(SHO) Lễ khai mạc chính thức “Năm Việt Nam tại Pháp” đã diễn ra tại Nhà hát Châtelet vào 19h ngày 14.2 (giờ Paris). Ngay trước đó, triển lãm “Rồng - nghệ thuật cung đình Việt” đã diễn ra tại Bảo tàng Guimet.
Lễ khai mạc “Năm Việt Nam tại Pháp” đã được tổ chức tối 14/2, tại nhà hát Châtelet
Trước đây, "Năm Pháp tại Việt Nam năm 2013” đã được tổ chức hoành tráng với gần 150 sự kiện diễn ra trong suốt cả năm, trên nhiều lĩnh vực, từ văn hóa, nghệ thuật, kinh tế, thương mại, khoa học, giáo dục, đào tạo… giới thiệu tới công chúng Việt Nam về một nước Pháp giàu truyền thống văn hóa và đang làm mới mình để tiếp tục phát triển.
Trong khuôn khổ Năm Việt Nam tại Pháp năm 2014 cũng có hàng trăm hoạt động với nhiều nội dung phong phú, giàu bản sắc. Trong đó, Lễ khai mạc chính thức diễn ra tại Nhà hát Châtelet vào 19h ngày 14.2 (giờ Paris). Ngay trước đó, triển lãm “Rồng - nghệ thuật cung đình Việt” đã diễn ra tại Bảo tàng Guimet.
Trước đó, chương trình nghệ thuật chào mừng Năm Việt Nam tại Pháp và Tết cổ truyền tại Villebon sur Yvette (ngoại ô Paris) đã được khán giả thành phố đón nhận nồng nhiệt. Nhiều hoạt động khác trong Tuần lễ Việt Nam tổ chức tại thành phố này từ ngày 8 - 14.2 như triển lãm, hội thảo, biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực Việt Nam đã thu hút hàng nghìn người tới tham dự.
Mới đây, hôm 13/2, Bộ trưởng VHTTDL Hoàng Tuấn Anh trong cuộc làm việc với Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Truyền thông Pháp Aurelie Filippetti cũng đề nghị 2 bên cần phát huy hơn nữa các kết quả, các tác động lâu dài mà các hoạt động năm chéo đã đạt được trong việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và tình hữu nghị giữa Chính phủ và nhân dân 2 nước. Đề nghị 2 Bộ Văn hóa tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ đối tác trực tiếp giữa các thiết chế văn hóa, các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực văn hóa (điện ảnh, âm nhạc, mỹ thuật…) như thiết lập quan hệ trực tiếp giữa 2 Học viện Âm nhạc quốc gia, Đại học Mỹ thuật, Trường Điện ảnh…
Chính phủ Pháp đã dành cho Việt Nam một khoản tài trợ 1,4 triệu euro trong khuôn khổ Quỹ đoàn kết ưu tiên, hỗ trợ chính sách hội nhập văn hóa của Việt Nam và giúp đào tạo nguồn lực cho cán bộ ngành nghệ thuật như múa, âm nhạc, điện ảnh và thư viện…
Việt Nam mong muốn Pháp tiếp tục dành cho Việt Nam một khoản viện trợ cho việc đào tạo nguồn nhân lực ngành văn hóa hoặc xem xét cấp các học bổng cho các sinh viên và nghệ sĩ Việt Nam sang Pháp đào tạo về các ngành nghề thuộc lĩnh vực văn hóa.
Trên lĩnh vực điện ảnh, đề nghị Bộ Văn hóa và Truyền thông Pháp có những chỉ đạo cụ thể để hãng phim của 2 nước hợp tác đồng sản xuất, tranh thủ tài trợ của Quỹ Phương Nam như gợi ý của Bộ trưởng tiền nhiệm Mitterand. Nhân dịp này, phía Pháp đã trao tặng các thước phim tư liệu quý về Việt Nam trong giai đoạn 1895- 1954.
Nam Giao
Đó là hàng nghìn bài thơ, văn chạm khắc trên các cung điện và văn bia ở hoàng thành, các lăng vua ở cố đô Huế.
