ trương của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Chi hội Nhà văn Việt Nam tại TTH đã tổ chức trên sông Hương một đêm thơ rất tuyệt vời. Ban tổ chức cho biết Hội Nhà văn Việt Nam đã được phép quyết định kể từ năm nay lấy ngày 15 tháng giêng âm lịch hằng năm làm Ngày Thơ Việt Nam. Quyết định ấy lay động tâm trí tôi vốn đang ưu tư với Huế Thành phố Festival, thay vì đọc thơ, trong đêm Nguyên tiêu ấy tôi đã phác họa sơ lược về một Festival thơ. Không ngờ ý kiến của tôi được Đêm thơ Nguyên tiêu hưởng ứng và các nhà thơ đã đề nghị tôi nên thực hiện một Hồ sơ cho Festival Thơ.

Ý tưởng của tôi đã dựa trên những cơ sở sau đây:

1. Thơ, nguồn tài nguyên vô giá của dân tộc: Thơ Việt Nam có sớm (ít nhất cũng trên 10 thế kỷ) và rất phong phú đa dạng (thơ chữ Hán, thơ chữ Nôm, thơ chữ Quốc ngữ và có cả thơ chữ Pháp, chữ Anh, chữ Đức...). Vua chúa (Lê Thánh Tôn, Tự Đức..), các nhà lãnh đạo tinh thần (các Thiền sư đời Lý, Trần...), lãnh đạo chính trị (Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh), lãnh đạo quân sự (Lý Thường Kiệt, Đào Duy Từ...), trí thức (Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du...), dân chúng (kể cả công nhân, nông dân, người giàu, người nghèo và người lao động tác giả của kho tàng ca dao Việt Nam), người già (Hoàng Cầm), thiếu nhi (Trần Đăng Khoa), đàn ông (Xuân Diệu, Tố Hữu...), đàn bà (Bà Huyện Thanh Quan, Anh Thơ...), dân tộc ít người (Nông Quốc Chấn, Bế Kiến Quốc...) đều làm thơ. Có thể nói cả dân tộc Việt làm thơ. Thơ là lọai hình văn học được cả xã hội Việt Nam yêu thích. Qua thơ người ta có thể hiểu được tâm hồn Việt Nam.

Nước Pháp có nhiều nhà thơ lớn, có ảnh hưởng đến cả văn học thế giới, nhưng xã hội Pháp không có nhiều người làm thơ như xã hội Việt Nam. Hơn nữa, với cuộc sống hiện nay, người Pháp bị thu hút bởi truyền hình, sân khấu, âm nhạc, hội họa, văn xuôi...thơ Pháp đang mất dần chỗ đứng. Nhiều nước tân tiến khác trên thế giới cũng thế. Do đó nhiều người Âu Mỹ yêu thơ đang cần một môi trường thơ để tìm đến. Cảnh quan thiên nhiên của Việt Nam còn giữ được tương đối tốt; nhịp sống của người Việt Nam chưa bị cuốn vào guồng máy công nghiệp hiện đại nên con người và thiên nhiên Việt Nam còn gắn bó với nhau, thơ còn cơ hội để phát triển. Có thể nói Việt Nam là điểm đến của người yêu thơ. Đồng thời, thơ-một bộ phận quan trọng của văn hóa Việt Nam, đã có tiếng vang ở nước ngòai (Truyện Kiều, Thơ Hồ Xuân Hương...). nhiều người nước ngòai muốn biết Việt Nam qua thơ. Thơ Việt Nam + cảnh quan Việt Nam, sẽ trở thành tài nguyên du lịch vô giá của Việt Nam thời hội nhập, nếu biết tổ chức khai thác.

