Trong hành trình của “Trại hè Việt Nam 2015,” ngày 21/7, Đoàn thanh niên sinh viên kiều bào đã đến với Huế - thành phố văn hóa ASEAN có khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp với sông Hương, núi Ngự cùng đền chùa, thành quách, lăng tẩm cổ kính rêu phong gắn liền với triều Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.
Cố đô Huế. (Nguồn: TTXVN)
Tất cả đã để lại cảm xúc, ấn tượng khó quên đối với mỗi sinh viên kiều bào sống xa quê hương.
Trong chuyến đi này, 160 thanh niên kiều bào đang sinh sống, học tập ở khắp nơi trên thế giới đã tham quan lăng Khải Định, chùa Thiên Mụ, ngôi chùa cổ nhất ở Huế, khám phá Đại Nội, tên gọi chung cho Hoàng Thành và Tử Cấm Thành của Kinh thành Huế xưa với hơn 100 công trình kiến trúc độc đáo, hiện hữu ở nhiều khu vực như Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Tử Cấm Thành, Hiển Lâm Các, Cửu Đỉnh...
Đây là những di tích lịch sử có kiến trúc nghệ thuật nằm trong quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993.
Với nhiều thanh niên kiều bào, đây là lần đầu tiên được về với Huế, được nghe những câu chuyện lịch sử, giai thoại về các vị vua triều Nguyễn, tận mắt chứng kiến nét độc đáo về điêu khắc, kiến trúc… nên rất thích thú và không quên chụp ảnh để lưu lại những khoảnh khắc đẹp trong dịp được đến Cố đô.
Bạn Hoàng Thị Thùy Nga, đến từ Slovakia hào hứng nói: "Lần đầu tiên em đến Huế và đã thấy ngay được những công trình kiến trúc thật đẹp mà cha ông xưa xây dựng, giúp bản thân hình dung được phần nào về một giai đoạn lịch sử của triều Nguyễn cũng như tiếp thu và hiểu biết hơn về lịch sử dân tộc mình, qua đó thêm yêu và tự hào mình là người Việt Nam."
Bạn Lưu Anh Vượng vừa trở về từ Liên bang Nga chia sẻ: "Em đến với Huế cách đây hai năm, lần này trở lại đã thấy thành phố này phát triển, thay đổi hơn rất nhiều. Tuy nhiên, Huế với nét cổ kính, trầm mặc và vốn văn hóa rất đặc trưng vẫn luôn thu hút bản thân em và các thành viên trong đoàn tìm hiểu, khám phá."
Thời gian dừng lại ở Huế tuy không dài, chỉ trong vòng hơn một ngày nhưng đã giúp các đại biểu “Trại hè Việt Nam 2015” có những trải nghiệm, hiểu biết thêm về mảnh đất cố đô với lịch sử và phong tục tập quán riêng mang dấu ấn của cung đình xưa.
Bạn Nguyễn Thị Yến đến từ Slovakia tâm sự: Đến với Huế không chỉ tham quan những di tích, phong cảnh đẹp, chúng em còn gặp được những người Huế hiếu khách, thưởng thức nhiều món ăn đặc sản trong kho tàng ẩm thực cung đình. Với em, chuyến đi này, không chỉ giúp hiểu biết hơn về lịch sử, văn hóa dân tộc mà còn là sự trải nghiệm trong cuộc sống. Đang theo học quản trị kinh doanh ngành du lịch, nên em hy vọng sau này có cơ hội trở về quê hương làm việc và đóng góp sức mình để phát triển ngành du lịch. Và một điều chắc chắn, sau chuyến đi này, em và các bạn sẽ là những tuyên truyền viên đắc lực để quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới."
Chia sẻ thêm về chuyến đi, bạn Nguyễn Khánh Linh đang sống và học tập ở Ba Lan cho biết: "Qua chuyến đi này, em càng hiểu hơn về Huế, mảnh đất có bề dày lịch sử, văn hóa sâu sắc, qua đó thêm tự hào về lịch sử Việt Nam. Hiện em đang học ngành điện ảnh, có cộng tác với VTV 6 và đang ấp ủ để làm một bộ phim về lịch sử. Chuyến đi này đã mang đến cho em nhiều ý tưởng thú vị để thực hiện mong ước đó."