Vào tháng 4-2012, nhà đấu giá Bảo Lợi (Poly) lớn nhất Trung Quốc đã tổ chức buổi đấu giá bức thư họa có tên Trúc Lâm Đại sĩ xuất sơn đồ, dù là một tác phẩm sao chép từ nguyên bản đang được bảo quản tại Bảo tàng Liêu Ninh nhưng cái giá đạt được thật không ngờ: khoảng 1,8 triệu USD.
Vẫn biết hoạ sĩ Võ Xuân Huy - giảng viên Đại học Mỹ thuật Huế là người luôn vận động để đưa ra những khái niệm mới.
NGÔ KHA
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cơ quan Tuyên huấn và các tờ báo kháng chiến của tỉnh có mối quan hệ mật thiết, chặt chẽ với ngành đường dây. Theo sự phát triển của tình hình, về sau ngành đường dây thay đổi tên gọi là giao bưu (giao thông liên lạc và bưu điện).
HOÀNG VŨ THUẬT
Văn học nghệ thuật đương đại là vấn đề rộng lớn, nhiều nhìn nhận đánh giá khác nhau, nhiều ý kiến trái chiều, đôi khi cực đoan, phiến diện; điều này trở thành phức tạp và khó tìm được đáp số chung.
Các nhà vua triều Nguyễn, người nào cũng giỏi thơ văn. Người nào cũng có cách "chơi thơ" rất độc đáo. Vua Tự Đức in thơ lên tiền vàng, in lên các loại đồ sứ như chén, ấm, bình..., thêu trên trướng, liễn.
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
Kỷ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21-6
LTS: Vào giữa cuối tháng 7/2014, Tạp chí Nhật Lệ (Hội VHNT Quảng Bình) sẽ tổ chức Hội thảo TẠP CHÍ VĂN NGHỆ ĐỊA PHƯƠNG VÀ VẤN ĐỀ TIẾP NHẬN CÁI MỚI TRONG VHNT ĐƯƠNG ĐẠI dành cho các tạp chí văn nghệ sáu tỉnh Bắc miền Trung. Đây là chủ đề rất hay và phù hợp với những nỗ lực lâu nay của các tạp chí văn nghệ miền Trung.
Dưới đây, Sông Hương xin giới thiệu hai tham luận vừa gửi về tham dự hội thảo nói trên.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Nhân ngày báo chí cách mạng Việt Nam 21 - 6
Trước ngày dịch giả Thái Nguyễn Bạch Liên “đi xa” không lâu, anh đưa tặng tôi bản thảo tập “DANH NGÔN VÀ SỨC MẠNH” (biên dịch từ tác phẩm của Lâm Bác Văn - Trung Quốc), trong đó có lời bình một danh ngôn về nghề báo mà hình như anh chưa kịp gửi đăng ở đâu.
VIỆT HÙNG
Nhân ngày báo chí Cách mạng Việt Nam 21-6
Nhìn chung, so với nhiều tờ báo trong cả nước, thì báo và tạp chí văn nghệ từ Trung ương đến địa phương đều bị hạn chế về số lượng độc giả. Từ mặt bằng chung về lượng độc giả như thế, tạp chí văn nghệ địa phương còn phải chịu thiệt thòi hơn nhiều lần so với các báo văn nghệ Trung ương; từ đó, dẫn đến số lượng phát hành rất ít ỏi.
Khi được hỏi về cảm hứng vẽ tranh hoa, Giáo sư Hoàng Đạo Kính đã trả lời rằng, "đó chính là hoa của lòng tôi, của lòng mỗi người khi tránh xa được ưu tư và phiền muộn".
(SHO).Với chủ đề đa văn hóa và hội nhập, ngày 23/2, Hội người Việt Nam tại thành phố Leipzig thuộc bang Sachsen của Đức đã tổ chức Lễ hội đa văn hóa các dân tộc Việt Nam tại trung tâm hội chợ thành phố này.
Cuộc thi hát thính phòng - nhạc kịch lần IV-2009 do Cục Nghệ thuật Biểu diễn tổ chức từ ngày 24 đến 28/4/2009 tại Học viện Âm nhạc Quốc gia (Hà Nội). TP.HCM có 7 thí sinh tham dự và đã giành 2 giải Ba trong số 8 giải chính thức của cuộc thi.