Một ngày với Cố đô Huế - Ấn tượng khó quên với sinh viên kiều bào

15:37 22/07/2015

Trong hành trình của “Trại hè Việt Nam 2015,” ngày 21/7, Đoàn thanh niên sinh viên kiều bào đã đến với Huế - thành phố văn hóa ASEAN có khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp với sông Hương, núi Ngự cùng đền chùa, thành quách, lăng tẩm cổ kính rêu phong gắn liền với triều Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.

Cố đô Huế. (Nguồn: TTXVN)

Tất cả đã để lại cảm xúc, ấn tượng khó quên đối với mỗi sinh viên kiều bào sống xa quê hương.

Trong chuyến đi này, 160 thanh niên kiều bào đang sinh sống, học tập ở khắp nơi trên thế giới đã tham quan lăng Khải Định, chùa Thiên Mụ, ngôi chùa cổ nhất ở Huế, khám phá Đại Nội, tên gọi chung cho Hoàng Thành và Tử Cấm Thành của Kinh thành Huế xưa với hơn 100 công trình kiến trúc độc đáo, hiện hữu ở nhiều khu vực như Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Tử Cấm Thành, Hiển Lâm Các, Cửu Đỉnh...

Đây là những di tích lịch sử có kiến trúc nghệ thuật nằm trong quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993.

Với nhiều thanh niên kiều bào, đây là lần đầu tiên được về với Huế, được nghe những câu chuyện lịch sử, giai thoại về các vị vua triều Nguyễn, tận mắt chứng kiến nét độc đáo về điêu khắc, kiến trúc… nên rất thích thú và không quên chụp ảnh để lưu lại những khoảnh khắc đẹp trong dịp được đến Cố đô.

Bạn Hoàng Thị Thùy Nga, đến từ Slovakia hào hứng nói: "Lần đầu tiên em đến Huế và đã thấy ngay được những công trình kiến trúc thật đẹp mà cha ông xưa xây dựng, giúp bản thân hình dung được phần nào về một giai đoạn lịch sử của triều Nguyễn cũng như tiếp thu và hiểu biết hơn về lịch sử dân tộc mình, qua đó thêm yêu và tự hào mình là người Việt Nam."

Bạn Lưu Anh Vượng vừa trở về từ Liên bang Nga chia sẻ: "Em đến với Huế cách đây hai năm, lần này trở lại đã thấy thành phố này phát triển, thay đổi hơn rất nhiều. Tuy nhiên, Huế với nét cổ kính, trầm mặc và vốn văn hóa rất đặc trưng vẫn luôn thu hút bản thân em và các thành viên trong đoàn tìm hiểu, khám phá."

Thời gian dừng lại ở Huế tuy không dài, chỉ trong vòng hơn một ngày nhưng đã giúp các đại biểu “Trại hè Việt Nam 2015” có những trải nghiệm, hiểu biết thêm về mảnh đất cố đô với lịch sử và phong tục tập quán riêng mang dấu ấn của cung đình xưa.

Bạn Nguyễn Thị Yến đến từ Slovakia tâm sự: Đến với Huế không chỉ tham quan những di tích, phong cảnh đẹp, chúng em còn gặp được những người Huế hiếu khách, thưởng thức nhiều món ăn đặc sản trong kho tàng ẩm thực cung đình. Với em, chuyến đi này, không chỉ giúp hiểu biết hơn về lịch sử, văn hóa dân tộc mà còn là sự trải nghiệm trong cuộc sống. Đang theo học quản trị kinh doanh ngành du lịch, nên em hy vọng sau này có cơ hội trở về quê hương làm việc và đóng góp sức mình để phát triển ngành du lịch. Và một điều chắc chắn, sau chuyến đi này, em và các bạn sẽ là những tuyên truyền viên đắc lực để quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới."

Chia sẻ thêm về chuyến đi, bạn Nguyễn Khánh Linh đang sống và học tập ở Ba Lan cho biết: "Qua chuyến đi này, em càng hiểu hơn về Huế, mảnh đất có bề dày lịch sử, văn hóa sâu sắc, qua đó thêm tự hào về lịch sử Việt Nam. Hiện em đang học ngành điện ảnh, có cộng tác với VTV 6 và đang ấp ủ để làm một bộ phim về lịch sử. Chuyến đi này đã mang đến cho em nhiều ý tưởng thú vị để thực hiện mong ước đó."

Trong hành trình “Trại hè Việt Nam 2015,” một ngày về với Cố đô Huế đã bổ sung thêm những hiểu biết về văn hóa và lịch sử, con người nơi đây, cũng là dịp để thanh niên, sinh viên kiều bào được trau dồi vốn tiếng Việt, có điều kiện tiếp cận và hiểu biết sâu sắc hơn về cội nguồn văn hóa dân tộc Việt Nam, tri ân công đức với tổ tiên, góp phần vun đắp cho các bạn trẻ Việt kiều tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào về lịch sử dân tộc Việt Nam.

Theo Tường Vi - TTXVN/Vietnam+

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Khác với những kỳ liên hoan trước thường tập trung vinh danh các nghệ nhân lão thành, Liên hoan ca trù toàn quốc 2014 sẽ tập trung giới thiệu đội ngũ nghệ sỹ kế cận của loại hình nghệ thuật này.

  • Đó là nhận định của TS. Nguyễn Bình Định, Viện trưởng Viện Âm nhạc, về Ca trù – di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp – trước khi Liên hoa Ca trù toàn quốc diễn ra tại Hà Nội vào 26.8 tới.

