Ảnh: Internet
Ấn tượng rõ nét nhất đối với tôi về thơ Lâm Thị Mỹ Dạ có từ khi đọc bài Ý nghĩ chị viết cách đây mươi lăm năm. Do một sự tình cờ, lần đầu tiên tôi được thấy bài thơ này trong sổ tay một anh bộ đội, sau đó mới đọc lại trên báo Văn nghệ (số 366 ra ngày 16-10-1970). Bài thơ thật ngắn. Ý NGHĨ Những cơn mưa Quen mà rất lạ Mưa chải dài cây lá Đọng ngấn tròn bâng khuâng Mưa đi đâu về đâu Chẳng ai biết nữa Chỉ biết sau cơn mưa Trời không còn vôi vữa Chỉ biết sau cơn mưa Mặt đất thành mới mẻ Con gà đi nhặt thóc Nắng lại vàng trên đồng Cây đâm chồi nẩy lộc Cát nhìn thêm mênh mông. 12-1969 Một vài cách diễn đạt nào đấy trong bài thơ, bây giờ đã trở nên ít nhiều mòn sáo, nhưng vào hồi ấy có thể coi là mới. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn tôi muốn nói ở đây chưa phải chuyện mới cũ, mà ở chỗ Ý nghĩ sớm cho thấy tác giả của nó có một tâm hồn thơ, có nghệ thuật làm thơ - mặc dù như Mỹ Dạ gần đây có nói, bấy giờ đang là lúc chị “tập tễnh vào nghề”.
Xét về cả một tứ thơ, những năm sau này Mỹ Dạ chưa có bài nào hay như Khoảng trời, hố bom - theo ý riêng tôi. Nhưng rải rác đó đây có những ý độc đáo, đọc rất thích. Nghĩ về đất, chỉ Mỹ Dạ mới viết một cách duyên dáng thế này: Đất như cô gái yêu Giấu bao điều chưa nói Bỗng nhú những mầm non Khi nghe mùa xuân gọi. Đứng trước nghĩa trang liệt sĩ, với lòng biết ơn sâu nặng những người đã hy sinh vì dân, vì nước, chỉ Mỹ Dạ mới thấy: Những nấm mồ xếp đều bên nhau Như những phím chiếc dương cầm của đất Rung lên những âm thanh lặng thầm không tắt Chỉ trái tim người mới nghe được mà thôi Trong không gian thơ mộng của buổi sớm ở Đà Lạt, Mỹ Dạ có một cách “nghe - nhìn” riêng: Tiếng chim trong ngân thành vòng thành chuỗi Như một loài hoa lạ của trời Thả từng chùm xuống thành phố đầy vơi Nhìn những người thầy thuốc mặc áo blu trắng đi lại trong đêm ở bệnh viện, chỉ Mỹ Dạ mới so sánh kiểu: Những chiếc áo blu nhẹ như loài hoa riêng của đêm. Trong các nhà thơ nữ, nếu Anh Thơ đã có một lần táo bạo: Mẹ ru bé ngủ êm êm - Như ru vũ trụ ngủ trên tay mình, thì Mỹ Dạ ít nhất đã có hai lần táo bạo. Năm 1971, chị viết: Bố sẽ bế con quay tròn Như xoay mấy vòng quả đất Năm 1974, chị viết: Ăn với nhau một que kem Mùa đông tan ria đầu lưỡi Có những ý đã có trong thơ người khác, Mỹ Dạ biết nói bằng cách nói của chị. Xuân Diệu: Lá bàng xanh non như ăn được Mỹ Dạ: Nhìn lá/ Cứ ngỡ là lá ngọt/ Bởi lá tơ non mơn mởn quá chừng. Xuân Diệu hỏi đất trời về sự sinh nở khi nhìn “quả sấu non trên cao”: Ôi từ không đến có - Xảy ra như thế nào? Mỹ Dạ thì lại hỏi: Cái phút hoa quỳnh nở Nó thế nào hở trăng? Nó thế nào hở sao? Nó thế nào hở gió? (Cũng may mà Mỹ Dạ biết dừng lại ở đấy. Chỉ quá đi một lần nữa chị khó có thể tránh được cái tiếng: lặp lại người khác, dù vô tình hay hữu ý). Giống như một số không nhiều những người làm thơ, Mỹ Dạ nói được những điều ai cũng biết nhưng không nói ra được, mà nếu có nói thì cũng nói bằng cách khác. Chẳng hạn: Ngày tôi chưa ra đời Nỗi mong chờ đã có Ngày tôi vừa tuổi nhớ Đã nghe “Đợi anh về”. Hay là: Bạn gái đáng yêu đến thế Cho tôi quên hết nhọc nhằn Cho tôi về thời con gái Sáng tròn như một vầng trăng Âm hưởng chính trong thơ Mỹ Dạ xuất phát từ những giai điệu trầm, nhẹ, đằm thắm, không ồn ào. Nhưng có một lần - quý thay - nó thật khỏe mạnh, cái khỏe mạnh ít thấy ở những cây bút thơ phụ nữ: Giấu bao cơn bão trong lòng Cây buồn đứng ngắm mênh mông biển trời Mình đầm gió mặn mồ hôi Ngả trong nóng nực mặt trời trưa nay. Một điều cũng dễ thấy là, khi