2. Nội dung Festival Thơ: Nghiên cứu nội dung các lọai hình Festival văn hóa dân tộc của nước ngòai, chương trình một Festival thơ Việt Nam có thể thực hiện với các nội dung sau:
- Đọc và giới thiệu những bài thơ tiêu biểu của thơ Việt Nam, đọc và giới thiệu những sáng tác mới đã được chọn lọc; đọc và giới thiệu thơ viết bằng các ngôn ngữ dân tộc ít người;
- Hội thảo: Thơ cũ và thơ mới; Dịch thơ và Thơ dịch; Truyện thơ; Thơ trong kịch bản Chèo, trong Ca Huế, trong Cải Lương; trong Hát Bội; trong ca từ tân nhạc; Những vấn đề thơ hôm nay của Việt Nam và thế giới (Trung Quốc, Nhật, Pháp, Mỹ...);
- Giới thiệu những tác giả Việt Nam làm thơ bằng tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc;
- Bình thơ, ngâm thơ, hát thơ, kịch thơ, họa thơ;
- Biểu diễn thơ phổ nhạc và tìm hiểu chất thơ trong lời nhạc;
-Triển lãm thơ: Các tác phẩm thơ quý hiếm (xưa và nay), Thơ với thư pháp, thơ trên đồ sứ men lam, thơ khắc trên bia đá, thơ chạm trên tranh gương; thơ chạm trên tuồng gỗ cung điện, nhà rường; thơ viết bằng văn tự của các dân tộc ít người;.
- Các trò chơi thơ: Đố thơ, Thả thơ, Bói Kiều;
- Trao giải các cuộc thi: Những tập thơ cũ có giá trị quý hiếm, những bài thơ hay, bình thơ hay, kịch thơ hay, ngâm thơ hay, dịch thơ hay....
- Hội chợ bán thơ, xuất bản thơ, trao đổi thơ.
- Vinh danh những nhà thơ tiêu biểu của Việt Nam.
Nội dung cho một Festival thơ Việt Nam hết sức phong phú. Thực hiện các nội dung không tốn kém lắm, hàng ngàn người trong nước và nước ngòai, người nước ngòai có thể tham gia.

3. Huế có đủ điều kiện cho một Festival Thơ hằng năm:
Với sông Hương, các thắng cảnh, di tích lịch sử, nhà vườn, Huế được mệnh danh là Thành phố Thơ. Huế có nhiều người làm thơ tiếng nước ngòai. Nhiều thơ Huế chưa được khám phá như thơ của các vua các ông hòang bà chúa (Tương An Quận vương, Mai Am, Huệ Phố, Nguyệt Đình), thơ trên di tích lịch sử (điện Thái Hòa, điện Long An), thơ của nhiều nhà thơ Huế hiện đại chưa được biết đến nhiều (như Tôn Thất Quán, Võ Ngọc Trác, Quách Thọai - người được mệnh danh là Hàn Mặc Tử của Huế). Bên cạnh đó, trong lịch sử văn hóa truyền thống cho biết Huế có nhiều trò chơi thơ nổi tiếng như thả thơ, đố thơ, họa thơ. Huế có khối lượng người yêu thơ trong giới văn nghệ sĩ, thầy cô giáo, trong dân chúng, sinh viên yêu thơ trong các Đại học khá đông. Huế lại ở giữa hai miền Nam Bắc VN, việc đi lại thuận tiện. Khách đến tham dự Festival Thơ Huế kết hợp tham quan du lịch Huế rất thú vị. Và, không có nơi nào tổ chức festival thơ thuận lợi cho bằng Huế vì Huế đã có sẵn kinh nghiệm và công nghệ tổ chức Festival.

4.Tổ chức thực hiện: Ban tổ chức Festival của Thừa Thiên Huế hối hợp cùng với Hội Nhà văn Việt Nam.
Việc chuẩn bị cần thời gian và trí tuệ nhiều nhất là quảng cáo, tuyển chọn, dịch thuật nội dung thơ cho Festival ra tiếng nước ngoài, và dịch thơ nước ngoài (ví dụ thơ Pháp, Anh, Mỹ, Đức, Nga, Trung Quốc, Đại Hàn, Nhật, Triều Tiên, Lào, Campuchia...) ra tiếng Việt. Để đỡ bớt tốn kém có thể liên hệ với các cơ quan văn hóa nước ngoài, các hội văn học ngoài nước, các Việt kiều có khả năng dịch thuật tốt để họ giúp đỡ. Tham dự Festival Thơ Huế có thể với tư cách cá nhân hay đòan thể, các hội văn nghệ và sở Giáo dục đào tạo địa phương. Mọi chi phí do người tham dư tự túc.