  • Quảng Ngãi có 6 huyện miền núi, tập trung chủ yếu là người đồng bào các dân tộc Cor, H’rê và Cadong cùng chung sống.

  • Cây bồ 3 thân độc đáo có tuổi thọ gần 200 năm trong một đền thờ tại tỉnh Phú Yên vừa vinh dự được công nhận là Cây di sản Việt Nam.

  • Thông tin hai tập đoàn tư nhân trình đề án được “nhượng quyền” quản lý, khai thác Vịnh Hạ Long làm nóng dư luận suốt hai tuần qua. Bởi Vịnh Hạ Long không phải một danh thắng du lịch bình thường, mà đó còn là một di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận và có thể xem là một di sản nổi tiếng nhất của Việt Nam đối với thế giới.

  • Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương đã quyết định dành 18,7 tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo Khu di tích Văn Miếu Mao Điền, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương).

  • Trả lời phỏng vấn của Tia Sáng, TS Nguyễn Hồng Kiên (Viện Khảo cổ học Việt Nam) cho rằng, từ trước đến nay, di tích/di sản luôn luôn bị xây dựng/phát triển lấn át, mà trường hợp Hoàng thành Thăng Long bị xâm phạm bởi công trường Nhà Quốc hội là bằng chứng mới nhất.

  • Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) được biết đến là một di sản văn hóa có giá trị đặc biệt quan trọng, mang ý nghĩa tiêu biểu cho dòng chảy lịch sử văn hóa liên tục của trung tâm quyền lực, chính trị, văn hóa cao nhất Việt Nam.

  • Khu nghỉ dưỡng Villa Tolomei Hotel & Resort từng là một tu viện cổ hoang tàn đổ nát, nhưng nay lại là điểm đón khách nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất ở ngoại ô Florence, Italy. Công trình là bằng chứng rõ ràng cho thấy sự hợp tác tốt giữa nhà nước và tư nhân trong việc quản lý di sản văn hóa có thể giúp mang lại trái ngọt.

  • Gần một năm sau khi ngựa sắt đi kèm bộ áo giáp, roi sắt được cung tiến và tự ý đưa vào đền Phù Đổng, đến nay số hiện vật này vẫn ngự tại đền Phù Đổng (Gia Lâm).

  • Sau khi UNESCO công nhận di sản thế giới, trang Bluewin của Thụy Sĩ giới thiệu Tràng An là một trong 10 điểm đến mới. Ông Bùi Văn Mạnh, Phó Giám đốc BQL Quần thể danh thắng Tràng An chia sẻ thêm về hành trình thành di sản thế giới, và hứa hẹn điểm đến hấp dẫn trong thời gian tới.

  • Nhằm gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa tranh dân gian Đông Hồ, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã phê duyệt Đề án “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tranh dân gian Đông Hồ, huyện Thuận Thành, giai đoạn 2014-2020 và định hướng đến 2030” với tổng kinh phí gần 60 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách và các nguồn vốn khác.

  • Chiếc long sàng của vua Thành Thái, một “báu vật” cùng với chiếc xe kéo mà nhà vua dành tặng mẹ sau khi phía Việt Nam đấu giá không thành công tại Pháp - hiện có cơ hội trở về Huế rất lớn.

  • Ngày 16-6, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã gửi văn bản khẩn đến UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế và Bộ VH-TT&DL đề nghị sớm có ý kiến với Chính phủ và Bộ Ngoại giao tìm giải pháp đưa hiện vật của vua Thành Thái vừa mua được về nước.

     

  • Năm 1945, sau khi nhà Nguyễn cáo chung, một số giá trị văn hóa phi vật thể của Huế không còn giữ được môi trường diễn xướng nguyên thủy, nhưng những gì nó vốn có vẫn là minh chứng độc đáo về sự sáng tạo văn hóa của dân tộc Việt Nam. 

  • NGUYỄN VĂN DẬT

    Du khách các nước về tham dự Festival Huế, chắc chắn không thể không tham quan các sản phẩm đúc đồng ở Cố đô Huế và các sản phẩm hiện đang trưng bày tại các gian hàng ở phố chợ, nhất là tại Trung tâm làng nghề ở Phường Đúc - đường Bùi Thị Xuân và các cơ sở đúc đồng quanh Phường Đúc.

  • TAKESHI NAKAGAWA

    LTS: Takeshi Nakagawa là GS. TS. Giám đốc Viện Di sản Waseda (Nhật Bản). Bài viết dưới đây, được ông trình bày tại dịp Kỷ niệm 20 năm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO tôn vinh là Di sản Văn hóa Thế giới. Sông Hương trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

  • (SHO). Hôm 18.2, Dự án bảo tồn làng cổ Đường Lâm đã chính thức nhận Giải thưởng của UNESCO Khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây là câu chuyện mà các di tích làng cổ của Huế và các nơi khác phải học hỏi. Cả nước hiện có 9.000 làng được nhà nước công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.

  • (SHO) - Sáng 21/9 tại thành phố Huế đã diễn ra hội nghị “Bảo tồn và phát triển bền vững di sản thế giới ở Việt Nam, nhìn lại chặng đường 20 năm qua và hướng đến tương lai của di sản Huế”.

  •  (SHO)- Theo Quyết định ngày 9/9 của Bộ VHTTDL, có thêm 5 di sản được ghi tên vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.