triển khai ý thơ, Mỹ Dạ thường bám sát nội dung hơn là chạy theo vần điệu. Chị làm chủ được mình, không cho ngôn từ trói buộc những suy nghĩ, không để vần điệu lái ngòi bút sang một nẻo đường khác nẻo đường đã định. Những năm trước kia, ở bài Đi trong đêm màu trắng, chị viết: Ta đi lên đồi cát mịn Biển ở ngoài kia nơi tiếng sóng đang reo Cát trắng quá nên đêm xuống chậm Hay Bảo Ninh mãi vẫn ban ngày? Gần đây, ở bài Như lá, chị viết: Tôi đi giữa mùa non Sững sờ trong bao dáng lá Nhớ ai Tôi gửi nụ hôn lên trời Rõ ràng, ở cả hai lần này (và nhiều lần khác nữa), nếu Mỹ Dạ không chủ động hy sinh một ít vần điệu, chắc gì chị giữ lại được những ý như vậy? Mỹ Dạ còn để ngòi bút mình thử thách trên nhiều thể thơ. Đó là một biện pháp làm cho thơ bớt đơn điệu… Tất nhiên, với cương vị một người đọc thơ, một người yêu thơ, hoặc với danh nghĩa một người phê bình thơ hay với tư cách một người bạn Mỹ Dạ, tôi còn có thể mong mỏi ở thơ chị điều này điều khác. Chẳng hạn, chị nên đưa vào thơ nhiều hơn nữa cái bộn bề, tươi mới của hiện thực (tôi nghĩ đến trường hợp Huy Cận với tập Trời mỗi ngày lại sáng, và Phạm Tiến Duật với nhiều bài thơ trong những năm chống Mỹ); hay là chị nên đa dạng hơn nữa trong cách cấu trúc những bài thơ; hoặc là chị nên thế này thế nọ… Nhưng có lẽ hãy dành cho một dịp khác. Bằng vào những dẫn chứng nêu trên, ở đây tôi chỉ muốn khẳng định một điều: Mỹ Dạ có ý thức lao động nghiêm túc trong việc làm thơ. Ý thức ấy đem lại một kết quả rõ rệt: thơ chị có những nét riêng, có bản sắc riêng. Cũng chẳng ngại là sớm đối với một người đã làm thơ gần hai chục năm như Mỹ Dạ, khi nói rằng bản sắc riêng ấy là phong cách của thơ chị, dù cho phong cách còn gồm những điều khác nữa, và phong cách không phải là cái gì “nhất thành bất biến”. Mà bản sắc riêng là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với một nhà thơ. Bởi vì, chắc ai cũng biết, trong văn chương - mà có lẽ trong lĩnh vực nào cũng vậy thôi xét về một phương diện nào đấy, nếu một người không có cái gì là của riêng mình thì người ấy không có gì hết. Cái đáng quý nhất của thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, theo tôi, chính là ở đó. Hà Nội 3-1984 H.D. (7/6-84) ---------------------------- (*) Trái tim sinh nở, phần thơ in trong tập Trái tim nỗi nhớ, thơ Lâm Thị Mỹ Dạ - Ý Nhi, NXB Văn học, 1974, Bài thơ không năm tháng, thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, NXB Tác phẩm Mới, 1983. |
PHẠM TRƯỜNG THI
Trong số các nhà thơ thời tiền chiến người quê gốc Nam Định, có ba nhà thơ mặc dù khác nhau là không được sinh ra cùng ngày, cùng tháng, cùng năm, cùng một miền đất nhưng họ lại rất giống nhau là đều khóc tiếng khóc chào đời nơi vùng đồng chiêm trũng, nghĩa là nơi được xem là những cái rốn nước của tỉnh Nam Định.
HỒ HUY SƠN
Năm 2019, văn đàn Việt chứng kiến một cuộc chuyển giao trong đời sống văn học trẻ nước nhà. Thế hệ 8X vẫn cần mẫn viết nhưng có xu hướng trở nên lặng lẽ hơn; trong khi đó, thế hệ 9X lại đang có một sức bật không kém phần táo bạo, bất ngờ. Bài viết dưới đây nằm trong sự quan sát mang tính cá nhân, với mong muốn đưa đến người đọc những nét nổi bật trong năm qua của văn chương trẻ.
PHẠM PHÚ PHONG
Trong mấy thập niên gần đây, cái tên Nguyễn Thị Thanh Xuân không còn xa lạ với độc giả trong cả nước.
PHAN TRỌNG HOÀNG LINH
Trong một tiểu luận bàn về Ngoại biên hóa trong tiến trình văn học Việt Nam đương đại, học giả Trần Đình Sử xem “ngoại biên hóa chủ yếu là phương thức tồn tại thông thường của văn học”.
