HỒ VIẾT TƯ
南國山河 南國山河南帝居 截然定分在天書 如何逆虜來侵犯 汝等行看取敗虛 |
NAM QUỐC SƠN HÀ Nam quốc sơn hà Nam Đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư |
Bản dịch của Hoàng Xuân Hãn
Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rành định phận tại sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
Có ý kiến của PGS.TS Đoàn Lê Giang “Có cần thay bản dịch bài Nam quốc sơn hà?” đăng trên Báo Tuổi trẻ số 307/2015 (8132) ra ngày thứ năm 12/11/2015 về bản dịch của bài thơ tôi rất vui mừng. Tôi xin góp thêm vài ý kiến:
Nói về thơ, người xưa có câu: “Hữu thanh, vận, khả ca vịnh chi văn vị chi thi” (Một bài văn có thanh, có vần, có thể ngâm được, ca được gọi là bài thơ), như vậy, nhất thiết một bài thơ thì phải có thanh, có vần, đặc biệt thơ xưa loại thất ngôn bát cú hay thất ngôn tứ tuyệt thì niêm luật rất chặt chẽ, bài thơ đúng niêm luật thì khi đọc nghe rất xuôi tai, dễ thuộc, và tự thân nó mang tính đại chúng.
Dịch một bài thơ cổ đạt trình độ tín, đạt, nhã đã khó, lại còn sao cho “hữu thanh, vận” lại khó hơn. Bản dịch của cụ Hoàng Xuân Hãn tiệm cận với các yêu cầu đó, lại có thanh, có vần nên khi đọc rất dễ thuộc, và do đó bao thế hệ học trò rất nhiều người thuộc, nó còn là vũ khí đấu tranh sắc bén, ăn sâu trong tiềm thức người Việt, rất hào sản khi đọc các vần thơ này và cũng rất hiên ngang lúc vận nước có nguy cơ bị xâm lăng.
Nhưng bản dịch của Lê Thước, Nam Trân được đưa vào sách giáo khoa đã dịch:
Núi sông Nam Việt vua Nam ở,
Vằng vặc sách trời chia xứ sở.
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây?
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
Câu một của bài thơ Chữ Hán không có Quốc hiệu Việt Nam, và vào thời điểm đó nước ta chưa phải là Việt Nam. Cho nên Nam quốc sơn hà Nam Đế cư, dịch là Núi sông Việt Nam vua Nam ở là không đúng với tín, Hoàng Xuân hãn dịch Sông núi Nước Nam vua Nam ở, chính xác hơn.
Câu hai của bài thơ gốc: từ tiệt nhiên là động từ, xác định rạch ròi, định phận là phân chia (núi sông ở câu trên), tại thiên thư là tại sách trời mà dịch là vằng vặc, một tính từ chỉ cấp độ ánh sáng (ví dụ: ánh trăng vằng vặc), lại thêm chia xứ sở, trong câu tiệt nhiên định phận tại thiên thư không có xứ sở nào cả mà chỉ có chia sông núi như đã nói trên, dịch như vậy nó không tiệm cận được cả về tín và đạt.
Câu ba: như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, từ xâm phạm nó đã được Việt hóa, đọc lên ai cũng hiểu, lai xâm phạm mà dịch là phạm đến đây là một hành vi có thể hiểu mới chạm đến chứ chưa hẳn là hành động xâm lăng, dịch như vậy không sát nghĩa cũng đã phạm vào tín, và tất yếu không đạt.
Câu bốn: cụm từ thủ bại hư có nghĩa chuốc lấy thất bại, đây là một đội quân xâm lược, (một đám người) thì chỉ có thể tan rã, chứ không phải là vật cứng, vô tri mà tan vỡ cho nên cũng không đạt nguyên tắc tín.
Ngoài ra, vần điệu trúc trắc, khục khặc cũng bất khả ca, vịnh. Bởi vậy giữ lại bản dịch của cụ Hoàng Xuân Hãn hay hơn nhiều.