Khách mời để vinh danh: những nhà thơ tiêu biểu, hoặc người thân của họ. Một số nhà thơ thế giới, các dịch giả thơ đã có quan hệ với Việt Nam.
 Người tham dự gồm các nhà thơ trong và ngòai trong các Hội Nhà văn, các Câu lạc bộ thơ trên tòan quốc, các tổ chức thơ của người Việt Nam ở nước ngòai. Nếu được các Tòa Đại sứ giới thiệu, có thể mời thêm các Hội thơ của Pháp, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc v.v.
Người tham dự chính là khách du lịch trong và ngòai nước yêu thơ.

5. Hiệu quả: Nếu tổ chức tốt Festival Thơ Huế, Thừa Thiên Huế sẽ thu hút được nhiều người đến du lịch Huế. Festival Thơ Huế sẽ góp phần giáo dục quốc văn, hâm nóng tâm hồn Việt Nam cho giới trẻ, luyện tập thể dục cho tinh thần người lớn tuổi; giúp cho lời nói Việt Nam súc tích và đẹp hơn. Qua đó cổ vũ các nhà sọan ca khúc làm lời ca sao cho có chất thơ.
Festival Thơ Huế sẽ giúp đưa văn học Việt Nam ra nước ngòai, vận dụng được đông đảo Việt kiều và người ngọai quốc đóng góp cho Việt Nam. Mặt khác các nhà thơ Việt Nam có dịp tiếp cận tham khảo những tư trào thơ mới trong việc đổi mới thơ Việt Nam.
Festival Thơ Huế là một cơ hội để vinh danh các nhà thơ Việt Nam. Giúp các nhà nghiên cứu trên thế giới qua ngôn ngữ thơ, tìm thấy những giá trị cơ bản trong bản sắc Việt Nam phục vụ cho các bộ môn xã hội học, dân tộc học, tâm lý học.
Tổ chức Festival Thơ Huế thành công sẽ đề nghị bộ Văn Hóa thành lập một Viện nghiên cứu thơ Việt Nam tại Huế, bên cạnh Viện có Bảo tàng Thơ, Nhà xuất bản Thơ. Đây là một nội dung quan trọng của Huế -Thành phố Du lịch Việt Nam.   

6. Tính khả thi: Tìm hiểu công nghệ Festival của Pháp ta thấy hằng năm Pháp có nhiều Festival ở khắp các địa phương. Những Festival Pháp được báo chí Việt Nam thường nhắc đến là Festival điện ảnh ở Cannes, Festival Tranh họat hình (bandes dessinées) ở Angoulème, Festival phim hình sự ở Cognac (vùng phía Tây nước Pháp), Festival phim Mỹ ở Deauville (Tây bắc Pháp). Đặc biệt, Vesoul là thành phố với 20.000 dân, cách Paris 350 km về phía Đông Nam, nổi tiếng qua những Festival trình bày và khuyến mãi những nền Điện Ảnh Châu Á. Trong Festival lần thứ 9 – từ mùng 4 đến 11 tháng hai 2003 vừa qua, giới thiệu 60 phim đến từ các vùng Cận Đông, Trung Đông và Viễn Đông, với ba mươi ba phim chưa từng trình chiếu. Đạo diễn Đặng Nhật Minh của Việt Nam được mời vào ban giám khảo. Nhiều tỉnh mỗi năm có đến mấy Festival quốc tế. Ví dụ như tỉnh (département) Charente ở miền Tây nước Pháp hằng năm có đến hai Festival quốc tế tại Cognac và Angoulème.

