Ngát trời tháng ba

10:23 10/09/2008
LÝ HẠNH                Đất trời đã bước vào độ cuối xuân, vẫn còn những cơn mưa bụi lất phất và cái rét dìu dịu thả xuống nhân gian như những sợi tơ trời.

Chiều, tôi vẫn đội mưa lang thang trên những ngõ phố nồng nàn hương xoan. Hoa rơi trên tóc, hoa rơi trên lòng bàn tay, từng cánh bé bỏng và mong manh. Những đợt mưa hoa khiến nỗi nhớ quê day dứt ùa về trong tim tôi, một miền quê với 2 hàng vông chạy dọc bờ đê, hoa đỏ rưng rức mỗi độ tháng 3 về. Và, lẫn trong hình ảnh nhạt nhoà ấy của ký ức là dáng người khòm khòm, nhỏ bé của bà nội tôi. Cái dáng người toát lên vẻ lận đận ấy không biết từ bao giờ đã hằn sâu trong tâm hồn tôi, dịu dàng như đôi bàn tay nhẹ nhàng nắm lấy tay tôi, dắt tôi đi qua những buồn vui của cuộc sống.
Quê tôi cũng như bao vùng quê nghèo khác của đất miền Trung đầy nắng và gió này. Có cánh đồng mênh mông một màu xanh ngát, có bờ đê để chiều chiều lũ trẻ chúng tôi chắp cánh ước mơ trên những cánh diều. Ở quê tôi, nhà ai cũng trồng vông. Vông làm hàng rào ngăn cách những ngôi nhà, vông phủ bóng râm trên con đường dài và hẹp, vông chạy dài tít tắp trên bờ đê lộng gió… Những ngày ấu thơ thiếu thốn của tôi trôi qua êm đềm trên vùng quê thân thương này.
Ngày ấy, gia đình tôi rất nghèo. Ngày ngày, bố mẹ tôi đi làm, hai chị em tôi ở nhà cùng bà. Bà dạy chúng tôi hát, bà tập cho chúng tôi vẽ, bà kể chuyện cổ tích cho chúng tôi nghe. Chúng tôi lúc nào quanh quẩn bên bà không rời nửa bước. Chiều chiều, khi mặt trời ngả bóng, chiếu xuống khu vườn nhỏ trước sân những tia nắng màu tím nhạt và ngọn gió đùa lao xao trên những tán vông, chúng tôi lại theo bà ra đồng hái rau cho lợn. Lúc trở về, bao giờ bà cũng hái những chiếc lá vông thật non để nấu canh với cá giếc đồng. Bà bảo, mùa hè, ăn món này sẽ giúp giải nhiệt và ngủ sâu. Giữa cánh đồng bao la một màu xanh và văng vẳng tiếng quạ từ xa vọng lại, dáng bà dường như trông nhỏ bé hơn, lưng khòm xuống, từng bước liêu xiêu, lạc lõng. Sương buổi chiều sa xuống, điểm lên mái tóc bà màu trắng xóa.
Sau này, cứ mỗi buổi hoàng hôn tràn xuống mặt nước xanh lơ của dòng Hương và nỗi nhớ quê ùa về đong đầy, nghẹn căng trong lồng ngực, trước mắt tôi lại hiện lên hình ảnh ấy. Ngày đó, tôi còn rất bé nhưng không hiểu sao, hình ảnh của bà trong những buổi chiều tím lại cứ ùa vào lòng tôi mênh mang một nỗi buồn.
Hồi còn bé, trong giấc mơ, bao giờ tôi cũng mơ ước mình sẽ trở thành nàng công chúa trong những câu chuyện cổ tích mà bà đã kể. Thế là, ngày nào, tôi cũng đòi bà hái những bông hoa dại trong vườn cài lên áo, lên tóc. Tháng 3, hoa vông đỏ rực cả triền đê. Những buổi chiều đi hái rau về, trong rổ của bà còn có những bông hoa như ngọn lửa. Bà bỏ hoa vào trong một chén nước nhỏ rồi đặt giữa bàn. Thế là căn nhà của chúng tôi được sưởi ấm. Và nàng công chúa bé nhỏ của bà, tháng 3 cũng rực rỡ hơn với hoa vông cài trên tóc.
Tháng 3 năm tôi 8 tuổi, bà qua đời.  Năm  ấy,  hoa vông đỏ rực trời, nhưng không ai hái hoa sưởi ấm căn nhà phên xiêu vẹo của chúng tôi, không ai cài hoa lên tóc tôi. Mặc gió, mưa và giá rét, chiều chiều, hai chị em tôi lại thơ thẩn dắt tay nhau ra bờ đê, khóc giữa hai hàng vông đang rì rào trong gió. Từ đó, trong mỗi giấc mơ của tôi đều đầy ắp nụ cười hiền hậu của bà lúc cài những đóa hoa vông lên tóc tôi…
Thành phố tháng 3, hoa xoan ngập trời. Nhưng tôi không tìm được cho mình một đóa vông như ngọn lửa để sưởi ấm hồn. Thế là, tôi nhận biết bước đi của thời gian qua những ngõ phố ngan ngát hương xoan. Cứ mỗi chiều tháng 3 lang thang cùng gió, hít thật sâu hương xoan nồng nàn, tôi lại nghĩ: bờ đê quê mình đang đỏ thắm hàng vông. Và hình ảnh bà lại hiện về, ấm áp, bâng khuâng…
L.H