H.V.T
(SHSDB20/04-2016)
PHAN NGỌC
Tặng các nhà tiểu thuyết trẻ
HUỲNH THẠCH HÀ
Rồng (trong tiếng Anh gọi là dragon) là loài vật mang tính tưởng tượng, một biểu tượng văn hóa, ra đời từ sự nỗ lực của con người trong việc tìm hiểu và nhận thức thế giới tự nhiên.
PHAN NGỌC
Tặng các nhà tiểu thuyết trẻ
BÙI NHƯ HẢI
Văn học Việt Nam có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, mật thiết với lịch sử nước nhà, vì thế viết về chiến tranh đã trở thành một khuynh hướng cơ bản, một đề tài lớn, mang tính truyền thống, thể hiện, phản ánh một cách phong phú, sinh động nhất về bức tranh hiện thực chiến tranh trong những giai đoạn lịch sử đặc biệt nhất của dân tộc.
TRẦN BẢO ĐỊNH
Nhà văn lão thành Nguyễn Khắc Phê tiếp tục trình làng văn và bạn đọc gần xa tập sách Đường đời muôn nẻo trong tháng 7/2023. Đây là những trang viết tạp bút và bình văn do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành.
PHAN NGỌC
Tặng các nhà tiểu thuyết trẻ
PHÙNG GIA THẾ
“Một người ngồi hai mươi năm
Cuộc buồn vui ly rượu đắng”
(Trịnh Công Sơn)
PHẠM PHÚ UYÊN CHÂU - PHẠM PHÚ PHONG
Đạm Phương tên thật là Công Tôn Nữ Đồng Canh, thứ nữ của Hoằng Hóa quận vương Nguyễn Miên Triện, hoàng tử thứ 66 của vua Minh Mạng.
HẠNH NGUYÊN
Hình tượng người chiến sĩ nhỏ tuổi Ga-vơ-rốt ngoài chiến lũy với sự dũng cảm kiên cường đến phi thường, với lời hát cất lên thật say sưa và cái chết không khó dự đoán đã trở thành một tượng đài phê phán chiến tranh trong lòng độc giả. Victor Hugo của hai thế kỷ trước đã đứng về phía những người khốn khổ, nhất là trẻ em để nói tiếng nói yêu thương đồng thời lên án chiến tranh.
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Thơ viết về núi Ngự Bình của vua Thiệu Trị “Bình lãnh đăng cao”, một trong 20 bài thơ trong Thần kinh nhị thập cảnh, được nhà vua sáng tác năm 1843, cho khắc bia và tôn trí trong nhà bia ở chân núi Ngự.
HỒ QUÝ YÊN
Tập truyện và ký Sở Nghiên cứu địa lý của Hà Khánh Linh do Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2023, là kết quả của vốn sống trực quan và ký ức tâm hồn cùng quá trình chiêm nghiệm của nhà văn trước hiện thực cuộc đời đang vỗ vào trang văn muôn ngàn lớp sóng.
PHẠM PHÚ PHONG
Hai thể loại giữ vai trò nòng cốt và xung kích trong văn xuôi hiện đại của nhiều nước trên thế giới là tiểu thuyết và truyện ngắn.
MINH HUỆ
Trong đầm gì đẹp bằng sen...
NGUYỄN VĂN HẠNH
PHẠM XUÂN PHỤNG
VĂN TÂM
Nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh nhà văn Nguyễn Công Hoan (1903 - 1993)
ĐỖ ĐỨC HIỂU
Chất thơ bao quanh tác phẩm văn chương và cuộc đời nghệ sĩ Nguyễn Tuân như một "huyền sử".
THÁI VŨ
Trước đây vẫn tồn nghi hai giai thoại: Một là, đôi câu đối Tử năng thừa phụ nghiệp - Thần khả báo quân ân của vua Tự Đức mà Cao Bá Quát cho là "cương thường đảo ngược" đã chữa lại.