HỒ THẾ HÀ
Mấy mươi năm cầm bút đi kháng chiến, Hải Bằng chỉ vỏn vẹn có 1 tập thơ in chung Hát về ngọn lửa (1980) ra mắt bạn đọc.
LÝ HOÀI THU
Trong bộ tứ bình bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, xuân là bức màn thứ nhất, là khúc dạo đầu của nhịp điệu thiên nhiên. Đó vừa là không gian, vừa là thời gian để vòng tuần hoàn của sự sống tồn tại và sinh sôi.
LÝ HOÀI THU
Trong bộ tứ bình bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, xuân là bức màn thứ nhất, là khúc dạo đầu của nhịp điệu thiên nhiên. Đó vừa là không gian, vừa là thời gian để vòng tuần hoàn của sự sống tồn tại và sinh sôi.
PHAN TRỌNG HOÀNG LINH
Trong thế hệ những nhà văn tuổi Canh Tý đương thời (sinh năm 1960), Hồ Anh Thái chiếm lĩnh một vị trí nổi bật. Càng đặc biệt hơn khi hình ảnh con chuột từng trở thành biểu tượng trung tâm trong văn chương ông. Nhân dịp Tết Nguyên đán Canh Tý (2020), hãy cùng nhìn lại cuốn tiểu thuyết được ông viết cách đây gần một thập kỷ.
NGUYỄN TRỌNG TẠO
• Để chọn được những áng thơ hay, những người thơ có tài, người ta thường mở các cuộc thi, và cuối cùng là giải thưởng được trao.
PHẠM XUÂN DŨNG
Nhà thơ Tố Hữu là người xứ Huế nhưng lại có nhiều duyên nợ với Quảng Trị, nhất là đoạn đời trai trẻ, đặc biệt là với địa danh Lao Bảo.
TRẦN THÙY MAI
Đọc tập sách của Nguyễn Khoa Diệu Hà, với hơn 30 tản văn, tôi có cái cảm giác như đang ngồi trên tấm thảm thần Aladin bay về một miền mà không có xe tàu nào đưa ta đến được một miền thương nhớ đặc biệt “Ở xứ mưa không buồn”!
NGUYỄN QUANG THIỀU
Có không ít các nhà thơ lâu nay coi sứ mệnh của thơ ca không phải là viết trực diện về những gì đang xẩy ra trong đời sống con người.
VŨ VĂN
Một mùa xuân nữa lại về, mùa xuân của hòa bình, của ấm no và những đổi thay của đất nước. Nhưng đã có thời kỳ, những mùa xuân của dân tộc đến vào những lúc chiến tranh vô cùng gian khổ, trong lòng nhiều người từng sống qua những năm tháng ấy lại dâng lên niềm thương nhớ Bác, nhớ giọng nói của Người, nhớ những lời chúc Tết của Người vang lên trên loa phát thanh mỗi đêm Giao thừa.
ĐỖ QUYÊN
1.
Du Tử Lê thường được xem là một trong bảy nhà thơ hàng đầu của nền văn học miền Nam Việt Nam trước năm 1975, cùng với Bùi Giáng, Vũ Hoàng Chương, Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền, Đinh Hùng, và Nguyên Sa. Cây thơ cuối cùng ấy đã hết còn lá xanh giữa mùa thu này.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Nhân đọc các tập truyện của Trần Bảo Định vừa được xuất bản)
LƯU KHÁNH THƠ
Giai đoạn giao thời ba mươi năm đầu thế kỷ XX đã chứng kiến sự thay đổi vị trí xã hội của người phụ nữ. Từ “chốn phòng the”, một số người phụ nữ có tri thức và tư tưởng tiến bộ đã mạnh dạn vươn ra ngoài xã hội, bộc lộ suy nghĩ, chủ kiến riêng và thể hiện con người cá nhân của mình.
PHẠM PHÚ PHONG
Trong vô tận (Nxb. Trẻ, 2019) là cuốn sách thứ mười ba và là tiểu thuyết thứ tư của nhà văn Vĩnh Quyền.
HOÀNG THỤY ANH
“Đá”(1) là tập thơ thứ 5 của tác giả Đỗ Thành Đồng. Điểm xuyết, vấn vương một chút dáng dấp của “Rác”, “Rỗng”, “Xác”(2), nhưng thần thái của “Đá” đã khác.
ĐÔNG HÀ
Mỗi dân tộc có một số phận lịch sử. Và lịch sử chưa bao giờ công bằng với dân tộc Việt chúng ta, khi trải qua hơn bốn ngàn năm, luôn phải đặt số phận con dân dưới cuộc chiến. Vì vậy, để viết nên trang sử nước nhà, không chỉ những chính sử gia, mà các nhà văn, nhà thơ, người cầm bút, không tránh chạm ngòi bút của mình vào nỗi đau của dân tộc.