(nguồn: TCSH số 229 - 03 - 2008)

 


Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • TRẦN THỊ HƯỜNG (*)                    Hồi Ký Mùa thu năm 1922 tôi rời thị xã Quảng Ngãi hòa trong dòng học sinh của nhiều miền trong đất nước về học tại trường nữ sinh Đồng Khánh (Huế).

  • NGUYỄN XUÂN SANH                                 Hồi ký Tôi và Huy Cận đều là học sinh Trường Quốc học Huế. Khác lớp nhau, nhưng cùng chung một ký túc xá. Hết sức thương nhau.

  • MAI VĂN HOAN (Trại sáng tác văn học Hương Vân)

  • NHẤT LÂM (Trại sáng tác văn học Hương Vân) “Trái bưởi kia vàng ngọt với ai” (Tố Hữu)

  • NGUYỄN THỊ CẨM THẠNH                                Hồi ký Đoàn nữ sinh trường Đồng Khánh Huế chúng tôi, đồng phục áo dài màu xanh biển, sắp hàng đôi, rời mái trường ngói đỏ, tường hồng, đi dọc theo hè đường, sang trường Việt Anh dự buổi tổng duyệt vở kịch Trưng Trắc Trưng Nhị của nhà thơ Thanh Tịnh.

  • L.T.S: Bửu Tiến, sinh năm 1916 ở Huế. Hội viên Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Ông là một trong những nghệ sĩ đầu tiên ở Huế tham gia kháng chiến sau cách mạng tháng Tám 1945.

  • Nếu ai đó nói, con đò là một trong những biểu tượng thi ca và văn hóa Huế, chắc rằng ít người sẽ dám phủ nhận điều đó. Nhắc đến Huế không thể không nói đến dòng Hương thơ mộng, nhưng chỉ là dòng sông lững lờ chảy qua miền đất thần kinh không thôi, e là đơn điệu lắm khi thiếu vắng sự tô điểm của những con đò.  

  • NGUYỄN CƯƠNGKỷ niệm 36 năm ngày giải phóng Huế 26/3/1975 - 26/3/2011

  • TRƯƠNG THỊ KHUÊ(Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân)                                Hồi ký

  • CHƠN HỮU                Tản vănNhững giọt sương lấp lánh. Một chồi non mới nhú. Ồ! Mùa xuân đã về!

  • LTS: Ông Đặng Văn Đông - một cao niên gần 90 tuổi ở Huế, là người gửi nhiều bài dịch cho Sông Hương song chưa hợp với tiêu chí “nhìn ra văn học thế giới đương đại”. Vừa qua chúng tôi nhận được thư của ông cùng bài viết về một kỷ niệm đầy nhân ái trong gia đình.Sông Hương xin đăng, và kính chúc ông năm mới dồi dào sức khỏe!

  • PHẠM VĂN HỌC1. Chào xuân đẹp, có gì vui thế…!

  • PHẠM NGUYÊN TƯỜNG                         Ghi chép

  • NGUYỄN KHOA BỘI LANChúng tôi đi theo anh Hoan, bí thư huyện ủy Triệu Hải, về kiểm tra vụ đông xuân. Anh có thói quen mỗi lần về đây thế nào cũng tranh thủ ghé Phường Sắn thăm bà mẹ Mít.

  • XUÂN HOÀNGHuy đang nói chuyện với mấy người bạn trẻ viết văn cùng quê thì Trường, anh bạn làm thơ trẻ người dân tộc ở phòng bên nghe tiếng, vui vẻ chạy sang.

  • HỒNG NHU(Kỷ niệm 60 năm thành lập Hội LHVHNT Thừa Thiên Huế)Đại hội VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ 7 (4-1994) tại thành phố Huế đã nhất trí khẳng định về năm chính thức thành lập của Hội là năm 1950.

  • LÊ QUANG VỊNH           (Trích hồi ký)…Tôi và Niệm thì đi học phổ thông, chị Mai tôi - theo ba tôi, con gái không cần học chữ nhiều - đi học nữ công gia chánh để chuẩn bị làm vợ làm mẹ sau này.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ                       Ghi chép Chỉ còn một thời gian ngắn nữa, Đại hội Nhà văn Việt Nam (ĐHNV) lần thứ 8 sẽ họp tại Hà Nội. So với các Đại hội chuyên ngành văn học nghệ thuật khác, hầu như lần nào ĐHNV cũng “xôm trò” hơn, được dư luận chú ý hơn.

  • PHAN THỊ THU QUỲ(Kỷ niêm ngày thương binh - liệt sỹ 27.7)