Căn cứ vào dân số của nơi tổ chức và lọai hình được chọn làm nội dung Festival, ta có thể tin Huế với Thơ có đủ sức hình thành một Festival hằng năm. Tính khả thi của một Festival Thơ Huế rất cao. Bởi thế một vị giáo sư giảng dạy văn học ở Đại học Paris nghe tôi nói Huế đang nghĩ đến "Dự án Festival Thơ", ông cho đó là Một sáng kiến cao đẹp, dĩ nhiên là có phần táo bạo, nhưng không viển vông. Và ngay sau đó, qua thư điện tử, ông đã đã thảo luận với một số anh em trong nhóm Tạp chí Thơ, (California-Hoa kỳ). Hội Người Yêu Huế các nơi cũng sẽ đóng góp tích cực.

Nếu Festival Thơ Huế được thực hiện với tinh thần như thế thì đó là một hạnh phúc lớn cho các nhà thơ Việt Nam, cho xã hội Việt Nam nói chung và xã hội Huế đẹp và thơ nói riêng.

Gác Thọ Lộc, 18.02.2003
NGUYỄN ĐẮC XUÂN
(169/03-03)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, nhu cầu độc giả ngày càng cao và đa dạng, chức năng của thư viện cũng thay đổi. Không chỉ là kho tri thức liên tục cập nhật những đầu sách mới và hay, thư viện giờ đây còn phải là không gian văn hóa, sáng tạo, gần gũi, thuận tiện cho người đọc có thể tiếp cận bất cứ lúc nào.

  • Văn hóa dân gian đã có nhiều biến đổi, nhưng các thành tố của nó vẫn tồn tại và tái cấu trúc, tạo nên bộ mặt văn hóa của xã hội đương đại. Văn hóa ấy là tấm căn cước cho mỗi người Việt khi hội nhập thế giới, đồng thời mang lại giá trị tinh thần và cả cơ hội khởi nghiệp cho giới trẻ.

  • Sau hơn 20 năm xuất hiện tại Việt Nam, internet ngày càng đi sâu vào cuộc sống, tạo ra những thay đổi to lớn từ thói quen hàng ngày, tới cách làm việc, giao tiếp, tương tác xã hội, quan niệm về không gian, thời gian... Những thay đổi ấy đòi hỏi xây dựng các giá trị văn hóa mới - văn hóa mạng.

  • LÊ HOÀNG TÙNG

    Vai trò của thể dục, thể thao đã được xã hội thừa nhận, đánh giá là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển của mỗi cá nhân và đất nước.

  • Tác phẩm sơn mài “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của danh họa Nguyễn Gia Trí - một bảo vật quốc gia đã bị hư hại nặng nề sau quá trình làm vệ sinh của Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác bảo quản, tu bổ, phục chế.

  • Di tích xuống cấp là một trong những vấn đề tồn tại song hành với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản ở Hà Nội. Bên cạnh những khó khăn về nguồn kinh phí, tình trạng tùy tiện trong tu bổ, tôn tạo cũng đang là bài toán đòi hỏi có giải pháp khắc phục hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững giá trị di sản.

  • Tính đến đầu năm 2019, qua 7 đợt công nhận theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đang sở hữu 164 hiện vật, nhóm hiện vật được tôn vinh là bảo vật quốc gia. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, vấn đề ứng xử với các bảo vật quốc gia đang tồn tại nhiều số bất cập, nhất là tình trạng can thiệp thô bạo với không ít hiện vật khiến dư luận bất bình.

  • Dự án “Tương lai của truyền thống” vừa tổ chức buổi trò chuyện “Cảm hứng nghệ thuật Tuồng”. Với sự tham gia của NSND Mẫn Thị Thu, NSƯT Phạm Quốc Chí, NSƯT Nguyễn Ngọc Khánh, Nghệ sĩ Nguyễn Thành Nam một lần nữa những bất cập trong công tác bảo tồn và phát triển nghệ thuật Tuồng đã được chính người trong cuộc chia sẻ.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ   

    Gọi là “Chuyện bên lề” vì chủ trương xây Khu Lưu niệm nhà thơ Tố Hữu (KLNTH) là của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi “bỗng dưng” bị lôi vào cuộc do đã viết bài “Ngày Xuân thăm quê nhà thơ Tố Hữu” đăng trên báo Văn nghệ số Tết Mậu Tuất - 2018.