Trong hành trình “Trại hè Việt Nam 2015,” một ngày về với Cố đô Huế đã bổ sung thêm những hiểu biết về văn hóa và lịch sử, con người nơi đây, cũng là dịp để thanh niên, sinh viên kiều bào được trau dồi vốn tiếng Việt, có điều kiện tiếp cận và hiểu biết sâu sắc hơn về cội nguồn văn hóa dân tộc Việt Nam, tri ân công đức với tổ tiên, góp phần vun đắp cho các bạn trẻ Việt kiều tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào về lịch sử dân tộc Việt Nam.
Theo
NGUYỄN VŨ MINH - NGUYỄN VĂN MẠNH
PHAN THANH HẢI
Bình phong là một công trình không thể tách rời với các kiến trúc truyền thống ở Huế. Dù xuất hiện ở nhiều nơi như phủ đệ, am miếu, đình làng, nhà ở… nhưng bình phong trong kiến trúc cung đình vẫn đặc sắc, cầu kỳ hơn hẳn.
MAI KHẮC ỨNG
Trong khung cảnh một công viên rất mơ và rất thơ bởi những bàn tay của những con người Việt Nam đầu thế kỷ XIX làm nên hồ, suối, núi, đồi, hoa, trái, lầu, tạ, đình, quán... Và, trong một khoảng không gian có giới hạn được tạo nhập rất tự nhiên vào cõi vô cùng, lăng của hoàng đế Minh Mạng quả là một khoảng trời thơ.
NGUYỄN PHƯỚC QUÝ KHANH
Musée Khải Định (nay là Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế) được thành lập vào năm 1923 dưới thời vua Khải Định với nhiệm vụ “tập hợp các tác phẩm nghệ thuật biểu hiện đời sống xã hội, nghi lễ và chính trị của nước Đại Nam”1.
NGUYỄN KHOA ĐIỀM
Chữ di sản ở đây xin đọc với nghĩa rộng, bao gồm di sản vật thể, phi vật thể, thiên nhiên, tôn giáo tín ngưỡng… Di sản luôn hiện lên với vẻ ngoài dễ xác định, cho dù có bị hư hoại đi nhiều qua thời gian.
PHAN THANH HẢI
THƠM QUANG - NGUYỄN DUYÊN
NGUYỄN THẾ
Bút ký dự thi
Trước năm 1975, tôi học ở Trường Quốc Học Huế. Khi chuyển từ lớp đệ tứ (đệ nhất cấp) lên lớp đệ tam (đệ nhị cấp), tôi đăng ký vào học ban C (phân ban văn chương và ngoại ngữ).
PHẠM XUÂN PHỤNG
Bút ký dự thi
Huyện Phú Vang có tên chính thức từ sau năm 1558, thời điểm Chúa Tiên - Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng vào trấn nhậm Thuận Hóa.
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
Sống giao thời giữa hai thế kỷ, từ sáng tác thơ ca bằng chữ Hán chuyển sang chữ Quốc ngữ, thi ca của Á Nam Trần Tuấn Khải thuộc một hệ hình thẩm mỹ đặc biệt, có phần “lưu luyến” với trường thẩm mỹ cổ điển, lại có phần bắt nhịp với hơi thở của những không gian thẩm mỹ mới.
VĨNH PHÚC
Hát Ả đào, còn gọi là Ca trù, dùng để chỉ một lối hát cổ truyền của người Việt. Theo các thư tịch thì khái niệm hát Ả đào sớm nhất so với các khái niệm ca trù, nhà trò, cô đầu,...
LÊ VĂN THUYÊN
Trường Quốc Học Huế (QH Huế) là một trong những trường trung học ra đời sớm nhất ở Việt Nam, chỉ sau Collège Chasseloup-Laubat thành lập năm 1877 (nay là trường trung học Lê Quý Đôn, TP HCM) và Collège de My Tho thành lập năm 1879 (nay là trường trung học Nguyễn Đình Chiểu, TP Mỹ Tho).
TRẦN VĂN DŨNG
Trong dòng chảy lịch sử, Ca Huế đã tiếp thu, kế thừa và ảnh hưởng nhiều sắc thái, tinh hoa của nhiều vùng miền để trở thành một loại hình âm nhạc truyền thống độc đáo của Việt Nam.
VŨ HÙNG
Hiện nay, tại nhà thờ tộc Chế làng Vân Thê, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, lưu giữ một thanh đá dài khoảng 1,2 m, khá vuông, mỗi cạnh khoảng trên 20 cm, trong đó có một cạnh khắc kín chữ còn khá rõ nét.