  • Phát biểu tại hội nghị kiểm tra, đánh giá việc triển khai, thực hiện Nghị quyết 33 về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước tại địa bàn TP.HCM ngày 20/4/2019, ông Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhận định: “Văn hóa TPHCM đã phát triển nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng”.

  • Để hạn chế bạo lực học đường, có ý kiến cho rằng, bên cạnh kiểm soát, ngăn chặn những clip độc hại, bạo lực trên mạng xã hội, cần đưa giá trị sống và kỹ năng sống đến học sinh và giáo viên, qua đó tạo môi trường giáo dục thân thiện hơn, khiến học sinh hạnh phúc hơn.

  • 5 năm kể từ khi Ngày Sách Việt Nam ra đời, khắp các địa phương trên cả nước, hoạt động cổ vũ cho văn hóa đọc được tổ chức rộng rãi. Tại các hệ thống giáo dục đào tạo, phong trào đọc sách cũng lan tỏa mạnh mẽ.

  • Thần tượng là một nhu cầu thiết yếu của thế hệ trẻ, nó cần thiết như cơm ăn nước uống hàng ngày. Có phải chăng xã hội chúng ta đang thiếu vắng những anh hùng, những con người bình thường, những sự việc bình thường đã trở nên quý hiếm, được nêu gương khiến thế hệ trẻ tìm đến những kẻ giang hồ cộm cán, những kẻ tìm mọi cách để gây sốc trong đời sống và trên mạng xã hội?

  • Tại Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề: Xây dựng trường mầm non hạnh phúc và nói không với bạo lực học đường, diễn ra sáng 9.4, chuyên gia giáo dục Đan Mạch, PGS. Jette Eriksen khẳng định, để đẩy lùi bạo lực học đường, chúng ta phải xây dựng một nền giáo dục với những phương pháp sư phạm đầy nhân văn và thân thiện với trẻ, kết hợp quan điểm của trẻ em trong tất cả những gì chúng ta làm.

  • Thông qua cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc”, các em đã có những cảm nhận hết sức tuyệt vời về vai trò của đọc sách, của văn hóa đọc.

  • NGUYỄN THANH TÙNG

    Trong số ra ngày 25 tháng 11 năm 1990, một tờ báo chủ nhật xuất bản ở Hà Nội đăng bài "Giáo dục gia đình - S.O.S" của bạn đọc Lê Hòe.

  • Chúng ta đã nói quá nhiều về sự xuống cấp đạo đức cá nhân và xã hội mà chưa chỉ ra được căn nguyên sâu xa của nó là gì, nằm ở đâu và phải làm gì, tháo gỡ như thế nào… Sức mạnh đến từ nhiều thiết chế xã hội, trong đó có báo chí với vị thế và tầm ảnh hưởng rộng lớn.

  • Chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn học - nghệ thuật trong đó có nghệ thuật sân khấu đã được triển khai thực hiện hơn 20 năm nay… Tuy nhiên, theo họa sĩ - NSND Lê Huy Quang, quá trình này với sân khấu vẫn đang như một vòng tròn quẩn quanh chưa xác định được hướng đi cụ thể.

  • Đi dạo trên nhiều tuyến phố của Hà Nội bắt gặp nhiều biển hiệu đề bằng tiếng nước ngoài. Ngay cả khi chúng ta đón lượng khách du lịch kỷ lục là 15 triệu lượt/người trong năm 2018 thì điều này không chỉ chứng tỏ chủ các cửa hàng, công ty thiếu tự tôn văn hóa dân tộc mà còn vi phạm quy định pháp luật.

  • Xã hội phát triển, các khu đô thị mọc lên ngày một nhiều. Dạng nhà chung cư cao tầng, nhà ống, nhà liền kề, biệt thự phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự thay đổi lớn về sinh hoạt của người Việt. Từ đó dẫn đến thay đổi đáng kể về vị trí, vai trò và chức năng của Ban (bàn) thờ gia tiên…